2019
3.2.2. Nhóm giải pháp về môi trường pháp lý
Thứ nhất, thống kê lại toàn bộ những quy định, thủ tục pháp lý liên quan đến đầu tư nước ngoài để sắp xếp, đơn giản hóa quá trình đầu tư. Hiện nay, có nhiều thủ tục pháp lý phức tạp, chồng chéo, nằm rải rác ở nhiều văn bản luật pháp khác nhau, thậm chí không thống nhất với nhau dẫn đến tình trạng chậm trễ trong quá trình cấp giấy CNĐT, gây thất thoát nguồn vốn lớn.
Thứ hai, học tập kinh nghiệm của Singapore, Việt Nam cần nhanh chóng thành lập một “cơ quan xúc tiến đầu tư nước ngoài thế hệ mới”. Hiện nay, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) hoạt động chưa hiệu quả do vừa phải hoạt động trên phương diện quản lý, vừa phải thực hiện công tác xúc tiến đầu tư thu hút FDI. Bên cạnh đó, cùng một vấn đề nhưng lại chịu sự quản lý của nhiều Bộ, ngành khác nhau dẫn đến chức năng, nhiệm vụ bị phân tán mạnh như: xúc tiến xuất khẩu; xúc tiến đầu tư, phát triển hệ thống doanh nghiệp; đầu tư cơ sở hạ tầng; nghiên cứu, dự báo xu thế toàn cầu,.. .Chính vì vậy, việc đưa ra các chính sách, giải quyết hạn chế bị chậm trễ, mất cơ
hội thu hút đầu tư. Cho nên, việc thành lập một tổ chức làm công tác xúc tiến chuyên biệt, chịu trách nhiệm về quá trình và kết quả thu hút vốn FDI sẽ nâng cao chất lượng nguồn vốn FDI hơn. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý cơ quan phải có năng lực, trình độ cao, có kinh nghiệm thực tế và kỹ năng về kinh tế tư nhân, hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề được ưu tiên. Cơ quan này cần phải được trao đủ thẩm quyền, sức ảnh hưởng cũng như nguồn tài trợ để thực hiện công tác xúc tiến đầu tư thu hút FDI một cách toàn diện và hiện đại.
Thứ ba, cải thiện khung pháp lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Do tập quán cũng như thói quen tiêu dùng của người Việt Nam mà vấn đề sở hữu trí tuệ không được coi trọng. Nhưng để có thể đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI từ khu vực châu Âu đòi hỏi cần có một khung pháp lý riêng về quyền sở hữu trí tuệ. Vì với quy mô, chất lượng nguồn vốn lớn thì các nhà đầu tư châu Âu muốn quá trình đầu tư đảm bảo sự an toàn. Đối với những trường hợp vi phạm cần có chế tài xử lý nghiêm. Các nhà đầu tư lớn thường lựa chọn trọng tài quốc tế làm phương thức giải quyết các tranh chấp. Vì vậy, Nhà nước cần chủ động yêu cầu tòa án thực thi theo quán quyết của trọng tài quốc tế. Thực thi mức độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nghiêm ngặt là yếu tố quan trọng trong khuyến khích đầu tư FDI từ châu Âu vào Việt Nam.
Thứ tư, thực hiện giám sát chặt chẽ quá trình thu hút FDI. Trong thời gian qua, công tác giám sát quá trình quản lý cũng như xúc tiến đầu tư còn lỏng lẻo, dẫn đến xảy ra những tiêu cực. Tại một số địa phương còn tồn tại cơ chế “xin-cho” cấp phép đầu tư một cách bừa bãi, không có quy hoạch. Bên cạnh đó, hiện tượng “bôi trơn” các dự án còn xảy ra. Những tiêu cực này nếu còn tồn tại trước tiên sẽ ảnh hưởng đến quá trình đầu tư của các dự án, sau là đến uy tín của thị trường đầu tư Việt Nam.
Thứ năm, xây dựng kênh trao đổi thông tin đầu tư FDI riêng biệt. Sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi cần có sự thay đổi trong cơ chế tiếp cận, trao đổi thông tin giữa nhiều bên trong quá trình thu hút FDI. Việc thành lập một kênh trao đổi thông tin là hết sức cần thiết. Mọi chính sách cũng như quy định, báo cáo của Nhà
nước sẽ được cập nhật liên tục, để từ đó các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có thể đóng góp ý kiến cũng như bày tỏ thắc mắc đối với từng thông tin. Cần có đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp giải đáp thắc mắc nhanh chóng, đạt hiệu quả cao nhất.
Thứ sáu, mở rộng mạng lưới các văn phòng xúc tiến đầu tư tại nước ngoài. Bên cạnh việc xúc tiến đầu tư thu hút FDI từ trong nước, việc chủ động tiếp cận nguồn vốn FDI từ chính nước sở tại sẽ đạt kết quả cao hơn.