Đánh giá thực trạng thuhút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2011 2020

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 63 - 64)

2.3.1. Kết quả đạt được

- Tổng vốn FDI đăng ký ngày càng tăng

Trong thập kỉ 2011 - 2020, quy mô vốn FDI đăng ký đạt được sự tăng trưởng khá ấn tượng. Năm 2020, tổng vốn đăng ký đạt mức 28.5 tỷ USD, trong khi năm 2011 con số này chỉ khoảng 15.5 tỷ USD. Chỉ tính riêng 10 năm từ 2011 đến 2020, lượng FDI đăng ký thu hút được đã lên đến 268.18 tỷ USD, bằng 67% của hơn 30 năm thu hút ĐTTTNN vào Việt Nam.

- Sự tăng trưởng cao của số lượng dự án được cấp GCNĐKĐT

Năm 2020 có 2523 dự án mới được cấp GCNĐKĐT, tăng khoảng 113% số lượng dự án so với năm 2011. Số lượng dự án nhìn chung tăng khá nhanh theo các năm, có thể thấy Việt Nam đang dần chiếm được niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài hơn, các đối tác đầu tư có thể yên tâm chọn Việt Nam là nơi đặt nền móng cho hoạt động SXKD sinh lời của họ.

- Vốn FDI thực hiện có xu hướng tăng đều qua các năm

Trừ năm 2011, 2012 Việt Nam còn phải chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới và năm 2020 ảnh hưởng tiêu cực đến từ đại dịch Covid-19, từ 2013 đến 2019 tỉ lệ FDI giải ngân của Việt Nam có xu hướng tăng đều, ổn định bất chấp xu hướng giảm của quy mô dòng vốn FDI toàn cầu. Từ đó có thể thấy những nỗ lực trong việc thu hút FDI của Chính phủ đã có hiệu quả, môi trường kinh doanh đã được cải thiện.

- Việt Nam đã thành công trong việc thu hút FDI từ các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới

Với các chính sách cải thiện, nâng cao môi trường đầu tư và đơn giản, minh bạch các thủ tục pháp lý đăng ký đầu tư FDI vào Việt Nam, cùng với đó là những thuận lợi của quốc gia về vị trí địa lý, con người, sự hội nhập, tham gia các FTA, và gần đây nhất là việc là một trong số ít quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, Việt Nam đã từng bước thu hút được nguồn vốn FDI từ nhiều tập đoàn đa quốc gia đến từ các nền kinh tế lớn trên thế giới vào nhiều ngành lĩnh vực của đất nước: tập đoàn Samsung, Panasonic, Intel, LG, Honda, Lotte, Toyota, Ford,...

- Vốn FDI có đóng góp lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa ở Việt Nam theo như định hướng của Nhà nước

Lũy kế đến cuối năm 2020, FDI đã đầu tư vào 19/21 ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút nhiều FDI nhất với tỷ trọng khoảng 59% tổng vốn FDI, trong khi lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm chưa đến 1%. Nhờ có khu vực FDI, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được phát triển hơn. Nước ta từ một nước chủ yếu xuất khẩu sản phẩm khai khoáng, nông sản, đến nay kim ngạch xuất khẩu trên 70% là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w