Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 66 - 67)

- Hệ thống pháp luật về ĐTNN của Việt Nam chưa thống nhất, còn nhiều hạn chế. Mặc dù đã sửa đổi, bổ sung nhiều lần, song nhiều điều khoản trong các bộ luật liên quan đến ĐTNN vẫn còn chồng chéo, thiếu tính đồng bộ, gây khó khăn, làm chậm quá trình thẩm định và cấp GCNĐKĐT cho phía đối tác. Thủ tục hành chính ở một số nơi còn phức tạp, gây mất thời gian cho NĐT FDI. Bên cạnh đó, chính những khe hở trong pháp luật của Việt Nam tạo cơ hội cho một số doanh nghiệp FDI thực hiện hành vi chuyển giá, trốn thuế, hoặc gây nguy hại đến môi trường tự nhiên tại Việt Nam từ hoạt động sản xuất của họ. Ngoài ra, vấn đề luật sở hữu trí tuệ chưa được quan tâm đúng mức và thực thi nghiêm túc ở Việt Nam là một rào cản đối với hoạt động đầu tư FDI của các NĐT EU vào Việt Nam vì các NĐT EU rất coi trọng bảo vệ bản quyền cho những bí quyết kinh doanh và sáng chế công nghệ của họ.

- Việc chú trọng thu hút FDI về mặt số lượng mà chưa hình thành quy trình, tiêu chuẩn chọn lọc kỹ càng đã tạo nên vấn đề tồn tại dòng vốn FDI mang chất lượng thấp, quy mô vốn nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu.

- Nguồn nhân lực có trình độ thấp. Lao động Việt Nam có lợi thế về quy mô lớn nhưng chất lượng được các NĐT đánh giá không cao. Theo thống kê, hiện nay nguồn nhân lực có bằng cấp, chứng chỉ chỉ chiếm khoảng 20% trong cơ cấu lực lượng lao động cả nước. Trong khi đó, để thu hút được các dự án FDI công nghệ nguồn, CNC cũng như nguồn vốn từ các cường quốc phương Tây thì chất lượng, trình độ lao động của nước ta phải đáp ứng được tiêu chuẩn từ phía các đối tác FDI này.

- Chất lượng và quy mô của cơ sở hạ tầng tại Việt Nam còn yếu kém, chưa được xây dựng, phát triển đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu của các đối tác đầu tư FDI, trong đó có hạ tầng giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước.

Vốn đăng ký Vốn thực hiện

2021 -

2025 (tương đương 30-40 tỷ150 - 200 tỷ USD USD/năm) 100 - 150 tỷ USD (20 - 30 tỷ USD/năm) 2026 - 2030 200 - 300 tỷ USD (40 - 50 tỷ USD/năm) 150 - 200 tỷ USD (30 - 40 tỷ/năm)

- Các DN nội địa có kết nối kém với DN FDI. Công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam còn kém phát triển. Sự liên kết kém này phần nào làm cản trở quá trình tiếp thu công nghệ cao từ các đối tác FDI. Ngoài ra, ngành công nghiệp hỗ trợ kém phát triển cũng là một lí do khiến nhà đầu tư FDI đắn đo khi quyết định rót vốn vào thị trường Việt Nam.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w