Cho đến nay, 19/21 ngành lĩnh vực trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam đã nhận được vốn ĐTTTNN, tuy nhiên tỷ trọng vốn FDI của từng lĩnh vực có sự chênh lệch khá rõ rệt.
Lũy kế đến 20/12/2020, Việt Nam có 33070 dự án còn hiệu lực với tổng vốn FDI đăng ký 384 tỷ USD, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo dẫn đầu về tỷ trọng vốn đầu tư FDI với 226.49 tỷ USD, chiếm gần 59% tổng quy mô đầu tư và 15132 dự án trong lĩnh vực này chiếm 45.76% tổng số dự án toàn quốc. Đứng vị trí thứ 2 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với gần 60.1 tỷ USD, chiếm 15.64% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa xếp thứ 3 với tổng vốn FDI đạt 28.92 tỷ USD, tương đương 7.5% tổng quy mô đầu tư. Tiếp theo là các lĩnh vực: Dịch vụ lưu trú và ăn uống với 12.5 tỷ USD (chiếm 3.26% tổng FDI đăng ký); Xây dựng với 10.68 tỷ USD (tương đương 2.78% tổng vốn đầu tư); Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy với 8.48 tỷ USD (chiếm 2.21% tổng vốn đầu tư đăng ký).
Trong giai đoạn 2011 - 2020, cơ cấu FDI theo lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam ít có sự biến động. Vốn FDI có xu hướng ngày càng tập trung vào một số ít lĩnh vực chủ lực, gắn với lộ trình cắt giảm thuế và mở cửa các lĩnh vực đầu tư hấp dẫn theo thỏa thuận, cam kết từ các FTA thế hệ mới.
Từ 2011 đến nay, lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo luôn được các NĐT nước ngoài đổ vốn nhiều nhất, chiếm từ 44.59% đến 76.9% tổng quy mô đầu tư. Hiện nay, đa số các DN chế biến trong nước sở hữu công nghệ, dây chuyền sản xuất lạc hậu do có tiềm lực vốn nhỏ, khó khăn trong quá trình huy động vốn; điều này dẫn đến khả năng chế biến nguyên liệu tinh từ nguyên liệu thô của các DN này còn nhiều khó khăn. Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước thuộc ngành này còn yếu. Nhưng nhìn theo khía cạnh khác, đây lại là một trong những điểm thu hút các tập đoàn nước ngoài đầu tư FDI và hoàn thiện chuỗi mắt xích phát triển cho ngành chế biến ở Việt Nam. Thực tế, một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang tìm đường vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam. Năm 2020, lĩnh vực này dẫn đầu trong 19 ngành thu hút FDI của cả nước với 13.6 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm
47.7% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo được nguồn vốn FDI tập trung vào còn vì để tận dụng lực lượng lao động đông đảo và chi phí nhân công thấp tại Việt Nam và mở rộng, tăng cường thị trường nội địa. Việc dòng vốn FDI chảy mạnh vào lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo ở chiều hướng tích cực có thể thấy môi trường kinh doanh của Việt nam đang dần được cải thiện. Sự tăng trưởng của lĩnh vực này đi đúng hướng với chính sách cơ cấu lại ngành Công nghiệp của Nhà nước, theo hướng giảm tỉ lệ hàng thô và tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao trong chế biến, chế tạo, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu; chính sách đẩy mạnh thu hút các dự án công nghệ nguồn, thân thiện với môi trường, có GTGT cao. Nhiều tập đoàn kinh tế mạnh của thế giới đã đầu tư vào lĩnh vực Công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam như:
- Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc, bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 1996, hiện là nhà đầu tư FDI lớn nhất nước ta với quy mô vốn lên đến 17.3 tỷ USD. Samsung hiện có 6 nhà máy và 1 trung tâm Nghiên cứu và Phát triển tại Việt Nam, tính đến tháng 9/2020 Samsung Vietnam đã sản xuất 1.5 tỷ sản phẩm công nghệ cao, gồm điện thoại, máy tính bảng, thiết bị đeo thông minh và các thiết bị gia dụng. Tổng doanh số xuất khẩu của tập đoàn này chiếm gần -■ kim ngạch xuất khẩu mỗi năm của nước ta. Tập đoàn này tạo việc làm cho khoảng 130000 lao động Việt Nam.
