Cơ cấu FDI theo địa phương đầu tư giai đoạn 2011-2020

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 60)

Sau 33 năm thu hút FDI vào Việt Nam, đến nay vốn ĐTTTNN đã có mặt tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, không còn địa phương “trắng” FDI. Tuy

46

nhiên, những địa phương có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng kĩ thuật, môi trường đầu tư và môi trường pháp lý, nguồn nhân lực đông đảo và có kĩ năng.. .vẫn là những địa điểm hấp dẫn hơn cả đối với NĐT nước ngoài, kết quả thu hút FDI của các địa phương này vượt xa so với các tỉnh khó khăn, có hạ tầng vật chất kĩ thuật yếu kém và địa thế không thuận tiện cho phát triển kinh tế.

Lũy kế đến 20/12/2020, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu trong việc thu hút vốn FDI với 9952 dự án và 48.19 tỷ USD (chiếm 12.55% tổng vốn đầu tư cả nước). Vị trí thứ hai thuộc về Hà Nội với 6384 dự án và 35.9 tỷ USD (tương đương với 9.35% tổng vốn đầu tư FDI toàn quốc). Bình Dương xếp thứ 3 với 3932 dự án và tổng vốn FDI đạt mức 35.5 tỷ USD (chiếm 9.24% tổng vốn đăng ký của cả nước). Tiếp theo lần lượt là các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thái Nguyên. Chỉ tính riêng lượng FDI chảy vào 10 tỉnh, thành phố kể trên đã chiếm 67.6% tổng vốn đầu tư đăng ký của toàn quốc.

Bảng 2.5: 10 địa phương có lượng vốn FDI đầu tư lớn nhất

(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, 2021)

2.2.5. Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư giai đoạn 2011 — 2020

Nhờ sự thay đổi, điều chỉnh luật đầu tư qua các năm, thủ tục hành chính cấp phép dự án, thành lập DN FDI ngày càng đơn giản, thuận tiện, hiệu quả hơn, các

hình thức đầu tư FDI vào Việt Nam ngày càng được phát triển đa dạng hơn. Luật đầu tư 2005 ban hành đã hợp pháp hóa nhiều hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn như: đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO; mua bán và sáp nhập; góp vốn, mua cổ phần, thay vì chỉ chấp nhận các hình thức: Hợp đồng BCC, Liên doanh, DN 100% vốn nước ngoài như trước.

Mặc dù vậy, trên thực tế, những năm gần đây, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài có xu hướng được đa số nhà đầu tư FDI lựa chọn, luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn đăng ký, có thể nói là áp đảo bỏ xa các hình thức đầu tư còn lại (hình thức này luôn chiếm từ khoảng 70% trở lên trong tổng quy mô đầu tư của thập kỉ vừa qua); đứng thứ hai là hình thức liên doanh, các hình thức đầu tư khác như hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng BOT, BT, BTO chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể. Điều này thể hiện lòng tin của các đối tác đầu tư vào môi trường pháp lý và môi trường đầu tư của Việt Nam đang được củng cố và nâng cao, họ có thể yên tâm tiến hành SXKD độc lập mà không cần liên kết với tổ chức trong nước để tranh thủ tận dụng các yếu tố thuận lợi như các giai đoạn trước. Với hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, NĐT sẽ nắm toàn quyền điều hành, kiểm soát hoạt động của DN, tránh được những bất đồng trong việc ra quyết định trong kinh doanh, và lợi nhuận nhà đầu tư thu được cũng sẽ lớn hơn. Tuy nhiên, với hình thức này, việc nước chủ nhà nhận chuyển giao các công nghệ cao và tiếp thu bí quyết quản lý, kinh doanh của các đối tác đầu tư sẽ gặp khó khăn, hạn chế.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư

(Lũy kế đến 20/05/2019) ■ 100% vốn nước ngoài ■ Liên doanh ■ Hợp đồng hợp tác kinh doanh ■ Hợp đồng BOT,BT,BTO

(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, 2020)

2.3. Đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020

2.3.1. Kết quả đạt được

- Tổng vốn FDI đăng ký ngày càng tăng

Trong thập kỉ 2011 - 2020, quy mô vốn FDI đăng ký đạt được sự tăng trưởng khá ấn tượng. Năm 2020, tổng vốn đăng ký đạt mức 28.5 tỷ USD, trong khi năm 2011 con số này chỉ khoảng 15.5 tỷ USD. Chỉ tính riêng 10 năm từ 2011 đến 2020, lượng FDI đăng ký thu hút được đã lên đến 268.18 tỷ USD, bằng 67% của hơn 30 năm thu hút ĐTTTNN vào Việt Nam.

