Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư giai đoạn 2011-2020

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 48 - 55)

Bảng 2.2: Top 5 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn FDI lớn nhất tại Việt Nam giai

đoạn 2011 - 2020

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Trong giai đoạn 2011-2020, vị trí quán quân và á quân trong cuộc đua đầu tư FDI vào Việt Nam đa số đều gọi tên 2 quốc gia Hàn Quốc và Nhật Bản. Singapore thường xuyên chiếm lĩnh vị trí thứ 3, riêng năm 2020 quốc gia này đã vượt lên trở thành đối tác có vốn đăng ký FDI lớn nhất tại Việt Nam nhờ vào 1 dự án quy mô lớn: Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu, vốn đầu tư 4 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu tư của Singapore lên gần 9 tỷ USD trong năm 2020, chiếm 31.5% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam.

Bảng 2.3: 10 quốc gia có số vốn đăng ký FDI vào Việt Nam cao nhất

1 Hàn Quốc 8,983 70,645.07 18.40% 2 Nhật Bản 4,632 60,257.61 15.69% 3 Singapore 2,629 56,551.43 14.73% 4 Đài Loan 2,792 33,707.22 8.78% 5 Hông Kông 1,944 25,661.86 6.68%

6 BritishVirginIslands 869 22,255.21 5.79% 7 Trung Quốc 3,123 18,459.74 4.81% 8 Malaysia 644 12,900.50 3.36% 9 Thái Lan 603 12,873.88 3.35% 10 Hà Lan 374 10,418.10 2.71% 37

(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư)

Lũy kế đến 20/12/2020 đã có 139 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc là quốc gia có tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam lớn nhất với 70.64 tỷ USD, chiếm 18.4% tổng vốn đầu tư. Vị trí thứ 2 thuộc về Nhật Bản với 60.26 tỷ USD (tương đương 15.69% tổng quy mô vốn đăng ký). Singapore là nhà đầu tư FDI lớn thứ 3 tại Việt Nam với 14.73% tổng quy mô đầu tư, tương ứng với giá trị tuyệt đối là 56.55 tỷ USD. Các vị trí tiếp theo trong top 10 lần lượt là: Đài Loan, Hồng Kông, quần đảo Virgin thuộc Anh, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Hà Lan.

Hàn Quốc

Trong thập kỉ vừa qua, Hàn Quốc luôn thường trực ở vị trí dẫn đầu trong các đối tác FDI của Việt Nam, đặc biệt chưa bao giờ rời khỏi top 4 trong bảng xếp hạng các quốc gia có vốn đăng ký FDI lớn nhất. Cho đến nay, quốc gia này đã đầu tư vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, trong đó chủ yếu là các ngành: Công nghiệp điện tử, may mặc, bất động sản, tài chính - ngân hàng, logistics, dịch vụ,... qua đó góp phần thúc đẩy các lĩnh vực này phát triển cũng như góp phần làm cho cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam chuyển dịch tích cực theo hướng CNH - HĐH, tạo việc làm cho hơn 700000 người lao động Việt Nam.

Từ 2011 đến 2019 dòng vốn FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam có sự tăng trưởng rõ rệt. Năm 2019, Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất về vốn đầu tư đăng ký FDI vào Việt Nam với 8.34 tỷ USD, tương đương với 21.42% tổng quy mô đầu tư. Sang năm 2020, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, về tổng vốn đầu tư, Hàn Quốc xếp thứ 2 sau Singapore, tuy nhiên nếu xét theo số lượng dự án mới thì Hàn Quốc vẫn đứng vị trí thứ 1 với 609 dự án.

Sự tăng trưởng của dòng vốn Hàn Quốc cũng thể hiện ở số lượng dự án của nước này đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh trong giai đoạn 2011-2020, từ khoảng 2960 dự án lên 8983 dự án.

Biểu đồ 2.3: Tổng vốn đầu tư đăng ký của Hàn Quốc tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020

■ Tổng vốn đăng ký (Tỷ USD)

(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê các năm)

Hiện nay, có khoảng 9000 DN Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam, tạo ra nguồn thu nhập cho khoảng 700000 lao động Việt ở nhiều địa phương, chiếm khoảng 33% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, nổi bật nhất là Samsung - 1 trong những tập đoàn công nghiệp điện tử lớn nhất thế giới. Samsung hiện là NĐT trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Đồng thời cũng là NĐT thực hiện rất nghiêm túc các cam kết của mình khi các dự án của Samsung đều được triển khai và đi vào hoạt động trong vòng 1 năm kể từ khi dự án được cấp GCNĐKĐT. Samsung Việt Nam đến cuối năm 2019 đã giải ngân 94% tổng số vốn FDI đăng ký vào Việt Nam là 17.3 tỷ USD. Hiện nay tập đoàn này đã có 6 nhà máy được đặt tại TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Thái Nguyên, tạo công việc cho 130000 lao động, doanh số xuất khẩu trung bình chiếm 20-25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây. Bên cạnh Samsung, còn nhiều DN Hàn Quốc khác có các dự án đầu tư tại Việt Nam như tập đoàn Lotte, LG Electronics, Hyundai, Daewoo, Posco,.. cũng có đóng góp lớn và trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Nhật Bản

