2.4 .2Hạn chế
3.3 Kiến nghị
3.3.2 Kiến nghị với Hội sở Agribank
a. Xây dựng hệ thống dữ liệu về thẩm định giá bất động sản cho toàn hệ thống
Mục đích của việc xây dựng một hệ thống dữ liệu về thẩm định giá là giúp cho các nhân viên đảm nhiệm công tác thẩm định có cơ sở, có thông tin đáp ứng đầy đủ cho công việc. Nếu có hệ thống này, các CBTD sẽ dễ dàng tra cứu thông tin cũng như việc cập nhật thông tin lên hệ thống. Agribank cũng dễ dàng quản lí các bất động sản mà được CBTD thẩm định.
Hệ thống phải bảo đảm nguồn thông tin chính thống, chính xác, cập nhật liên tục về giá cả, về thị trường, lãi suất, các giao dịch mua bán, về hoạt động thẩm định giá của ngân hàng. Nếu thông tin bị xảy ra sai sót, ngân hàng cần kịp thời bổ sung, sửa chữa, thông báo cho các chi nhánh để có những biện pháp ngăn ngừa rủi ro cho ngân hàng. Các chi nhánh có quyền truy cập vào hệ thống chung này và có quyền đưa ra những phản hồi để xây dựng hệ thống dữ liệu ngày một hoàn thiện.
Agribank nên có kế hoạch cụ thể xác định trong bao lâu ngân hàng sẽ xây dựng được hệ thống này và ước lượng được mức chi phí bỏ ra để hoàn thiện toàn bộ hệ thống.
b. Tuyển nhân sự phục vụ công tác thẩm định giá
Để thành lập phòng thẩm định giá tại các chi nhánh thì đỏi hỏi Agribank cần có kế hoạch tuyển dụng nhân sự thật chi tiết, rõ ràng. Ngân hàng đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực về thẩm định giá bởi vậy công tác thẩm định giá bất động sản do CBTD đảm nhiệm. Như đã nêu ở trên, CBTD không có kiến thức
chuyên sâu về thẩm định nên công tác thẩm định tại chi nhánh còn gặp nhiều bất lợi. Do vậy, Agribank hội sở cần sớm triển khai các phương thức, cách thức tuyển dụng nhân sự có trình độ.
Thứ nhất, cần xác định rõ số lượng cán bộ cần tuyển dụng: xem xét số lượng các chi nhánh của ngân hàng, mức độ phân bổ các chi nhánh trên từng địa bàn để có phương án có thể thành lập phòng thẩm định theo cụm các chi nhánh, theo vùng để dễ làm việc. Vì khi ở một cụm chi nhánh có một phòng thẩm định thì việc giải quyết các trường hợp thẩm định sẽ dễ dàng cho cán bộ thẩm định. Bởi họ có thể tìm hiểu kĩ lưỡng về đặc điểm BĐS của từng khu vực, thị trường, kinh tế,... thuận lợi cho công việc.
Thứ hai, lên phương án tuyển dụng tập trung, đề ra các tiêu chí, yêu cầu đối với nguồn cán bộ. Bên cạnh đó, có những phúc lợi khuyến khích các cán bộ có thể về các tỉnh, huyện làm việc. Đưa ra mức lương, thưởng phù hợp, tạo động lực cho nhân viên làm việc.
Thứ ba, ngân hàng cần xác định chi phí để tuyển dụng, trang bị cơ sở vật chất cho các phòng khi được thành lập. Ngân hàng cần cân đối mức chi phí xem có thể thành lập được bao nhiêu phòng thẩm định giá đặt tại các tỉnh. Phấn đấu đến năm 2024, tại tất cả các chi nhánh đều có phòng thẩm định giá tài sản. Đây là một tiền đề vững chắc để đẩy mạnh hoạt động thẩm định giá nói riêng và uy tín, năng lực cạnh tranh của ngân hàng nói chung.
Tuy nhiên, để có thể đảm bảo thành lập được các phòng thẩm định giá phân bổ đều về các chi nhánh thì chắc chắn rằng công tác này sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Bởi hiện nay số lượng các thẩm định viên tại Việt Nam còn chưa nhiều, trong khi trên thị trường đang có các công ty thẩm định giá chuyên nghiệp với mức đãi ngộ hấp dẫn sẽ thu hút được lượng ứng viên. Bên cạnh đó, số lượng nhân sự ít nên việc bảo đảm tuyển đủ lượng nhân viên cho ngân hàng lúc này tương đối khó khăn. Đòi hỏi ngân hàng cần có các chế độ đãi ngộ tốt tương ứng với khối lượng công việc đặt ra để có thể tuyển được các nhân sự chất lượng cao.
Nâng cao trình độ cho các CBTD lúc này là rất cần thiết bởi hiện tại CBTD là người trực tiếp thẩm định giá BĐS. Các cán bộ chưa có kiến thức chuyên sâu về thẩm định. Do vậy, chất lượng công việc chưa được đảm bảo.
Agribank cần lên kế hoạch triển khai đào tạo tập chung, hàng quý có những buổi học đào tạo chuyên sâu, tạo điều kiện cho CBTD đi học các lớp nghiệp vụ, tham gia hội thảo...Đối với các chi nhánh ở tỉnh, định kỳ hàng quý sẽ có chuyên gia về giảng dạy và giải đáp các thắc mắc cho cán bộ. Như vậy mới đảm bảo được việc trang bị kiến thức cho các cán bộ nhằm thực hiện tốt hơn công việc của mình.