5. Kết cấu của đề tài
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hải Dương là tỉnh nằm ở vùng đồng bằng Bắc bộ, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Trên bản đồ, vị trí của tỉnh được xác định như sau:
Điểm cực Bắc: 21015’ độ vĩ Bắc. Điểm cực Nam: 20036’ độ vĩ Bắc.
Điểm cực Đông: 106036’ độ kinh Đông. Điểm cực Tây: 106006’ độ kinh Đông.
Phía Bắc và Đông Bắc giáp các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Quảng Ninh. Phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên.
Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.
Phía Đông giáp thành phố Hải Phòng.
Chiều dài lớn nhất từ Bắc xuống Nam tỉnh là 63 km, từ Đông sang Tây tỉnh là 55 km, điểm cách biển gần nhất là 25 km.
3.1.1.2. Khí hậu
Tỉnh nằm trong vùng khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 3; 4) và gió nồm Đông Nam (tháng 5÷ tháng 9). Thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa (tháng 5, tháng 6) thường xuất hiện 1÷2 đợt gió Lào nóng, khô.
43
Khí hậu Hải Dương khá ẩm, trị số ẩm tương đối trung bình hàng năm giao động từ 80 90%. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.600 mm - 1.700 mm, mưa nhiều tập trung ở vào các tháng 6, 7, 8.
Nhiệt độ bình quân năm là 23,30C, tổng tích ôn cả năm khoảng 8.5000C, nhiệt độ cao nhất 37 - 380C (tháng 6), thấp nhất 5 - 60C (tháng 1; 2), tổng bức xạ khoảng 100 kcal/cm3/năm, số giờ nắng trung bình 1.600 - 1.700 giờ/năm. Điều kiện khí hậu của tỉnh thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, có thể gieo trồng 3 - 4 vụ trong năm. Vụ đông thích hợp với trồng một số loại cây trồng á nhiệt đới và ôn đới: cải bắp, xúp lơ, khoai tây… Đồng thời, với nhiệt độ thay đổi trong năm, độ ẩm lớn, cũng là điều kiện để phát sinh các loại dịch bệnh, sâu bệnh gây hại cho cây trồng, vật nuôi, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
Theo địa hình và trị số nhiệt độ trung bình, có thể phân chia thành 2 tiểu vùng khí hậu của tỉnh.
a) Tiểu vùng khí hậu bán sơn địa gồm 02 huyện Chí Linh và Kinh Môn. Mùa đông lạnh hơn các vùng khác trong tỉnh từ 1 - 20C. Nhiệt độ trung bình tháng 1 là 15 ÷ 160C, nhiệt độ thấp trung bình tháng 1 là 12 ÷ 130C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3,10C. Trong các đợt rét đậm, rét hại, vùng này xuất hiện sương muối ảnh hưởng tới cây trồng và vật nuôi. Vùng này có độ ẩm trung bình thấp hơn các nơi khác trong tỉnh, số giừo nắng hàng năm cao hơn nên dễ gặp hạn hán, mưa lớn dễ gây xói mòn, lũ quét..
b) Tiểu vùng khí hậu đồng bằng: gồm toàn bộ phần còn lại của tỉnh, có biến động nhiệt khá đồng nhất trong toàn vùng. Nhiệt độ trung bình tháng 01 là 16 ÷ 170C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng 01 là 13 ÷ 140C, thấp nhất tuyệt đối là 4 ÷ 50C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng 7 là 32 ÷ 330C, cao nhất tuyệt đối là 370C. Độ ẩm không khí bình quân năm từ 84 - 86%, số giờ nắng 1.650 ÷ 1.700 giờ/năm. Mùa đông ít có hiện tượng sương muối, mùa hạ thường có dông bão, mưa nhiều gây ngập úng.
