5. Kết cấu của đề tài
4.3.2. Kiến nghị với tỉnh Hải Dương
- UBND tỉnh cần căn cứ vào tình hình thực tiễn dự án, căn cứ vào nguồn vốn cho đầu tư XDCB để bố trí kế hoạch vốn chính xác, đầy đủ và hợp lý cho các dự án. Việc bố trí kế hoạch vốn phải thực hiện nhanh chóng, tập trung, tránh tình trạng bố trí vốn chậm và nhỏ lẻ, gây khó khăn cho công tác thông báo kế hoạch vốn của các cấp liên quan. Việc ứng trước vốn kế hoạch cũng chỉ thực hiện với các dự án cấp bách có khả năng thực hiện cao, còn các dự án khó thực hiện và tốc độ giải ngân thấp thì không nên bố trí vốn ứng trước.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh cần thực hiện công tác thanh tra kiểm soát định kỳ các dự án trên địa bàn để kịp thời phát hiện những vướng mắc hoặc sai phạm để có những biện pháp xử lý cần thiết. Cần thực hiện nghiêm túc các quy định của cấp trên giao xuống, nhanh chóng nắm bắt kịp thời những thay đổi trong cơ chế chính sách để có những hướng dẫn cần thiết cho các Chủ đầu tư.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng cần tuân thủ quy tắc là khi phê duyệt dự án phải bố trí đủ vốn cho dự án đó, hạn chế tình trạng thiếu vốn, ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ của dự án.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh cần phải nâng cao vai trò của mình trong việc hướng dẫn chỉ đạo chủ đầu tư và ban QLDA thực hiện đúng các quy định của pháp luật, thường xuyên có những hoạt động phổ biến các quy định mới cho
99
chủ đầu tư và ban QLDA để hoạt động đầu tư diễn ra được hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác kiểm soát, thanh toán vốn trong việc phát hiện và xử lý sai phạm do thực hiện sai quy định.
- Hạn chế tối đa tình trạng chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế... cần tăng cường hình thức đấu thầu rộng rãi nhằm chọn được những nhà thầu đủ năng lực thi công và có tình hình tài chính lành mạnh.
- Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra giám sát việc thực hiện dự án và sử dụng vốn đầu tư với các dự án thuộc địa phương quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cho mỗi dự án.
100
KẾT LUẬN
Quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành bằng nguồn NSNN của các cơ quan Tài chính là một trong những công cụ nhằm ngăn chặn và hạn chế những thất thoát, lãng phí trong lĩnh vực đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN. Do đó việc tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng quyết toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của các cơ quan tài chính là một việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Về lý luận, luận văn đã hệ thống hoá, khái quát và làm rõ những lý luận cơ bản về quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành trong quản lý đầu tư và xây dựng như là: khái niệm, vai trò của quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành, quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành tại các cơ quan tài chính, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành, quyết toán trong mối quan hệ với công tác quản lý chi phí đầu tư XDCB, nội dung của quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành và một số yêu cầu về chất lượng quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành bằng nguồn NSNN của các cơ quan tài chính địa phương.
Về thực tiễn, luận văn đã khái quát một số nét chính về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương; đã mô tả, phân tích đánh giá thực trạng quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành bằng nguồn NSNN của các cơ quan Tài chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương, chỉ ra những bất cập về cơ chế chính sách liên quan đến quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành, bất cập trong việc áp dụng các cơ chế, chính sách, bất cập trong công tác hướng dẫn, kiểm tra, thẩm tra và trình phê duyệt quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành bằng nguồn NSNN của các cơ quan Tài chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương làm cơ sở để đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác này.
101
Từ việc phân tích lý luận và thực tiễn nói trên, luận văn đã rút ra được một số kết luận sau:
Một là, để quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành từ vốn NSNN được thực hiện tốt thì việc có cơ chế chính sách tốt là điều tối quan trọng. Cơ chế chính sách bao gồm chính sách chung của Nhà nước (như: Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, quy trình thẩm tra quyết toán vốn đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN…) và chính sách áp dụng riêng đối với địa phương là kim chỉ nam chỉ đường dẫn lối, hướng dẫn cụ thể cho các địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Hai là, công tác quản lý, điều hành tại địa phương bao gồm các công việc như: hoàn thiện quy trình thẩm tra quyết toán và phê duyệt quyết toán, kiện toàn tổ chức bộ phận thẩm tra quyết toán, hướng dẫn công tác lập và thẩm tra quyết toán... là những giải pháp tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác này tỉnh Hải Dương.
Ba là, các giải pháp về cơ chế chính sách cũng như các giải pháp về công tác điều hành sẽ không thể thực hiện được nếu như thiếu các điều kiện để bảo đảm thực hiện như: hoàn thiện và ban hành đồng bộ hệ thống các văn bản về quản lý đầu tư XDCB, đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh, tăng cường công tác phân cấp trong quản lý đầu tư và xây, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư XDCB, tăng cường sự phối kết hợp giữa các các cơ quan chức năng trong tỉnh đối với hoạt động quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng... Đây là các điều kiện đủ để đảm bảo cho việc thực thi các giải pháp.
Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài luận văn và khả năng trình độ của tác giả, chắc chắn bản luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Nhưng hy vọng những vấn đề được nêu trong luận văn có thể đóng góp được một phần nhỏ bé trong việc hoàn thiện công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói chung.
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật Ngân sách nhà nước, ngày 23/6/2003
2. Bộ Tài chính (2007) thông tư số 149/2007/TT-BTC ngày 14/02/2007 hướng dẫn quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho các hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình quản lý các dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO, BT.
3. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 33/2007/TT-BTC hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn NSNN, ngày 09/04/2007
4. Bộ Tài chính (2008), Quyết định 56/2008/QĐ-BTC về việc Ban hành Quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, ngày 17/7/2008
5. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 19/2011/TT-BTC hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn NSNN, ngày 14/02/2011
6. Bộ Tài chính, Tài liệu tập huấn chế độ chính sách quản lý đầu tư, ngày 12-13 tháng 7 năm 2011.
7. Bộ xây dựng (2007), Thông tư số 05/2006/TT-BXD hướng dẫn việc lập
và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình, ngày 25/7/2007
8. Bộ Xây dựng (2007), Thông tư số 06/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng, ngày 25/07/2007
9. Thái Bá Cẩn (2003), Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, Nhà xuất bản Tài chính.
10. Thái Bá Cẩn (2005), Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, NXB Tài chính, Hà Nội.
11. Thái Bá Cẩn (2007), Khai thác nguồn vốn tín dụng Nhà nước ưu đãi cho đầu tư phát triển, NXB Tài chính, Hà Nội.
103
12. Ủy ban kinh tế và ngân sách của quốc hội (2007), Đề án “Kỹ năng thẩm tra báo cáo dự toán và báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước ở địa phương”, Hà Nội.
13. Đặng Văn Du, TS.Nguyễn Tiến Hanh (2010), Giáo trình quản lý chi Ngân sách Nhà Nước, NXB Tài chính, Hà Nội.
14. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2011), Giáo trình lập dự án đầu tư,
Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà nội.
15. Trường Đại học kinh tế quốc dân (2011), Giáo trình quản lý dự án đầu
tư, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
16. Nguyễn Anh Tuấn, Ngô Quang Tường, Lê Hoài Long (2012), “Các yếu tố gây chậm trễ và vượt chi phí ở các dự án xây dựng trong giai đoạn thi công” Tạp chí xây dựng xây dựng
17. Trần Trịnh Tường, (2013), “Đấu thầu trong hoạt động xây dựng những vấn đề pháp lý và thực tiễn”, Tạp chí xây dựng.
18. Phạm Thanh Sơn, (2014), Đổi mới cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB từ
NSNN địa phương (trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc), luận văn thạc sỹ kinh
tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
19. Sở Tài chính tỉnh Hải Dương, Báo cáo tổng hợp tình hình quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước các năm (2010, 2011, 2012, 2013, 2014).
104
PHỤ LỤC UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG,
THỊ TRẤN... Biểu mẫu số: 01/QTDA
BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN HOÀN THÀNH
Tên dự án đầu tư:
1. Các văn bản pháp lý liên quan:
SỐ TT TÊN VĂN BẢN KÝ HIỆU, NGÀY THÁNG NĂM BAN HÀNH CHỨC DANH NGƯỜI KÝ GIÁ TRỊ ĐƯỢC DUYỆT ( NẾU CÓ) A B 1 2 3 1 2 ...
2. Nguồn vốn đầu tư của dự án:
Đơn vị tính: đồng. SỐ TT TÊN CÁC NGUỒN VỐN NGUỒN VỐN THEO DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐƯỢC
DUYỆT
NGUỒN VỐN ĐÃ THỰC HIỆN
TĂNG (+), GIẢM (-) SO VỚI ĐƯỢC DUYỆT
A B 1 2 3 = 1 - 2
1 Ngân sách xã
2 Ngân sách cấp trên hỗ trợ
3 Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài
4 Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước
5 Nguồn đóng góp của nhân dân: Trong đó :
- Bằng tiền mặt - Giá trị hiện vật - Giá trị công lao động
105
3. Vốn đầu tư đề nghị quyết toán:
Đơn vị tính: đồng
NỘI DUNG CHI PHÍ DỰ TOÁN ĐƯỢC DUYỆT GIÁ TRỊ ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN
+ Chi phí xây dựng + Chi phí thiết bị + Chi phí khác
Tổng cộng:
4.Giá trị tài sản cố định mới tăng: 5. Giá trị tài sản lưu động bàn giao: 6. Thuyết minh, nhận xét, kiến nghị: NGƯỜI LẬP BÁO CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN BAN GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CỦA CỘNG ĐỒNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
..., ngày tháng năm....
CHỦ ĐẦU TƯ
106
Biểu mẫu số 2
BẢNG ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn: Tên dự án đầu tư:
1. Nguồn vốn đầu tư đã thanh toán đến ngày bàn giao:
Đơn vị tính: đồng
SỐ
TT TÊN CÁC NGUỒN VỐN SỐ LIỆU CỦA CHỦ ĐẦU TƯ SỐ LIỆU CỦA CƠ QUAN THANH TOÁN VỐN
CHÊNH LỆCH
A B 1 2 3 = 1 - 2
1 Ngân sách xã chi cho dự án đầu tư 2 Ngân sách cấp trên hỗ trợ
3 Nguồn tài trợ của các tổ chức cá nhân nước ngoài
4 Nguồn tài trợ của các tổ chức cá nhân trong nước
5 Nguồn đóng góp của nhân dân: Trong đó:
- Bằng tiền mặt - Giá trị hiện vật - Giá trị công lao động
Tổng cộng 1+2+3+4+5
2. Nhận xét, kiến nghị : Ý kiến nhận xét, kiến nghị đối với cấp có thẩm quyền phê
duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành của cơ quan quản lý, thanh toán vốn đầu tư; nêu những nguyên nhân chênh lệch và kiến nghị xử lý (nếu có):
..., Ngày tháng năm... ..., Ngày tháng năm....
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN... CƠ QUAN THANH TOÁN VỐN
KẾ TOÁN
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN BAN GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CỦA
CỘNG ĐỒNG (Ký, ghi rõ họ tên) CHỦ ĐẦU TƯ (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) KIỂM SOÁT, THANH TOÁN (Ký, ghi rõ họ tên) GIÁM ĐỐC (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)