- Sự tăng trưởng cao của số lượng dự án được cấp GCNĐKĐT

Năm 2020 có 2523 dự án mới được cấp GCNĐKĐT, tăng khoảng 113% số lượng dự án so với năm 2011. Số lượng dự án nhìn chung tăng khá nhanh theo các năm, có thể thấy Việt Nam đang dần chiếm được niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài hơn, các đối tác đầu tư có thể yên tâm chọn Việt Nam là nơi đặt nền móng cho hoạt động SXKD sinh lời của họ.

- Vốn FDI thực hiện có xu hướng tăng đều qua các năm

Trừ năm 2011, 2012 Việt Nam còn phải chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới và năm 2020 ảnh hưởng tiêu cực đến từ đại dịch Covid-19, từ 2013 đến 2019 tỉ lệ FDI giải ngân của Việt Nam có xu hướng tăng đều, ổn định bất chấp xu hướng giảm của quy mô dòng vốn FDI toàn cầu. Từ đó có thể thấy những nỗ lực trong việc thu hút FDI của Chính phủ đã có hiệu quả, môi trường kinh doanh đã được cải thiện.

- Việt Nam đã thành công trong việc thu hút FDI từ các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới

Với các chính sách cải thiện, nâng cao môi trường đầu tư và đơn giản, minh bạch các thủ tục pháp lý đăng ký đầu tư FDI vào Việt Nam, cùng với đó là những thuận lợi của quốc gia về vị trí địa lý, con người, sự hội nhập, tham gia các FTA, và gần đây nhất là việc là một trong số ít quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, Việt Nam đã từng bước thu hút được nguồn vốn FDI từ nhiều tập đoàn đa quốc gia đến từ các nền kinh tế lớn trên thế giới vào nhiều ngành lĩnh vực của đất nước: tập đoàn Samsung, Panasonic, Intel, LG, Honda, Lotte, Toyota, Ford,...

- Vốn FDI có đóng góp lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa ở Việt Nam theo như định hướng của Nhà nước

Lũy kế đến cuối năm 2020, FDI đã đầu tư vào 19/21 ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút nhiều FDI nhất với tỷ trọng khoảng 59% tổng vốn FDI, trong khi lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm chưa đến 1%. Nhờ có khu vực FDI, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được phát triển hơn. Nước ta từ một nước chủ yếu xuất khẩu sản phẩm khai khoáng, nông sản, đến nay kim ngạch xuất khẩu trên 70% là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

2.3.2. Tồn tại, hạn chế

- Tỉ lệ vốn thực hiện trên tổng vốn đăng ký chưa cao

Tỉ lệ vốn thực hiện trên tổng vốn đăng ký trung bình của giai đoạn 2011- 2020 là 58.14%. Tỉ lệ giải ngân vốn FDI chưa đạt như kì vọng, việc “đầu tư ảo” là một vấn đề nhà nước phải lưu ý, vì việc tận dụng được nguồn vốn FDI thực hiện mới có ý nghĩa thực tế đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Số “vốn ảo” đăng ký nếu không được nhìn nhận thấu đáo sẽ kéo theo những dự báo, tính toán sai lệch về tốc độ, trình độ phát triển của đất nước.

- Quy mô dự án trung bình giảm dần

Quy mô dự án trung bình năm 2020 là 11.31 triệu USD/dự án, giảm 1.84 triệu USD/dự án so với năm 2011. Trong giai đoạn 2011-2020, đa số các dự án có quy mô nhỏ, khoảng 60% số dự án có quy mô vốn dưới 1 triệu USD, khoảng 50% số dự án dưới 500000 USD, chỉ có hơn 20 dự án có quy mô từ 1 tỉ USD trở lên.

