Biện pháp thuhút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 32 - 34)

Một số biện pháp nước sở tại có thể sử dụng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài:

- Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả các loại thị trường (bất động sản, vốn, dịch vụ, lao động, khoa học công nghệ)...

- Tiết giảm thời gian thực hiện và đơn giản các thủ tục hành chính bằng cách: hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành dễ hiểu và dễ thực hiện; tinh gọn bộ máy; quy định rõ trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận trong việc tác nghiệp xử

lý thủ tục hành chính, nhất là trong các lĩnh vực liên quan đến cấp phép kinh doanh, giấy phép lao động, quản lý thị thực, thủ tục hải quan, thuế.

- Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư. Rà soát, cơ cấu lại hệ thống các cơ quan xúc tiến đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, độc lập, không chồng chéo, không trùng lặp với các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài. Tăng cường sự phối hợp, liên kết giữa Trung ương với địa phương, giữa các vùng, giữa cơ quan quản lý nhà nước với các hiệp hội nghề nghiệp trong công tác xúc tiến đầu tư. Chủ động xúc tiến đầu tư có mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm, gắn với các tiêu chí hợp tác đầu tư mới; tiếp tục duy trì các thị trường và đối tác truyền thống, đồng thời mở rộng thị trường, đối tác mới. Đa dạng hoá các hoạt động và phương thức xúc tiến đầu tư; đầu tư thoả đáng cho hoạt động xúc tiến.

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia về đầu tư đồng bộ, liên thông với các lĩnh vực lao động, đất đai, thuế, hải quan, tín dụng, ngoại hối... và các địa phương. Nâng cao chất lượng công tác thống kê, bảo đảm kịp thời, đầy đủ, chính xác và phù hợp với thông lệ quốc tế. Công khai, minh bạch hệ thống thông tin kinh tế - xã hội, pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, thị trường,... Tăng cường cơ chế đối thoại, đổi mới, mở rộng phương thức tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của nhà đầu tư; xử lý dứt điểm, kịp thời các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đang thực hiện.

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư. Sự phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện tiên quyết để có thể thu hút những dòng vốn FDI chất lượng cao. Mặc dù các công ty đa quốc gia thường có sẵn các mối quan hệ xuất khẩu tốt hơn (thường xuất khẩu với tỷ trọng lớn về công ty mẹ) do đó không cần đến những hội chợ thương mại hay các hình thức xúc tiến xuất khẩu tương tự, song nếu cơ sở hạ tầng nước chủ nhà được cải thiện về sân bay, cảng biển, đường sá, hệ thống kho bãi... thì có thể giảm được chi phí cho các MNCs. Hơn nữa, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng mạnh cả về quy mô và chất lượng còn là một trong những yếu tố tiền đề giúp nâng cao được khả năng hấp thụ cho nước chủ nhà trong các mối liên kết. Giao thông vận tải

và thông tin liên lạc dễ dàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các MNCs và các liên kết giữa MNCs với các doanh nghiệp trong nước.

- Phát triển các lĩnh vực then chốt, xây dựng các cụm ngành và liên ngành trọng yếu. Các quốc gia có xu hướng tập trung phát triển các lĩnh vực giá trị gia tăng cao, có tiềm năng liên kết giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước như điện tử, thương mại điện tử, dược phẩm,... từ đó thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp nội địa. Bên cạnh đó, các cụm ngành cũng thiết lập để đẩy nhanh quá trình tích tụ của nền kinh tế. Cụ thể, các doanh nghiệp có thể được lợi từ các doanh nghiệp khác thuộc cùng cụm ngành nhờ trao đổi chuyên môn và sử dụng các dịch vụ cung ứng có sẵn trong cụm. Hình ảnh của doanh nghiệp dẫn đầu một cụm ngành có thể được khuếch đại thành hình ảnh của cả cụm ngành.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đây là yếu tố quan trọng để thu hút được nguồn vốn FDI. Nếu một quốc gia có thể dự đoán được nhu cầu về các kỹ năng cần thiết đối với các MNCs trong tương lai, quốc gia đó có thể đón đầu bằng cách đào tạo một lực lượng lao động có kỹ năng phù hợp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước bằng cách: Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, đầu tư khoa học công nghệ tại doanh nghiệp bằng các lợi ích cụ thể liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp; tăng cường công tác tự đào tạo, đào tạo tại chỗ và đào tạo lồng ghép trong doanh nghiệp, khối ngành nghề, hiệp hội; có chính sách thu hút, kêu gọi người tài về làm việc trong nước; đổi mới chương trình giáo dục theo hướng lý thuyết đi đôi với thực hành.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w