Điều kiện kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quyết toán vốn của các doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hải dương​ (Trang 56 - 59)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Tình hình kinh tế của tỉnh trước hết thể hiện ở các chỉ tiêu kinh tế chung như giá trị sản xuất, tổng sản phẩm quốc nội, tốc độ tăng trưởng,... Tốc độ tăng trưởng GDP tăng mạnh trong năm 2010, nhưng sau đó tốc độ tăng trưởng chậm vào các năm 2011, 2012, hòa chung vào tình hinh suy thoái kinh tế chung của cả nước. Năm 2010, GDP toàn tỉnh đạt 12.808.175 triệu đồng (theo giá so sánh), với tốc độ tăng trưởng đạt 21,42% - cao hơn mức tăng trưởng GDP chung của cả nước

Tính chung cả giai đoạn 2010-2014, GDP tỉnh Hải Dương tăng trưởng bình quân 16,5% /năm, trong đó: nông, thuỷ sản tăng 6,0%/năm; công nghiệp, xây dựng tăng 20,7%/năm; dịch vụ tăng 17,1%/năm. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao trong số các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, tăng gấp 2 lần so với tốc độ trung bình của cả nước.

Quá trình tăng trưởng kinh tế của Hải Dương trong những năm qua có thể nói gắn liền với sự gia tăng mạnh mẽ của khu vực công nghiệp mà đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời có sự đột biến trong một số năm do một số dự án công nghiệp có quy mô khá lớn đi vào hoạt động. Đây là những thời điểm mà các dự án công nghiệp đầu tư nước ngoài và các khu công nghiệp đi vào hoạt động làm gia tăng sản lượng công nghiệp.

47

3.1.2.2. Nguồn nhân lực

Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2014 là 1.732.814 người, tỷ lệ tăng tự nhiên giảm dần từ 9,96‰ năm 2012 còn 9,6‰ năm 2014. Số dân thành thị 279.850 người chiếm 16,15%. Số người trong độ tuổi lao động là 1.094.272 người chiếm tỷ lệ 63,15%.

Đặc điểm dân số và phân bố dân cư: Dân số nông thôn chiếm tỷ trọng lớn (83,85%) chủ yếu làm nông nghiệp. Ngoài canh tác toàn tỉnh có 1.100 làng/1.420 làng có sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, trong đó trên 50 làng có quy mô phát triển khá mạnh, 32 làng được công nhận đạt tiêu chí làng nghề. Nhiều sản phẩm làng nghề như mộc, gốm sứ, kim hoàn, mây tre, chế biến bánh kẹo… đã có thương hiệu khá nổi tiếng trong tỉnh, trong vùng.

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng và đô thị hoá

* Hệ thống giao thông - Đường bộ

Mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh gồm 9.206 km, trong đó 2.200 km đường ô tô. Mật độ đường ô tô của tỉnh đạt 0,47 km/km2, cao nhất so với bình quân chung cả nước (0,21), đồng bằng sông Hồng (0,43). Toàn bộ 5 tuyến quốc lộ chạy qua tỉnh với chiều dài 146 km đều được cải tạo nâng cấp. Trong 13 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 256,9 km, có 90 cầu, 471 cống được cải tạo tu sửa dần, chất lượng còn hạn chế, số có chất lượng tốt mới chiếm 3,84%.

Mạng lưới đường huyện gồm 27 tuyến, tổng chiều dài 352 km, với 103 cầu và 308 cống, do thiếu kinh phí nên việc sửa chữa nâng cấp còn hạn chế.

Hệ thống đường xã, thôn của tỉnh với tổng chiều dài 8.419,3 km đã được cải thiện đáng kể qua chương trình phát triển giao thông nông thôn với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đường bê tông xi măng đạt 44%, đường nhựa 5,7%, còn lại là đường gạch, đường đá dăm, cấp phối và đất.

48 - Đường sắt

Toàn tỉnh có 3 tuyến đường sắt đi qua với chiều dài 70 km. Tuyến Hà Nội - Hải Phòng có 44 km qua tỉnh, tuyến Kép - Uông Bí 10 km, tuyến Cổ Thành - ga Chí Linh 16 km. Các tuyến đường sắt chủ yếu vẫn khổ đường cũ, chưa được nâng cấp, năng lực khai thác mới đạt 50% công suất. Hệ thống nhà ga được nâng cấp, cải tạo một phần.

- Đường thuỷ

Hải Dương là tỉnh có mạng lưới sông ngòi dày đặc, có nhiều sông lớn, tạo nên một hệ thống sông liên hoàn khá thuận lợi giữa các địa phương với các tỉnh phía Bắc, cũng như với hệ thống cảng biển quốc gia. Hiện trong tỉnh có 8 tuyến sông Trung ương quản lý dài 200,5km, sông địa phương quản lý 6 tuyến dài 119km. Ngoài các tuyến sông trên còn một số tuyến sông có khả năng phục vụ vận tải đường thuỷ, dự kiến đưa vào quy hoạch hệ thống sông địa phương quản lý khai thác gồm có 8 tuyến, dài 92km.

*Hệ thống cấp điện

Hệ thống cấp điện của Hải Dương đến nay tương đối tốt. Tốc độ tăng trưởng của điện năng thuơng phẩm đạt 9,8%/năm. Công suất cực đại toàn tỉnh đạt 160 MVA. Điện thương phẩm đạt 731,6 triệu KWh, bình quân đầu người tiêu thụ 431 KWh/năm, ngang mức tiêu thụ trung bình của cả nước. Đến nay 100% số xã được cấp điện, 100% số hộ khu vực thành thị, 99,98% số hộ khu vực nông thôn được cấp điện. Tuy nhiên tốc độ triển khai lưới điện 22 KV, cải tạo đường dây 6 KV và 10 KV sang 22 KV thực hiện chậm, do vậy một chương trình nâng cấp các trạm trung gian như Ghẽ, Chí Linh, Gia Lộc, Kim Thành không thuộc quy hoạch nhưng đã buộc phải thực hiện.

* Bưu chính viễn thông

Phát triển với tốc độ cao, áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật mới, nâng cấp mạng hiện có, nâng cao chất lượng phục vụ. Doanh thu bưu chính viễn thông tăng bình quân 28,7%/năm. Đến hết năm 2005, bình quân 100 dân có 16,1

49

máy điện thoại. Công nghệ thông tin có hướng phát triển khá. Toàn tỉnh có 11 mạng thông tin diện rộng, 800 mạng cục bộ, liên kết nối mạng với hơn 5.500 máy tính. 100% số xã, các doanh nghiệp và nhiều hộ gia đình đã thực hiện sử dụng máy vi tính và dịch vụ mạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quyết toán vốn của các doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hải dương​ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)