3.2. Giải pháp đối với côngty
3.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn
Trong một khoảng thời gian dài, tình hình bán hàng tiêu thụ hàng hoá của công ty bị chững lại do một số yếu tố khách quan như dịch covid 19 và ảnh hưởng của lũ lụt thì vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm 2020, công ty đã đẩy mạnh hoạt động bán hàng thông qua việc công ty gia tăng bán chịu cho khách hàng. Tuy nhiên, các KPT này có thời gian thu hồi lâu, khiến vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng nhiều hơn trong khâu thanh toán, trong khi nhu cầu mua hàng của công ty trong giai đoạn này là nhiều dẫn đến khả năng thanh toán các khoản nợ đối với nhà nước và chủ nợ kém đi. Do vậy để kiểm soát tình trạng này, công ty nên thiết lập hợp đồng bán hàng với các đối tác với các điều khoản chặt chẽ về mặt thời hạn thanh toán, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, lên kế hoạch rõ ràng, cụ thể, các ràng buộc liên quan nhằm đảm bảo thu hồi các KPT đúng hạn.
Bên cạnh quản lý các khoản phải thu hiệu quả, công ty nên có kế hoạch nhập hàng hợp lý hơn, nâng cao uy tín của mình để mua nợ từ đối tác để có thể tận dụng nguồn vốn vào các khoản thanh toán quan trọng khác, ngoài ra nên trích lập các khoản dự phòng tài chính để thanh toán các khoản nợ bắt buộc đối với nhà nước đúng hạn.
Với việc chi tiêu một cách khoa học và hợp lý, quản lý tốt các khoản phải thu cũng như giá vốn hàng bán sẽ giúp công ty tự chủ về mặt tài chính, có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn, đặc biệt là các khoản phí, lệ phí, thuế phải nộp vào NSNN. Bởi lẽ, thuế là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện của công ty với nhà nước. Công ty hoàn toàn có thể tự tính được số thuế GTGT cần phải nộp trong kỳ khi đã tập hợp đủ HĐ GTGT đầu ra, đầu vào vì vậy công ty cần cân bằng nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để đủ nguồn tài chính để hoàn thành các khoản tiền thuế GTGT khi đến hạn nộp.