5. Kết cấu của đề tài
3.1.3. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý chi đầu tư xây
bản bằng nguồn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hải Dương
Trong những năm qua, công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển đã được Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đặc biệt vốn đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân.
Bảng 3.1: Tình hình thu chi ngân sách tỉnh Hải Dương
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng Bq (%) I. Tổng thu ngân sách 8.163,19 10.055,31 11.908,04 13.928,33 16.143,38 18,59 Trong đó: - Thu NSNN trên địa bàn: 5.592,03 6.768,8 8.004,16 7.948,99 9.392,69 13,84 - Thu bổ sung từ ngân
sách trung ương: 2.571,16 3.286,48 3.904,29 5.979,34 6.750,69 27,29
II. Tổng chi ngân sách: 7.496,59 6.469,49 7.511,96 8.781,25 9.566,80 6,29
- Chi đầu tư phát triển: 1.012,05 1.363,9 1.388,75 1.382,43 1.032,40 4,5
Trong đó:
chi cho XDCB: 949,16 1.358,98 1.385,75 1.354,94 1.341,91 9,04
- Chi thường xuyên 2.423,49 2.999,3 4.034,20 5.037,31 5.395,64 22,15
50
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2010 - 2014 đạt 37.146,35 tỷ đồng (bình quân 7.429,57 tỷ đồng /năm), trong đó nguồn NSNN chiếm khoảng 19%, còn lại là vốn khu vực dân cư và thành phần kinh tế khác (xem bảng 3.2).
Nguồn vốn ngân sách đã được đầu tư theo quy hoạch, tương đối tập trung, hiệu quả và đảm bảo cơ cấu phù hợp giữa các ngành, các vùng miền, đặc biệt là đầu tư tập trung cho các dự án trọng điểm ở các vùng trọng điểm, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực miền núi, xoá đói giảm nghèo…
Bảng 3.2: Tổng hợp nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số Tốc độ BQ%) Tổng vốn đầu tư 6.981,14 6.322,62 7.250,85 7.832,90 8.758,84 37.146,35 2,92 Vốn NSNN 1.242,18 1.125,18 1.357,36 1.458,27 1.625,32 6.808,31 4,09 Vốn tín dụng đầu tư 1.162,35 1.057,28 1.123,17 1.254,16 1.354,88 5.951,84 1,92 DN nhà nước 779,13 725,29 788,32 812,31 945,16 4.050,21 1,05 DN ngoài nhà nước 1.821,09 1.542,13 1.854,32 1.914,25 2.212,32 9.344,11 1,26 Vốn dân cư 568,15 547,21 578,25 601,05 654,63 2.949,29 1,42 Đầu tư trực tiếp
của nước ngoài 1.054,18 1.024,36 1.124,15 1.214,47 1.345,28 5.762,44 3,60 Vốn khác 354,06 311,17 425,28 578,39 621,25 2.290,15 13,05
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Hải Dương
Tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn từ 2010 - 2014 là 6.808,31 tỷ đồng, bình quân 1.331,62 tỷ đồng/năm.; tốc độ tăng trưởng bình quân vốn đầu tư phát triển giai đoạn này đạt gần 2,92%.
51
Trong số các nguồn vốn đầu tư tại tỉnh giai đoạn này thì nguồn vốn NSNN tăng từ 1.162,35 tỷ năm 2010 lên tới 1.625,32 tỷ vào năm 2014, tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 4,09%.
Tổng vốn doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn này (từ năm 2010 - 2014) không cao, tổng số là 945,16 tỷ, tốc độ tăng trưởng bình quân là 1,05%; tổng vốn doanh nghiệp ngoài nhà nước giai đoạn này đạt mức cao là 9.344,11 tỷ đồng, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ đat 1,42%. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự tăng trưởng tương đối mạnh của nguồn vốn từ trực tiếp từ nước ngoài, đạt con số tuyệt đối là 5.762,44 tỷ đồng, mức độ tăng trưởng bình quân là 3,06%.