- Panasonic- tập đoàn lớn từ Nhật Bản đã có mặt tại Việt Nam từ những năm 1970 với quy mô đầu tư khoảng 243 triệu USD cho 8 công ty tại thị trường Việt Nam, tạo việc làm cho trên 7500 người lao động. Panasonic Việt Nam được đánh giá là một trong những đơn vị sản xuất hàng điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng hàng đầu trên thế giới.
- Tập đoàn Intel từ Mỹ, sau 15 năm có mặt ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, đã đầu tư trên 1.5 tỷ USD để xây dựng nhà máy lắp ráp, thử nghiệm chip hiện đại, tạo thu nhập cho khoảng 2700 nhân viên đang làm việc tại nhà máy. Nhà máy Intel Products Việt Nam hiện đang sản xuất các sản phẩm mới nhất của Intel gồm: 5G, IOT, máy tính để bàn, di động..cho khách hàng trên toàn thế giới.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản và lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa thay phiên là lĩnh vực nhận được vốn ĐTTTNN lớn thứ 2 trong giai đoạn 2011-2020. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa nắm vị trí á quân chỉ sau Công nghiệp chế biến, chế tạo vào các năm 2011, 2013, 2015, 2017, 2020 với tỷ trọng từ 9.4% đến 23.52% tổng quy mô đầu tư; lĩnh vực kinh doanh bất động sản giành vị trí thứ 2 về tỷ trọng vốn đầu tư đăng ký (chiếm từ 10.19% đến 18.65%) trong các năm còn lại của giai đoạn 2011-2020, trừ năm 2016 vị trí này thuộc về lĩnh vực Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản có quy mô dự án FDI bình quân khoảng 63.8 triệu USD/dự án, cao hơn gấp 6 lần quy mô trung bình 1 dự án FDI toàn quốc. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài và hình thức liên doanh. Vốn FDI vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản ở Việt Nam ngày càng có chất lượng và đa dạng hơn về các sản phẩm bất động sản. Trước đây, dòng vốn FDI chủ yếu hướng đến các dự án nhà ở, căn hộ; hiện nay, khu vực văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại đang được các nhà đầu tư đặc biệt chú ý. Ngoài ra, trong 3 năm gần đây, khu vực bất động sản công nghiệp đang rất sôi động và có sức hút với các nhà đầu tư FDI, trong bối cảnh làn sóng dịch chuyển và mở rộng sản xuất kinh doanh của các công ty đa quốc gia sản xuất các sản phẩm có giá trị cao như đồ điện tử, để cắt giảm chi phí các DN này có xu hướng chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Việc Việt Nam là 1 trong số ít quốc gia đang kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 cũng là một điểm cộng cho lợi thế cạnh tranh quốc gia, khiến các DN nước ngoài yên tâm tìm kiếm cơ hội tại thị trường các khu công nghiệp, trung tâm chế xuất...
Trong giai đoạn 2011 - 2020, lĩnh vực bán buôn và bán lẻ; sữa chữa ô tô, mô tô, xe máy nổi lên trở thành lĩnh vực thu hút một lượng lớn nguồn vốn FDI, thường xuyên góp mặt trong top 5 ngành lĩnh vực có tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất. Thị trường bán lẻ Việt Nam đang có tiềm năng tăng trưởng cao do quy mô dân số Việt Nam lớn, cơ cấu dân số trẻ, thêm vào đó là sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu, tăng trưởng GDP của nước ta được đánh giá là khá cao so với các nước trong khu vực; từ đó thu nhập bình quân và sức mua của người tiêu dùng Việt tăng dần lên trong dài hạn. Đây là lí do khiến thị trường bán lẻ của Việt Nam hấp
STT Lĩnh vực đầu tư Số dự án
Tổng vốn đầu tư đăng ký
(TriệuUSD) Tỉ trọng 1 Công nghiệp chế biến, chế tạo 15132 226490.20 58.98% 2 Hoạt động kinh doanh bất động
sản________________________ 941
60057.32
15.64% 3 Sản xuất, phân phối điện, khí,
nước, điều hòa_______________ 152
28921.82
7.53%
dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Cho đến nay, đã có nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã đầu tư vào lĩnh vực bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy tại Việt Nam như: K Mart, Lotte, Aeon, Circle K; Honda, Toyota, Ford, Mitsubishi,... Theo số liệu từ báo cáo tài chính doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2019 của Bộ Tài chính, Doanh nghiệp FDI sản xuất, lắp ráp, kinh doanh ô tô, mô tô, xe máy làm ăn có lãi nhất Việt Nam với tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu lên đến hơn 44%.
