Một số bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quyết toán vốn của các doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hải dương​ (Trang 44 - 47)

5. Kết cấu của đề tài

1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Hải Dương

Từ thực tiễn của Tuyên Quang và Vĩnh Phúc có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành từ vốn nguồn NSNN mà tỉnh Hải Dương có thể tham khảo như sau:

- Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đổi mới tư duy về quản lý đầu tư theo tinh thần Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết TW 3.

Tiếp tục quán triệt cho các ngành, các cấp, các chủ đầu tư về thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ là quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ. Các cấp có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực chương trình đã phê duyệt; chỉ được quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối ở từng cấp ngân sách. Việc xác định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn là nội dung quan trọng phải có trong hồ sơ dự án trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trước hết, các ngành các cấp khi đề xuất chủ trương không đi từ ý muốn chủ quan mà phải căn cứ khả năng nguồn vốn ngành mình, cấp mình quản lý.

35

- Hai là, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư XDCB, cụ thể như sau:

+ Các sở, ban, ngành thường xuyên làm việc, nắm bắt thông tin từ các bộ ngành Trung ương về chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch để có phương án tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch của tỉnh kịp thời.

+ Các ngành, các cấp đôn đốc, chỉ đạo quyết liệt các chủ đầu tư triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB năm kịp thời, đảm bảo không để mất vốn, đồng thời phải căn cứ chỉ tiêu kế hoạch vốn đã được thông báo và khả năng huy động vốn khác của chủ đầu tư để triển khai thực hiện khối lượng phù hợp với vốn, đảm bảo không gây nợ đọng XDCB. Đối với các dự án dự kiến hoàn thành năm 2013, cần tập trung đẩy nhanh để hoàn thành đúng tiến độ, tránh tình trạng các nhà thầu kéo dài thời gian hợp đồng, điều chỉnh tổng mức đầu tư.

+ Các sở chuyên ngành, UBND các huyện, thành, thị tập trung chỉ đạo giải quyết vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng cho dự án triển khai đúng tiến độ, đồng thời đốc thúc các chủ đầu tư nghiệm thu khối lượng hoàn thành để giải ngân vốn sớm.

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân các dự án trên từng địa bàn báo cáo UBND tỉnh và các huyện, ngành biết để chỉ đạo kịp thời các đơn vị chậm tiến độ.

+ Rà soát toàn bộ dự án sử dụng vốn ngân sách và trái phiếu Chính phủ theo các nhóm để xử lý nợ XDCB.

- Ba là, tăng cường chất lượng công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư

+ Tăng cường chất lượng công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư, các ngành các huyện triển khai rà soát quy hoạch phát triển ngành đến 2020, tập trung giải ngân nguồn vốn quy hoạch và chuẩn bị đầu tư khi đủ hồ sơ thủ tục, không dồn thanh toán một lần vào cuối năm.

36

+ Kiểm tra các dự án, quy hoạch treo; thu hồi giấy phép đầu tư các dự án vi phạm quy định.

+ Tiếp tục rà soát quy hoạch sử dụng đất để tạo nguồn từ quỹ đất.

- Bốn là, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đã đăng ký đầu tư

+ Tiếp tục nghiên cứu cải thiện môi trường đầu tư, nhất cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn địa điểm đầu tư; tích cực trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để các dự án đã cấp phép triển khai thực hiện. Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư đã đăng ký. Hoàn chỉnh và đưa Trung tâm một cửa liên thông trong cấp phép đầu tư vào hoạt động.

+ Hoàn thiện đầu tư hạ tầng để có quỹ đất sạch thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế; kiên quyết thu hồi các dự án đã cấp phép quá hạn không thực hiện để cấp cho nhà đầu tư có năng lực thực hiện.

- Năm là, nâng cao hiệu quả công tác giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn:

Nâng cao trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương, chủ đầu tư và nhà thầu trong việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo, kinh phí hỗ trợ và công tác khen thưởng, xử lý các kiến nghị của ban giám sát đầu tư của cộng đồng… Đặc biệt, phải tập trung công tác tuyên truyền quán triệt việc thực hiện quy chế giám sát đầu tư và kiện toàn ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Cụ thể, tuyên truyền và vận động nhân dân hiểu rõ và tích cực tham gia công tác giám sát đầu tư của cộng đồng nhằm thực hiện tốt các nội dung của quy chế giám sát đầu tư. Đồng thời, kiện toàn lại các Ban giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn tỉnh, tổ chức lớp tập huấn để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác giám sát tại xã, phường. Qua đó, giúp họ phát huy được vai trò của mình, không quản thời gian, dồn tâm huyết cho công việc, góp phần bảo đảm hoạt động đầu tư hiệu quả và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

37

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quyết toán vốn của các doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hải dương​ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)