Với lượng vốn được huy động cho đầu tư phát triển trong những năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng trong tỉnh đã từng bước được cải thiện đáng kể. Tập trung đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trọng điểm, hạ tầng nông nghiêp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên đầu tư nâng cấp, mở rộng, hoàn thiện và từng bước hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi theo quy hoạch, gia cố chống sạt lở bờ sông Hồng, bờ hữu ngạn sông Thái Bình; Trường Đại học Sao Đỏ, Trường Cao đẳng Nghề, trường Kỹ thuật y tế, trung tâm dạy nghề ở một số huyện trọng điểm; triển khai xây dựng bệnh viện đa khoa thực hành vùng và một số bệnh viện chuyên khoa; đầu tư hoàn thành bệnh viện đa khoa tỉnh, các bệnh viện tuyến huyện; cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới một số công trình văn hoá, phúc lợi công cộng trọng điểm; đầu tư, tôn tạo Khu di tích lịch sử Côn Sơn, Mao Điền vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng. Hệ thống điện lưới quốc gia đã được đầu tư đến 12/12 huyện, thị, thành phố; 98% xã, phường, thị trấn và 97% hộ có điện lưới quốc gia. Nhiều cơ sở sản xuất và dịch vụ lớn được xây dựng đưa vào hoạt động góp phần tăng thêm năng lực sản xuất của nền kinh tế như: dây chuyền mới Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, nhà máy gốm sứ Hải Dương.
52
3.2. Thực trạng công tác quyết toán vốn của các doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương
3.2.1. Công tác quản lý quyết toán chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành tại tỉnh Hải Dương
Trong những năm qua, nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trụ sở làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh Hải Dương là rất lớn. Căn cứ dự toán chi đầu tư XDCB và nguồn thu phát sinh trên địa bàn, ngoài việc ưu tiên bố trí vốn đầu tư XDCB cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, đường giao thông liên huyện, liên xã để thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển kinh tế, tỉnh Hải Dương còn chú trọng trong tới việc đầu tư cho các dự án phát triển văn hoá, xã hội trên địa bàn như xây dựng trường học, bệnh viện để nâng cao đời sống nhân dân và đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn.
Về số liệu cụ thể, từ năm 2010 đến năm 2014, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có khoảng 612 dự án được triển khai đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN (bao gồm nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh). Cơ cấu vốn đầu tư trong giai đoạn này chiếm tỷ lệ nhiều nhất là vốn đầu tư cho các công trình giao thông với tổng số tiền 237.494 triệu đồng, bằng 40,4%. Vốn đầu tư cho các công trình thuộc hệ thống giáo dục 151.506 triệu đồng, bằng 25,8%. Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng KT-XH là 98,866 triệu đồng, bằng 16,8%. Đầu tư cho các công trình giao thông 237.494 triệu đồng, đầu tư cho các công trình của các cơ quan quản lý nhà nước 39,879 triệu đồng, bằng 6,7%, công trình văn hoá, xã hội 15,755 triệu đồng, bằng 2,6%...
53
Chi đầu tư XDCB từ 2010 đến 2014 trên địa bàn tỉnh Hải Dương được phản ánh qua các số liệu tại Bảng 3.3 sau đây:
Bảng 3.3: Tình hình chi đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng số dự án Tổng số vốn thanh toán Trong đó Hạ tầng KTXH Giao thông Giáo dục Y tế, văn hoá QLNN Khác 2010 68 74.450 4.094 29.832 21.679 1.200 14.902 2.743 2011 157 102.152 15.084 48.633 27.734 250 3.239 7.212 2012 125 123.200 22.570 50.789 30.436 3.915 4.885 10.605 2013 128 126.618 23.618 51.327 30.975 4.108 5.210 11.380 2014 135 136.634 25.732 54.681 33.136 6.021 5.589 11.475 Cộng 612 587.204 98,866 237.494 151.506 15.755 39.879 43.704
Nguồn: Báo cáo quyết toán chi đầu tư XDCB nguồn vốn ngân sách của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010-2014
Số liệu bảng 3.3 chi đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước từ 2010 đến nay tăng nhanh cả về số lượng dự án và tỷ trọng chi đầu tư chiếm khoảng trên 40% tổng chi ngân sách tỉnh.
