2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
2.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Để đánh giá được tiềm năng phát triển cũng như khả năng tồn tại của công ty, trước hết cần tìm hiểu, phân tích và đánh giá được kết quả hoạt động SXKD của công ty không chỉ trong một năm, mà cần so sánh với các năm liền kề bởi vì lợi nhuận của mỗi năm là khác nhau.
Dưới đây là bảng báo cáo kết quả HĐKD của công ty trong 3 năm 2018, 2019, 2020:
Bảng 1.2. Báo cáo KQKD của công ty CPXD và DVTM Sơn Hải
8. Chi phí quản lý kinh doanh 3.197.600.248 3.659.454.964 3.720.560.17 0
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh 2.487.615.851 2.570.975.308 72.105.977.09
10. Thu nhập khác 234.508.181 222.793.636 46.183.988
11. Chi phí khác
12. Lợi nhuận khác 234.508.181 222.793.636 46.183.988
13. Tông lợi nhuận kế toán
trước thuế 2.722.124.032 2.793.768.944
2.152.161.08 5
14. Chi phí thuế TNDN 544.424.806 558.753.789 430.432.217
15. Lợi nhuận sau thuế
Nhìn vào số liệu trong bảng 1.3, có thể nhận thấy những chuyển biến tích cực của công ty về kết quả SXKD trong năm 2019 so với năm 2018. Mặc dù chỉ tiêu về doanh thu về bán hàng và cung cấp DV của năm 2019 thấp hơn so với năm 2018, tuy nhiên lợi nhuận gộp và lợi nhuận trước thuế đều tăng mạnh cụ thể lợi nhuận gộp năm 2019 là 8.612.257.921 đồng tăng 1.101.502.954 đồng so với năm 2018, nhưng
lợi nhuận gộp của năm 2020 là 7.185.782.394 đồng, giảm khá mạnh so với hai năm liền kề trước, có thể thấy cả doanh thu và giá vốn của công ty đều giảm. Đây là một một kết quả kinh doanh tốt mặc dù năm 2020 đã chịu ảnh hưởng của dịch covid-19 khiến cho tình hình kinh tế của toàn thế giới bị sụt giảm, và cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Các khoản giảm trừ doanh thu không phát sinh, chứng tỏ các sản phẩm vật liệu xây dựng đạt tiêu chuẩn, đảm bảo về chất lượng hàng hoá cũng như thời gian giao hàng. Công ty đã đáp ứng tốt yêu cầu của đối tác, khách hàng nên không có sản phẩm bị trả lại, từ đó không phát sinh khoản giảm giá hàng bán.
Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại thì giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán của công ty trong những ba năm trở lại đây đang có chiều hướng giảm dần, điều này có thể thấy giá cả đầu vào vật tư, hàng hoá trong năm 2019, 2020 có xu hướng giảm đi khiến chi phí sản xuất của công ty giảm đi hoặc cũng có thể công ty đã có những tiến bộ trong việc quản lý chi phí.
Khoản doanh thu tài chính của công ty trong năm 2018 và 2019 không có biến động nhiều, nhưng sang năm 2020 đã tăng vọt lên 94.824.760 đồng, doanh thu tài chính của công ty chủ yếu là khoản chiết khấu thanh toán nhận được từ các nhà cung cấp chứng tỏ công ty làm ăn uy tín, nhập số lượng hàng hoá nhiều nên được ưu đãi, còn chi phí tài chính phát sinh từ việc công ty vay vốn của ngân hàng để hoạt động, trong năm 2020 công ty cắt giảm giá vốn hàng hoá nên chi phí này cũng giảm bớt so với năm 2019.
So với năm 2018 thì lợi nhuận kế toán trước thuế ở năm 2019 là 2.793.768.944 đồng, tăng 641.607.859 đồng. Đây là một tín hiệu khả quan về tình hình tài chính của công ty. Sau khi trừ đi chi phí thuế TNDN, lợi nhuận sau thuế các năm 2018, 2019, 2020 đạt lần lượt là 1.721.728.868 đồng, 2.235.015.155 đồng, 2.177.699.226 đồng.
Mức tăng trưởng này được đánh giá là khá tốt mặc dù năm 2020 có nhiều yếu tố khách quan tác động làm ảnh hưởng tình hình SXKD của công ty khiến cho lợi nhuận giảm xuống nhưng về cơ bản mức sụt giảm này không đáng lo ngại và là
yếu tố để công ty xây dựng những cột mốc tăng trưởng mới, phát huy tối đa điểm mạnh của công ty, từ đó đề ra các mục tiêu nâng cao lợi nhuận cho tương lai.
Nhìn chung, khoảng thời gian từ năm 2018 - 2020, tình hình tài chính của công ty khá ổn định, công tác bán hàng cũng như quản lý chi phí kinh doanh ngày càng được cải thiện, dự báo những triển vọng phát triển và tăng trưởng trong tương lai.