Nhóm giải pháp về chính sách kinh tế của Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74 - 76)

2019

3.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách kinh tế của Nhà nước

Nhà nước là cơ quan cao nhất, chỉ đạo cũng như giám sát quá trình thu hút vốn FDI để từ đó đánh giá kết quả. Vì vậy:

Thứ nhất, Nhà nước cần sớm xây dựng và ban hành “Chiến lược thu hút FDI”

trong ngắn hạn và dài hạn , cụ thể là giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược này cần được xây dựng chi tiết một cách có hệ thống:

Đối với từng địa phương, vùng miền cần có mục tiêu thu hút riêng, không áp dụng chung một mục tiêu. Ví dụ đối với khu vực miền Trung, đẩy mạnh thu hút FDI vào lĩnh

vực đóng tàu, chế biến hải sản; khu vực đồng bằng sông Cửu Long thu hút vào lĩnh vực sơ chế, chế biến nông sản; hay đối với khu vực Tây Nguyên tập trung đầu tư vào phát triển nông nghiệp CNC đối với các loại cây công nghiệp (cà phê, cao su, tiêu,...).. .Có như vậy tất cả những địa phương có điều kiện khó khăn cũng sẽ thu hút được nguồn vốn FDI một cách đồng đều, phát huy được thế mạnh riêng của từng khu vực, giảm sự cạnh tranh thu hút vốn FDI giữa các địa phương.

Đối với từng lĩnh vực cần hoạch định rõ lĩnh vực, ngành nào là thế mạnh, thế yếu của Việt Nam. Từ đó, tập trung thu hút vốn FDI vào những ngành thế mạnh, có tiềm năng phát triển, cần ưu tiên đầu tư: công nghiêp, nông nghiêp công nghệ cao, sản xuất ô tô, da giày, may mặc, sản xuất linh kiện điện tử,.. .Đặc biệt, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực năng lượng điện mặt trời, điện gió. Hạn chế đầu tư và tiếp tập sử dụng nâng cao hiệu quả vào các dự án sản xuất xi măng, khai khoáng. Do đó vẫn sẽ duy trì được chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH mà Nhà nước đã đề ra.

Đối với từng thời kỳ cần vạch ra nhiều hướng đi khác nhau. Thế giới luôn có những biến động, thay đổi mà chúng ta khó dự báo được trước. Dịch SARS-coV-2 đã chứng minh nền kinh tế toàn cầu bị động như thế nào trước đại dịch. Chính vì thế, việc có nhiều hướng đi giúp Việt Nam chủ động trong mọi tình huống, tránh được những thiệt hại không đáng có.

Thứ hai, cần tái cơ cấu nền kinh tế. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng phát triển mạnh, kéo theo sự bùng nổ xu hướng xây dựng nhà máy thông minh, công nghệ Internet vạn vật, big data, AI. Việt Nam sẽ không thể đứng ngoài xu hướng phát triển đó, nó sẽ tác động mạnh mẽ và làm thay đổi phương thức sản xuất hiện có, về thị trường sản xuất, lao động và cách thức sử dụng tài nguyên. Cho nên, việc tái cơ cấu nền kinh tế sẽ thay đổi sâu sắc về chất lượng, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thứ ba, Nhà nước cần tăng cường các mối quan hệ hợp tác quốc tế hơn nữa. Kết quả thu hút FDI từ Mỹ và châu Âu vào Việt Nam cho thấy hiệu quả chưa cao của sự hợp

tác giữa Việt Nam và các đối tác này. Bên cạnh những văn kiện hợp tác được ký kết trên giấy thì cần nhiều hơn nữa những hợp đầu đầu tư được thực hiện. Vì vậy cần xúc tiến nhanh chóng các hiệp định thương mại tự do với các nước, các tổ chức đang đàm phán. Hợp tác với nước ngoài trên nhiều lĩnh vực hơn nữa. Tháng 5/ 2020, Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước ký ban hành để hoàn tất thủ tục pháp lý giúp nhanh chóng đưa Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU vào thực tiễn.

Thứ tư, trước những tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung và thành công của nền kinh tế Việt Nam, làn sóng chuyển hướng đầu tư FDI vào Việt Nam đang xuất hiện. Trong đó, có những dòng vốn FDI phù hợp và cả những dòng vốn FDI không phù hợp với định hướng phát triển. Bởi vậy, cần ban hành quy định về điều kiện đầu tư vào Việt Nam. Quy định về số vốn đăng ký tối thiểu, thời gian hoạt động tối thiểu, quy mô hoạt động, quy mô lao động,.. .thu hút FDI có “chọn lọc”, coi trọng nhưng không đánh đổi bằng mọi giá.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w