Nhật Bản luôn là một trong những quốc gia đầu tư lớn vào Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 xét cả về tổng vốn đầu tư, số dự án và số lượng doanh nghiệp. Năm 2017 và 2018 Nhật Bản đều dẫn đầu về lượng FDI đăng ký với giá trị lần lượt là 9.2 tỷ USD (chiếm 24.81% tổng vốn đầu tư) và 8.94 tỷ USD (tương đương 24.59% tổng quy mô đầu tư của khu vực FDI). Sau 47 năm quan hệ ngoại giao hai nước Việt - Nhật được thiếp lập, xứ sở hoa anh đào luôn là đối tác đầu tư FDI chiến lược quan trọng của nước ta.

Về lĩnh vực đầu tư, các dự án của Nhật Bản chủ yếu đầu tư vào các ngành nghề mà đất nước này có ưu thế như: Công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đầu tư khoảng 39 tỷ USD, chiếm 66% tổng vốn đăng ký; ngành Hoạt động kinh doanh Bất động sản chiếm khoảng 11.5% tổng quy mô đầu tư với số vốn 6.9 tỷ USD; ngành Sản xuất phân phối điện với khoảng 6 tỷ USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư. Theo sau lần lượt là các lĩnh vực Bán buôn bán lẻ, khai khoáng, xây dựng, vận tải kho bãi, thông tin và truyền thông.

Về địa phương đầu tư, các doanh nghiệp FDI Nhật Bản đã đầu tư vào 56/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Trong đó, Thanh Hóa là tỉnh thu hút nhiều FDI từ xứ sở hoa anh đào nhất với khoảng 12.5 tỷ USD đăng ký còn hiệu lực, sau đó là thủ đô Hà Nội (10.5 tỷ USD), Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai.

Hiện nay đã có hơn 2000 DN Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam. Các DN Nhật được đánh giá cao về uy tín, tinh thần trách nhiệm cũng như sự hoạt động nghiêm túc, hiệu quả, tuân thủ pháp luật, đặc biệt còn có ưu điểm là sử dụng công nghệ tiên tiến, các dự án có GTGT cao, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế. Trong số đó, có những cái tên nổi bật như: Canon, Sony, Sanyo, Toyota, Honda, Suzuki, Mitsubishi, tập đoàn Aeon...

Singapore

Đảo quốc Singapore là đối tác thuộc khối ASEAN đầu tư FDI nhiều nhất tại Việt Nam. Lũy kế đến 20/12/2020, Singapore đứng thứ 3 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn FDI tại Việt Nam với 2629 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký đạt mức 56.55 tỷ USD (chiếm 14.73% tổng quy mô đầu tư). Trong 6 năm liên tiếp từ 2014 đến 2019, “đảo quốc sư tử” này cũng đã liên tiếp chiếm lĩnh vị trí thứ 3

trong cuộc đua đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Riêng năm 2020, Singapore đã giành ngôi quán quân đầu tư FDI vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt 8.99 tỷ USD.

Biểu đồ 2.4: Tổng vốn đầu tư đăng ký của Singapore tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020

■ Tổng vốn đăng ký (Tỷ USD)

(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê các năm)

về lĩnh vực đầu tư, các dự án của quốc đảo này có tỷ trọng lớn nhất thuộc về ngành chế biến chế tạo, tiếp theo là thương mại và bất động sản, hệ thống giao thông và năng lượng. Bên cạnh các lĩnh vực này, trong 2 năm gần đây, Việt Nam dần trở thành thị trường trọng điểm của nhiều DN tài chính, công nghệ đến từ Singapore.

Quy mô dự án bình quân của nhà đầu tư Singapore đạt xấp xỉ 45 triệu USD/dự án, cao khoảng gấp 4 lần quy mô dự án FDI trung bình tại Việt Nam (khoảng 11.6 triệu USD/dự án). Nhiều dự án của quốc gia này được đánh giá là hoạt động có hiệu quả cao, tỷ suất lợi nhuận cao, phát triển kinh tế - xã hội cũng như đóng góp vào NSNN, tạo thu nhập cho người lao động tại Việt Nam.

Kế tiếp là các quốc gia khác như Đài Loan, Hong Kong, Trung Quốc. Như vậy, có thể thấy dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam chủ yếu đến từ các quốc gia thuộc khu vực châu Á, trong khi FDI từ Mỹ và các quốc gia Châu Âu sở hữu nhiều tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực tài chính và công nghệ cao chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh quan hệ ngoại giao, hội nhập kinh tế quốc tế, đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư từ các cường quốc phát triển này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w