Hiện nay, hầu hết các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh đều đã có trụ sở làm việc khang trang, rộng rãi. Các tuyến đường giao thông huyết mạch nối Hải Dương - Hải Phòng đã được mở rộng, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới, đảm bảo cho việc đi lại của người dân và giao lưu kinh tế giữa các vùng miền thuận lợi. Nhiều trường học, nhà văn hóa, trạm y tế được ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư. Tỉnh Hải Dương hiện có 85% số lớp học được kiên cố hoá và trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy; 100% trường học được kết nối Internet; 100% huyện, thị trấn được đầu tư xây dựng trạm y tế khang trang, trang bị thiết bị y tế từng bước được đầu tư, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tại chỗ của tuyến cơ sở...
54
3.2.2. Công tác hướng dẫn, đôn đốc quyết toán vốn đầu tư đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành bằng nguồn ngân sách nhà nước của Sở Tài chính
3.2.2.1. Công tác hướng dẫn
Trong những năm qua, công tác hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành của Sở Tài chính Hải Dương đối với các chủ đầu tư và các phòng tài chính chưa thực hiện được nhiều, Sở Tài chính chưa có văn bản hoặc đề nghị UBND tỉnh ra văn bản để hướng dẫn việc áp dụng các thông tư của Bộ Tài chính về quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành. Công tác này chỉ dừng lại ở mức độ sau:
Đối với việc hướng dẫn các chủ đầu tư: chỉ được thực hiện khi chủ đầu
tư đến nộp báo cáo quyết toán; trong khâu kiểm tra hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn chủ đầu tư lập lại hoặc bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ quyết toán của chủ đầu tư chưa đạt yêu cầu.
Đối với việc hướng dẫn các phòng tài chính - kế hoạch huyện: chưa triển khai được đồng đều, chủ yếu là khi đơn vị nào có vướng mắc trong quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành thì được hướng dẫn trực tiếp hoặc qua điện thoại thông qua phòng Đầu tư.
3.2.1.2. Công tác đôn đốc
Hàng năm, căn cứ vào danh mục dự án, công trình XDCB đã hoàn thành nhưng chưa được quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành do Kho bạc nhà nước tỉnh cung cấp, Sở Tài chính có văn bản gửi đến từng chủ đầu tư, ban quản lý dự án, yêu cầu lập và nộp báo cáo quyết toán những dự án, công trình mà các đơn vị đó quản lý.
Đối với những chủ đầu tư có dự án, công trình hoàn thành đã nhiều năm nhưng vẫn chưa thực hiện lập và nộp báo cáo quyết toán, Sở Tài chính có văn bản đôn đốc và đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh có biện pháp xử lý đối với những chủ đầu tư đó.
55
3.2.3. Công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành bằng nguồn ngân sách nhà nước tại các cơ quan tài chính tỉnh Hải Dương
Các cơ quan tài chính địa phương có chức năng thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành bằng nguồn NSNN bao gồm: Sở Tài chính, các Phòng Tài chính - kế hoạch huyện, thị xã, thành phố.
3.2.3.1. Tại Sở Tài chính * Trình tự tiến hành
Trình tự thẩm tra quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành bằng nguồn NSNN được thực hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1: Trình tự thẩm tra quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành tại Sở Tài chính Hải Dương
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
Bộ phận cải cách hành chính theo mô hình một cửa của Sở Tài chính (gọi tắt là bộ phận một cửa) tiếp nhận hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành của chủ đầu tư nộp, tiến hành kiểm tra tính đầy đủ các nội dung của hồ sơ theo quy định, nếu đầy đủ lập phiếu giao nhận hồ sơ với chủ đầu tư (hoặc người đại diện chủ đầu tư).
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Giao nhiệm vụ thẩm tra
Tiến hành thẩm tra báo cáo quyết toán
Tổng hợp, báo cáo, thông qua, trình duyệt kết quả thẩm tra quyết toán
56
Bước 2: giao nhiệm vụ thẩm tra.
