2019
3.2.4. Nhóm giải pháp về môi trường đầu tư
Thứ nhất, tăng cường niềm tin cho nhà đầu tư. Trước tiên cần phải giữ vững môi trường chính trị. Môi trường chính trị ổn định là mục tiêu lựa chọn đầu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài. Tạo sự yên tâm với các nhà đầu tư. Biến Việt Nam trở thành điểm đến an toàn, giúp các nhà đầu tư có chiến lược đầu tư dài hạn với quy mô lớn. Tiếp đó là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện tại. Biến những khủng hoảng, căng thẳng kinh tế thế giới trở thành cơ hội giúp Việt Nam thu hút được vốn FDI một cách toàn diện hơn. Giữa những khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế thế giới nhưng liên tục đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế kỷ lục trong 2 năm liên tiếp vừa qua đã cho thấy kết quả của sự chỉ đạo hiệu quả của Nhà nước, Chính phủ, cùng với sự nỗ lực của toàn nền kinh tế- xã hội.
Thứ hai, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng. Việc áp dụng các chính sách ưu đãi cho thấy hiệu quả thu hút FDI không cao so với việc cải thiện cơ sở hạ tầng. Từ thực trạng phân tích thu hút FDI giai đoạn 2010-2019 cho thấy, cơ cấu vốn FDI đầu tư vào những ngành có điều kiện tốt hơn hay các địa phương nằm ở trung tâm có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ đều chiếm một tỷ trọng rất lớn. Vì vậy, để thu hẹp khoảng cách thu hút vốn FDI giữa các vùng, địa phương, lĩnh vực thì cơ sở hạ tầng cần được đầu tư xây dựng
đồng bộ. Đối với các công trình giao thông đang thi công hiện nay cần đẩy nhanh tiến độ sớm đưa vào sử dụng như tuyến cao tốc Bắc- Nam giúp hoạt động giao thương giữa các vùng miền trong cả nước được diễn ra dễ dàng. Lên kế hoạch xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối các trung tâm kinh tế như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương với các địa phương lân cận. Bên cạnh đó, tận dụng chính nguồn vốn nước ngoài để đầu tư xây dựng vào lĩnh vực cấp thoát nước, hệ thống xử lý chất thải,.. .Hệ thống điện cần được xây dựng với công suất lớn để đảm bảo quá trình truyền tải, cung cấp điện được đảm bảo an toàn, tránh gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống viễn thông cần được cung cấp đến các nơi vùng xâu, vùng xa với chất lượng tốt. Ngoài ra hệ thống các dịch vụ cũng phải được quan tâm đầu tư.
Thứ ba, nâng cao liên kết đầu tư. Một hoạt động thiết thực trong quá trình thu hút FDI chính là tổ chức các cuộc hội thảo, triển lãm kết nối các nhà cung cấp địa phương với chính doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn. Tạo ra nơi gặp gỡ trực tiếp giữa các bên, giúp các bên bày tỏ được sự mong muốn cũng như góp ý vì mục tiêu đề ra. Tổ chức các chuyến khảo sát để đánh giá năng lực thực tế của các nhà cung ứng Việt Nam, phối hợp tổ chức chương trình đào tạo chuyên gia tư vấn cho Việt Nam.
Thứ tư, tạo động lực liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước. Giai đoạn vừa qua, sự liên kết giữa khối doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI còn rất hạn chế. Vì vậy nâng cao quan hệ hợp tác giữa hai khu vực doanh nghiệp giúp tạo ra liên kết ngành, phát triển công nghiệp phụ trợ góp phần nâng cao giá trị gia tăng nội địa, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Khu vực kinh tế trong nước vừa đóng vai trò là nhà cung ứng sản phẩm phụ trợ đầu vào, vừa là nhà cung ứng các dịch vụ thiết yếu. Khuyến khích khu vực kinh tế FDI sản xuất hàng xuất khẩu, từ đó khai thác tối đa thị trường trong nước để giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Chính vì vậy, bản thân các doanh nghiệp trong nước cần chủ động học hỏi kinh nghiệm; tiếp thu, đổi mới khoa học công nghệ giúp gia tăng giá trị chính bản thân.
Thứ năm, đầu tư FDI ra nước ngoài. Để đẩy mạnh quá trình thu hút FDI vào Việt Nam, một giải pháp được đưa ra là tích cực đầu tư FDI ra nước ngoài. Đầu tư FDI ra nước ngoài giúp Việt Nam đa dạng hóa nền kinh tế, chuyển giao công nghệ và nâng cấp năng lực trong nước đối với các ngành nghề ưu tiên.