- Vốn FDI thu hút từ Mỹ và các quốc gia thuộc châu Âu vốn sở hữu công nghệ nguồn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ

Trong khi dòng FDI chảy vào Việt Nam phần lớn đến từ các nước thuộc khu vực châu Á thì vốn ĐTNN của Mỹ và EU vào Việt Nam lại rất khiêm tốn, rất hạn chế, thiếu tính ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng về tài chính, kĩ thuật, công nghệ của các đối tác này. Lũy kế đến cuối 2020, trong số các nước thuộc EU, chỉ có 2 quốc gia, vùng lãnh thổ lọt vào top 10 đối tác có lượng FDI đăng ký lớn nhất vào Việt Nam là Hà Lan và quần đảo Virgin (thuộc Vương quốc Anh). Các cường quốc hàng đầu thế giới như Pháp, Đức, Mỹ không có mặt ở những vị trí cao trong bảng

xếp hạng. Nguyễn Thị Minh Phương (2019) chỉ ra rằng: “Tỷ trọng FDI của EU vào Việt Nam còn khiêm tốn trong tổng FDI của EU ra nước ngoài cũng như FDI của EU vào ASEAN nói chung. Theo số liệu thống kê của Eurostat và ASEANStats, năm 2017, FDI của EU chủ yếu là FDI nội khối (chiếm hơn 61%), FDI vào Mỹ chiếm 29,35%, FDI vào ASEAN đạt 5,7%, tương đương 175,2 tỷ USD trong giai đoạn 2010-2017. Trong tương quan với các nước ASEAN khác, Việt Nam chưa phải là đối tác đầu tư lớn với tỷ trọng chỉ chiếm khoảng 3% tổng đầu tư của EU vào ASEAN, đứng thứ ba sau Xin-ga-po (85%) và Ma-lai-xi-a (10%).”

Mỹ có lượng FDI đăng ký lũy kế đến cuối 2020 đạt 9.4 tỷ USD, chỉ chiếm 2.5% tổng FDI đầu tư vào Việt Nam.

- Cơ cấu FDI chưa cân đối về lĩnh vực đầu tư và địa phương đầu tư

Lũy kế đến cuối năm 2020, các NĐT FDI đã đầu tư vào 19/21 lĩnh vực của nước ta, nhưng có sự mất cân đối tỷ trọng FDI vào các lĩnh vực. Cụ thể, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được ưa chuộng nhất, chiếm đến gần 59% tổng quy mô vốn. Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tuy được nhà nước cho vào danh sách ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư, thêm vào đó đây còn là ngành nghề truyền thống của Việt Nam vốn chiếm giữ một lực lượng lao động đông đảo lại nhận được tỷ trọng vốn đầu tư FDI rất khiêm tốn chỉ 0.96%.

Về địa phương đầu tư, vốn ĐTTTNN chủ yếu chảy vào các tỉnh, thành phố có nguồn nhân lực đông đảo và chất lượng, có địa thế và các yếu tố hạ tầng kĩ thuật thuận lợi cho sản xuất, giao thương như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai,... Hiện nay, gần 68% vốn ĐTTTNN tập trung tại 10/63 tỉnh, thành phố của cả nước. Các tỉnh có vị trí xa khu vực trung tâm, cơ sở hạ tầng yếu kém, dân trí thấp thu hút được rất ít vốn ĐTTTNN, chỉ được đầu tư các dự án FDI quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu nhằm tận dụng nguồn lao động hoặc khai thác tài nguyên. Cục đầu tư nước ngoài chỉ ra rằng: “Những địa phương thu hút được nhiều FDI, thì trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn, nảy sinh tình trạng phát triển không đồng đều giữa các địa phương”

- Mục tiêu tiếp nhận CNC, chuyển giao công nghệ từ các đối tác nước ngoài chưa đạt như kỳ vọng

Tỉ trọng các dự án FDI CNC còn ở mức thấp. Nhiều dự án đầu tư vào một số ngành có trình độ công nghệ thấp nhằm tận dụng chi phí nhân công rẻ như lắp ráp, gia công, chế biến nông sản... Chất lượng nhân lực ở các ngành này thường không cao, ít có chuyên môn, năng suất lao động thấp.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Hệ thống pháp luật về ĐTNN của Việt Nam chưa thống nhất, còn nhiều hạn chế. Mặc dù đã sửa đổi, bổ sung nhiều lần, song nhiều điều khoản trong các bộ luật liên quan đến ĐTNN vẫn còn chồng chéo, thiếu tính đồng bộ, gây khó khăn, làm chậm quá trình thẩm định và cấp GCNĐKĐT cho phía đối tác. Thủ tục hành chính ở một số nơi còn phức tạp, gây mất thời gian cho NĐT FDI. Bên cạnh đó, chính những khe hở trong pháp luật của Việt Nam tạo cơ hội cho một số doanh nghiệp FDI thực hiện hành vi chuyển giá, trốn thuế, hoặc gây nguy hại đến môi trường tự nhiên tại Việt Nam từ hoạt động sản xuất của họ. Ngoài ra, vấn đề luật sở hữu trí tuệ chưa được quan tâm đúng mức và thực thi nghiêm túc ở Việt Nam là một rào cản đối với hoạt động đầu tư FDI của các NĐT EU vào Việt Nam vì các NĐT EU rất coi trọng bảo vệ bản quyền cho những bí quyết kinh doanh và sáng chế công nghệ của họ.