Các lĩnh vực khác chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể. Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản mặc dù được Nhà nước quan tâm phát triển, đặc biệt khuyến khích đầu tư, song lại có lượng vốn FDI đầu tư vào rất ít và thiếu ổn định. Lũy kế đến ngày 20/12/2020 lĩnh vực này mới thu hút được 503 dự án với 3.7 tỷ USD, chỉ chiếm 0.96% tổng vốn đăng ký vào Việt Nam, nhỏ hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới (3% tổng vốn đầu tư). Trong giai đoạn 2011 - 2020, tỷ trọng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm từ 0.26% đến 1.07% tổng quy mô đầu tư vào toàn nền kinh tế. Ngoài ra, lĩnh vực này còn có chất lượng các dự án FDI chưa cao, chủ yếu là các dự án đầu tư nhỏ lẻ, thu hồi vốn nhanh như: chăn nuôi, chế biến lâm sản, thủy sản, hoa quả. Quy mô trung bình 1 dự án FDI của lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là khoảng 7.36 triệu USD, thấp hơn nhiều quy mô bình quân của 1 dự án FDI nói chung (khoảng 11.6 triệu USD/dự án). Nguyên nhân khiến lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam chưa thu hút được lượng lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài là do thiếu quỹ đất dành cho dự án ĐTTTNN vào nông nghiệp. Theo quy định của pháp luật, DN, NĐT FDI không được thuê đất của người sử dụng đất; do đó rất khó có thể tìm được vùng đất có diện tích, quy mô đủ lớn để triển khai các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, nông nghiệp cũng là lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng bởi tự nhiên, thời tiết, thiên tai, dịch bệnh. Các sản phẩm của khu vực này có tỉ suất lợi nhuận thấp. Dịch vụ logistics và kết cấu hạ tầng, kĩ thuật phục vụ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của các DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
45
Bảng 2.4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư
4 Dịch vụ lưu trú và ăn uống_____ 891 12506.70 3.26% 5 Xây dựng___________________ 1755 10684.18 2.78% 6 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô
tô, mô tô, xe máy_____________ 5181 8484.48 2.21% 7 Vận tải kho bãi_______________ 877 5341.13 1.39% 8 Khai khoáng_________________ 108 4897.63 1.28% 9 Giáo dục và đào tạo___________ 581 4411.27 1.15% 10 Thông tin và truyền thông______ 2323 3966.70 1.03% 11 Nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản____________________ 503 3701.25 0.964% 12 Hoạt động chuyên môn, khoa
học công nghệ_______________ 3539 3691.22 0.961% 13 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 138 3391.52 0.88% 14 Cấp nước và xử lý chất thải 80 2923.42 0.76% 15 Y tế và hoạt động trợ giúp xãhội________________________ 155 2000.52 0.52% 16 Hoạt động hành chính và dịch
vụ hỗ trợ____________________ 487 963.38 0.25% 17 Hoạt động dịch vụ khác________ 144 847.65 0.22% 18 Hoạt động tài chính, ngân hàng
và bảo hiểm_________________ 76 752.76 0.20% 19 Hoạt động làm thuê các công
việc trong các hộ gia đình______ 7 11.07 0.003%
STT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (Triệu USD) Tỉ trọng 1 TP. Hồ Chí Minh 9952 48190.48 12.55% 2 Hà Nội 6384 35904.27 9.35% 3 Bình Dương 3932 35499.81 9.24% 4 Bà Rịa - Vũng Tàu 496 32748.64 8.53% 5 Đồng Nai 1739 31962.35 8.32% 6 Hải Phòng 849 20202.62 5.26% 7 _____Bắc Ninh_____ 1642 19912.83 5.19% 8 Thanh Hóa 158 14533.49 3.78% 9 ______Hà Tĩnh______ 79 11739.24 3.06% 10 Thái Nguyên 181 8721.98 2.27%
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, 2021)