Bộ phận một cửa bàn giao hồ sơ cho Lãnh đạo phòng nghiệp vụ được giao nhiệm vụ thẩm tra quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành (phòng Đầu tư), Lãnh đạo phòng nghiệp vụ giao hồ sơ quyết toán cho cán bộ được giao nhiệm vụ thẩm tra, cán bộ thẩm tra một lần nữa kiểm tra tính đầy đủ các nội dung của hồ sơ theo quy định, nếu đầy đủ trình lãnh đạo phòng ký biên bản giao nhận hồ sơ với bộ phận một cửa.
Cán bộ được giao nhiệm vụ thẩm tra căn cứ vào tính chất, quy mô của dự án, công trình (hay hạng mục công trình) quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành để chủ động lập kế hoạch và có biện pháp thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ được giao và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm tra của mình.
Bước 3: tiến hành thẩm tra báo cáo quyết toán
* Đối với dự án không kiểm toán báo cáo quyết toán:
(1) Tra hồ sơ pháp lý:
+ Tra việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư và xây dựng thủ tục lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật.
+ Tra tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế do chủ đầu tư ký với các nhà thầu (tư vấn, xây dựng, cung ứng vật tư thiết bị) để thực hiện dự án.
Nguồn vốn đầu tư của dự án: số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán do chủ đầu tư báo cáo với số xác nhận của cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán liên quan để xác định số vốn đầu tư thực tế thực hiện; Sự phù hợp trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư so với cơ cấu xác định trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
(2) Chi phí đầu tư:
Đối với những công việc do chủ đầu tư (ban quản lý dự án) tự thực hiện: bao gồm các khoản mục chi phí thuộc chí phí quản lý dự án và các gói
thầu, chủ đầu tư được phép tự thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Nội dung thẩm tra bao gồm:
57
+ Kiểm tra các nội dung, khối lượng trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán của chủ đầu tư với biên bản nghiệm thu khối lượng;
+ Đối chiếu đơn giá trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán của chủ đầu tư với đơn giá trong dự toán được duyệt đảm bảo phù hợp với định mức, đơn giá của Nhà nước hoặc phù hợp với nguyên tắc lập định mức, đơn giá theo quy định của Nhà nước.
- Đối với những công việc do các nhà thầu thực hiện theo hợp đồng:
+ Thẩm tra đối với hợp đồng theo hình thức "Giá hợp đồng trọn gói" (không phân biệt hình thức lựa chọn nhà thầu):
+ Đối chiếu các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng thực hiện, đơn giá trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng thực hiện, đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng.
+ Khi nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng thực hiện và đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng; thì giá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký.
- Thẩm tra đối với hợp đồng theo hình thức "Giá hợp đồng theo đơn giá cố định" (không phân biệt hình thức lựa chọn nhà thầu).
Đối chiếu với biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện để thẩm tra các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng thực hiện trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B; đối chiếu đơn giá trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với đơn giá cố định ghi trong bản tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng; giá trị quyết toán bằng khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu đúng quy định nhân (x) với đơn giá cố định ghi trong hợp đồng.
Thẩm tra đối với hợp đồng theo hình thức "Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh" (không phân biệt hình thức lựa chọn nhà thầu):
58
Căn cứ điều kiện cụ thể của hợp đồng, xác định rõ phạm vi và phương thức điều chỉnh của hợp đồng. Trường hợp điều chỉnh về khối lượng, phải căn cứ biên bản nghiệm thu khối lượng để thẩm tra khối lượng. Trường hợp điều chỉnh về đơn giá, phải căn cứ nguyên tắc điều chỉnh đơn giá ghi trong hợp đồng.
+ Thẩm tra đối với hợp đồng theo hình thức "Giá hợp đồng kết hợp" (không phân biệt hình thức lựa chọn nhà thầu):
Hợp đồng theo hình thức "Giá hợp đồng kết hợp" phải xác định rõ phạm vi theo công trình, hạng mục công trình hoặc nội dung công việc cụ thể