- Việc chú trọng thu hút FDI về mặt số lượng mà chưa hình thành quy trình, tiêu chuẩn chọn lọc kỹ càng đã tạo nên vấn đề tồn tại dòng vốn FDI mang chất lượng thấp, quy mô vốn nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu.

- Nguồn nhân lực có trình độ thấp. Lao động Việt Nam có lợi thế về quy mô lớn nhưng chất lượng được các NĐT đánh giá không cao. Theo thống kê, hiện nay nguồn nhân lực có bằng cấp, chứng chỉ chỉ chiếm khoảng 20% trong cơ cấu lực lượng lao động cả nước. Trong khi đó, để thu hút được các dự án FDI công nghệ nguồn, CNC cũng như nguồn vốn từ các cường quốc phương Tây thì chất lượng, trình độ lao động của nước ta phải đáp ứng được tiêu chuẩn từ phía các đối tác FDI này.

- Chất lượng và quy mô của cơ sở hạ tầng tại Việt Nam còn yếu kém, chưa được xây dựng, phát triển đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu của các đối tác đầu tư FDI, trong đó có hạ tầng giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước.

Vốn đăng ký Vốn thực hiện

2021 -

2025 (tương đương 30-40 tỷ150 - 200 tỷ USD USD/năm) 100 - 150 tỷ USD (20 - 30 tỷ USD/năm) 2026 - 2030 200 - 300 tỷ USD (40 - 50 tỷ USD/năm) 150 - 200 tỷ USD (30 - 40 tỷ/năm)

- Các DN nội địa có kết nối kém với DN FDI. Công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam còn kém phát triển. Sự liên kết kém này phần nào làm cản trở quá trình tiếp thu công nghệ cao từ các đối tác FDI. Ngoài ra, ngành công nghiệp hỗ trợ kém phát triển cũng là một lí do khiến nhà đầu tư FDI đắn đo khi quyết định rót vốn vào thị trường Việt Nam.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

3.1. Mục tiêu định hướng thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới

Bộ Chính trị đã đề ra mục tiêu cho hoạt động thu hút ĐTTTNN trong 10 năm tới trong nghị quyết 50-NQ/TW như sau:

* Mục tiêu tổng quát:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, nhất quán

- Tạo lập, hoàn thiện, thực hiện các thể chế, chính sách ưu đãi thu hút FDI có tính cạnh tranh cao

- Tăng tỉ trọng các dự án có giá trị gia tăng cao - Tái cơ cấu nền kinh tế

- Đưa Việt Nam vào nhóm ASEAN 3 trước năm 2030 dựa theo tiêu chí sức

cạnh tranh và môi trường đầu tư.

* Mục tiêu cụ thể:

Như vậy, Chính phủ đặt mục tiêu tỉ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký giai đoạn 2021- 2025 là từ 67% đến 75%, giai đoạn 2026-2030 tỉ lệ này trong khoảng 75% đến 80%.

- Tỉ lệ DN CNC, thân thiện với môi trường đến năm 2025 và 2030 so với 2018 tăng lần lượt 50% và 100%

- Tỉ lệ nội địa hóa mục tiêu năm 2025 và 2030 tương ứng là 30% và 40% (tỉ lệ này đạt 20-25% ở năm 2019)

- Tỉ lệ nhân lực có trình độ/tổng lực lượng lao động là 70% và 80%, tương ứng cho năm 2025 và 2030

* Phương hướng thực hiện

- Chuyển hướng thể chế, chính sách ưu đãi dựa trên tiêu chí hiệu quả kinh tế của nhà đầu tư

- Mở cửa thị trường ở những ngành nghề chủ chốt tạo nên sức cạnh tranh và lợi thế phát triển để thu hút ĐTNN

- Triển khai thể chế, chính sách kết nối các DN FDI

- Song song với công tác thu hút FDI, cần phải nâng cao năng lực tự chủ của nền kinh tế nội địa và chủ động kết nối với nền kinh tế - văn hóa của thế giới.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w