44
3.1.1.3. Địa hình
Có tới 89% diện tích của tỉnh là đồng bằng do sự bồi đắp của phù sa thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Gần 11% diện tích khu vực phía Đông Bắc là vùng đồi núi, thuộc một phần của cánh cung Đông Triều. Vùng núi thuộc Chí Linh có 3 dãy núi, cao hơn cả là dãy Dây diều cao 618m, đèo Trê cao 533m, núi Dài cao 509m, các núi còn lại có độ cao từ 200 - 300m.
Vùng đồng bằng có độ cao trung bình từ 3m - 4m, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Trong từng vùng đất đai có cốt cao thấp xen kẽ nhau rất phức tạp.
Địa mạo của tỉnh được phân ra các vùng sau:
a) Vùng núi thấp phía Đông Bắc: có độ cao bình quân từ 200 - 300m. Các dãy núi phân bố không cùng hướng thống nhất, được cấu tao bởi đá trầm tích, tầng đất mỏng, cây chậm phát triển, lâm sinh nghèo.
b) Vùng đồi bát úp lượn sóng: có độ cao trung bình 40 - 50m, phân bố tập trung ở huyện Chí Linh và một phần huyện Kinh Môn. Tầng đất mỏng, nhiều sỏi đá. Hiện vùng này đã được trồng rừng, một số chuyển thành vườn rừng trồng cây ăn quả.
c) Vùng núi đá vôi: là dạng địa mạo điển hình castơ, bên ngoài lởm chởm, nhọn sắc, nhiều chỗ dốc đứng, bên trong có nhiều hang động ngầm, phân bố chủ yếu ở khu vực Nhị Chiểu và Phạm Mệnh (huyện Kinh Môn).
d) Vùng đồng bằng phù sa: là khu vực hình thành do bồi đắp phù sa của các con sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình tạo nên. Vùng này có thể chia thành các khu vực sau:
Khu vực bãi ngoài đê sông Thái Bình, sông Luộc, có độ cao lớn hơn khu vực trong đê, dốc nghiêng theo triền sông.
Khu Bình Giang, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Nam Chí Linh và Tây Bắc Tứ Kỳ có cốt đẩt phổ biến từ 4 - 5m, được bồi đắp do phù sa sông Đuống, sông Thái Bình. Tầng canh tác thuộc loại trung bình và mỏng, đất hơi chua.
Khu Nam Ninh Giang, Thanh Miện, cốt đất phổ biến dưới 2m. Ở giữa khu có những cánh đồng cát pha, có các dải phù sa nguyên mầu nâu tươi phân bố ven theo các sông.
45
Khu Kim Thành, Đông Nam Sách và Thanh Hà có cốt đất từ 0,5 - 1m, nghiêng dần theo hướng đông nam. Đây là khu vực bãi triều, lớp đất dưới mang tính chất của phù sa sông Thái Bình, nhưng lớp đất mặt có sự pha trộn của phù sa sông Đuống và ảnh hưởng phù sa sông Hồng. Do cốt đất thấp, khu này thường chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, dễ nhiễm mặn.
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương
3.1.1.4. Sông ngòi
Hải Dương có 4 sông lớn chảy qua, tổng chiều dài 500 km và trên 2000 km sông ngòi nhỏ. Hệ thống dòng chảy qua tỉnh hàng năm có lưu lượng trên 1 tỷ m3 nước.
Hệ thống sông Thái Bình và sông Luộc với chiều dài 500 km chảy qua tỉnh hình thành mạng lưới giao thông đường sông rộng khắp và thuận lợi, tạo
46
mối liên hệ với các tỉnh ngoài, hệ thống sông nội đồng, chủ yếu là các sông trục chính hệ thống Bắc Hưng Hải tạo mối liên hệ nội vùng qua các phương tiện vận tải đường sông loại nhỏ.
Điều kiện khí hậu, đất đai của tỉnh thuận lợi cho phát triển cả trồng trọt và chăn nuôi. Mạng lưới giao thông phân bố rộng khắp giúp cho việc trao đổi giao lưu kinh tế thuận lợi, nhưng cũng gây nhiều trở ngại cho công tác kiểm soát, ngăn chặn khi dịch bệnh xảy ra.