Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quyết toán vốn của các doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hải dương​ (Trang 49 - 50)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh.

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này, được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tại địa bàn nghiên cứu, thông qua đó đánh giá được mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu, từ đó làm căn cứ để phát hiện được xu hướng và nguyên nhân các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu.

Tác giả thực hiện thống kê các số liệu phán ánh về tình hình thực hiện quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành bằng nguồn NSNN tỉnh Hải Dương.

40

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp này để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất để xác định mức, xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau. Từ đó, người nghiên cứu chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi vấn đề.

Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu liên quan đến vốn xây dựng cơ bản hoàn thành bằng nguồn NSNN tại tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2007-2011. Các chỉ tiêu của phương pháp này được đưa vào nghiên cứu bao gồm: tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân, tốc độ tăng trưởng, số tương đối, số tuyệt đối trong các giai đoạn khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quyết toán vốn của các doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hải dương​ (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)