5. Kết cấu của đề tài
4.3.1. Kiến nghị với Trung ương
Chính phủ cần có một số biện pháp sau nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý đầu tư xây dựng nói chung và quản lý vốn đầu tư XDCB nói riêng:
- Sửa đổi Luật NSNN sao cho phù hợp với những thay đổi của nền kinh tế, xã hội, hướng đến cơ chế quản lý mới, hiện đại, hiệu quả hơn.
- Cải cách các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, nhanh gọn nhưng vấn đảm bảo những yêu cầu cần thiết cho công tác quản lý.
- Chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện nghiêm túc công tác quản lý đầu tư xây dựng.
- Quy định rõ quyền hạn trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong hoạt động đầu tư, xây dựng.
- Chính phủ cần nâng cao vai trò vị thế chủ chốt của mình trong công tác lãnh đạo các Bộ, ngành, các cấp thực hiện đúng theo đường lối, chủ trương và các quy định đã đề ra.
Ngoài ra hiện nay các luật liên quan đến hoạt động đầu tư và vốn đầu tư được ban hành trên phạm vi rộng gồm một số Luật như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng. Luật Đất đai, Luật Thuế…nên nhiều văn bản có
98
những quy định chưa đồng bộ, còn mâu thuẫn và chồng chéo lên nhau, bởi vậy Chính phủ cần nghiên cứu một cách thận trọng và có những biện pháp để ban hành đồng bộ hơn các luật và các văn bản dưới luật sao cho tạo nên một cơ chế quản lý điều hành thống nhất và chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tất cả các cấp có liên quan trong hoạt động đầu tư nói chung và quản lý vốn đầu tư nói riêng. Đồng thời quá trình nghiên cứu, thời gian nghiên cứu để ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện có thể kéo dài nhưng khi đã ban hành thành luật, và các văn bản dưới luật, thì cần phải triển khai nhanh chóng, đồng bộ và nhất quán.