- Thay đổi chính sách thu hút FDI từ chú trọng số lượng sang hướng có chọn lọc. Có thể thấy tổng vốn đăng ký tăng trưởng rõ rệt nhưng tỉ trọng vốn thực hiện/đăng ký chưa cao, còn ít các dự án quy mô lớn. Từ đây có thể thấy, thời gian tới chính phủ nên thay đổi chính sách thu hút FDI theo hướng chọn lọc, có định hướng rõ ràng thay vì chạy theo số lượng như trước.
+ Ưu tiên khuyến khích các dự án có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, tiêu thụ ít năng lượng, sử dụng năng lượng xanh, thân thiện với môi trường. Làm như vậy Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp nhận chuyển giao kĩ thuật, khoa học công nghệ từ các nước phát triển. Bên cạnh đó, việc thu hút FDI từ các đối tác là DN vừa và nhỏ, các dự án có quy mô nhỏ, siêu nhỏ cần cam kết điều kiện nâng cấp công nghệ và tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, cùng với đó là đảm bảo thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
- Về lĩnh vực đầu tư, cần xác định rõ lĩnh vực nào có thế mạnh, lĩnh vực nào là bất lợi đối với Việt Nam. Từ đó, ưu tiên thu hút ĐTNN vào những ngành được coi là điểm mạnh của quốc gia, những ngành có giá trị gia tăng cao, quản trị hiện đại, có tiềm năng tăng trưởng như: công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, kim loại tinh luyện và hóa chất, du lịch giá trị cao, điện gió, điện năng lượng mặt trời,... Hạn chế cấp phép các dự án có nhu cầu đầu tư vào các ngành lắp ráp, gia công giá trị thấp, thâm dụng lao động. Từ đó, từng bước chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa theo định hướng của nhà nước.
- Về địa phương đầu tư, cần có chiến lược thu hút FDI phù hợp với trình độ phát triển và điểm mạnh của từng địa phương. Cụ thể, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội nên định hướng đẩy mạnh công tác thu hút các dự án có công nghệ, dịch vụ hiện đại, các dự án R&D,. tiến tới trong tương lai đem địa phương trở thành trung tâm công nghệ, trung tâm tài chính gắn với cách mạng công nghệ 4.0. Còn các tỉnh đã thành công thu hút được lượng lớn FDI trong thời gian qua như Bình Dương, Bắc Ninh, Đồng Nai, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Thái Nguyên,.. .cần khuyến khích các dự án có giá trị gia tăng cao, sử dụng năng lượng sạch, không gây hại cho môi trường. Các địa phương có địa thế xa trung tâm, kinh tế kém phát triển cần đầu tư hoàn
thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư nâng cao tay nghề, kĩ năng lực lượng lao động.. .để thu hút FDI vào các ngành nghề mà địa phương đó có ưu thế. Bằng việc thực hiện những điều này, sự chênh lệch giữa lượng FDI thu hút được giữa các địa phương sẽ được rút ngắn đáng kể, từ đó khoảng cách về trình độ tăng trưởng kinh tế của các khu vực này cũng sẽ được thu hẹp.