Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh lai châu đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh​ (Trang 97)

5. Bố cục của luận văn

4.3. Một số kiến nghị

4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Lai Châu

* Tiếp tục tham mưu, đề xuất giúp xây dựng và hoàn thiện các văn bản

quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động kiểm tra của Ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng

NHNN chi nhánh tỉnh Lai Châu tiếp tục nghiên cứu để tham mƣu, đề xuất ý kiến giúp sửa đổi các văn bản hiện hành, cũng nhƣ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của TCTD; rà soát và hoàn thiện quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và đảm bảo việc tuân thủ nghiêm túc các quy định này, đặc biệt là quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro.

* Đổi mới mô hình bộ máy hoạt động của kiểm tra, giám sát ngân hàng

Cần đổi mới mô hình tổ chức bộ máy của đơn vị kiểm tra theo hƣớng độc lập với NHNN chi nhánh và chịu sự quản lý, chỉ đạo và hƣớng dẫn về công tác tổ chức, cán bộ và chuyên môn nghiệp vụ của Cơ quan thanh tra, giám sát NH cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Bên cạnh đó cũng nâng cao tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ cũng nhƣ có kế hoạch tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ nhằm nâng cao chất lƣợng kiểm tra của NHNN chi nhánh tỉnh đối với các TCTD trên địa bàn.

* Đổi mới phương pháp kiểm tra, giám sát ngân hàng

Việc đổi mới phƣơng pháp kiểm tra, giám sát ngân hàng bằng việc xây dựng hệ thống phƣơng pháp thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của Ủy ban Giám sát NH Basel nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng:

- Xây dựng, sửa đổi, cải tiến chƣơng trình giám sát mới cho phù hợp với việc GSTX của chi nhánh TCTD trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng sổ tay thanh tra, giám sát ngân hàng trong đó có đầy đủ các chỉ tiêu định lƣợng, định tính để hƣớng dẫn cán bộ thanh tra thực hiện.

- Tăng cƣờng công tác đào tạo và đào tạo lại về nghiệp vụ thanh tra và các nghiệp vụ ngân hàng khác theo hƣớng thích ứng với điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực.

* Hoàn thiện hệ thống hạ tầng hỗ trợ công tác thanh tra ngân hàng

- Tiếp tục đẩy mạnh nâng cao hơn nữa vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng, là Trung tâm thông tin dữ liệu tập trung với đầy đủ thông tin, số liệu cần thiết, đƣợc cập nhập và xử lý kịp thời, đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của các TCTD và NHNN.

- NHNN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động TTGS ngân hàng; đầu tƣ cho công nghệ, đáp ứng nhu cầu xử lý và trao đổi thông tin giữa các cơ quan giám sát và tổ chức đƣợc giám sát.

- Tăng cƣờng các quy chế công bố thông tin, nâng cao chất lƣợng và mức độ tin cậy của thông tin thông qua cải thiện chất lƣợng và hiệu quả hoạt động kiểm toán độc lập. Đảm bảo việc kết nối thông tin thông suốt giữa các đơn vị chức năng của Cơ quan TTGS ngân hàng, giữa TTNH và các TCTD, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả giữa Cơ quan TTGS ngân hàng và các cơ quan giám sát tài chính trong nƣớc.

4.3.3. Đối với các tổ chức tín dụng

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, các quy định, quy chế trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu về an toàn trong hoạt động.

- Tăng cƣờng áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại mà đặc biệt là hệ thống thông tin phục vụ cho công tác quản lý nội bộ của ngân hàng để thực hiện tốt việc báo cáo thông tin phục vụ cho hoạt động giám sát, thanh tra của NHNN.

- Củng cố, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm: cơ chế, chính sách, quy chế nội bộ, cơ cấu tổ chức bộ máy để đảm bảo khả năng giám sát chặt chẽ các lĩnh vực hoạt động.

KẾT LUẬN

Qua hơn 10 năm tỉnh Lai Châu đƣợc chia tách, xây dựng và phát triển, hệ thống các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, đóp góp không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn vẫn còn nhiều tồn tại, sai phạm, vƣớng mắc cần có những giải pháp để củng cố, chấn chỉnh kịp thời.

Thông qua việc tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam Chi nhánh tỉnh Lai Châu đối với các ngân hàng trên địa bàn sẽ giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai phạm, các rủi ro có thể xẩy ra, giúp các ngân hàng trên địa bàn hoạt động an toàn và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phƣơng.

Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận trong hoạt động kiểm tra, giám sát của NHNN đối với các tổ chức tín dụng, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra, giám sát của NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Lai Châu đối với các ngân hàng trên địa bàn, từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm tra, giám sát. Luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lƣợng công tác kiểm tra của Ngân hàng Trung ƣơng đối với các tổ chức tín dụng.

- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lƣợng công tác kiểm tra của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam chi nhánh tỉnh Lai Châu đối với các tổ chức tính dụng trên địa bàn tỉnh.

- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác kiểm tra của NHNN chi nhánh tỉnh Lai Châu đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra của NHNN chi nhánh tỉnh Lai Châu đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.

Do điều kiện có hạn về mặt thời gian, kinh phí cũng nhƣ về kiến thức, kinh nghiệm của tác giả nên luận văn vẫn còn một số hạn chế. Nghiên

cứu này mới dừng lại ở phân tích chất lƣợng hoạt động kiểm tra dựa trên số liệu thứ cấp mà chƣa tiến hành điều tra thu thập số liệu sơ cấp để tiến hành nghiên cứu đồng thời chƣa áp dụng đƣợc nhiều phƣơng pháp nghiên cứu lƣợng hóa hiện đại để phân tích sâu hơn về chất lƣợng công tác kiểm tra của Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Lai Châu đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.

Cần có những nghiên cứu sâu rộng hơn với các phƣơng pháp nghiên cứu lƣợng hóa hiện đại để đánh giá thêm về chất lƣợng công tác kiểm tra của Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phùng Lê Thị Hạnh (2012), Hoàn thiện công tác thanh tra của NHNN đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ

Tài chính - NH, Học viện Hành chính.

2. Đồng tác giả Lê Ngọc Lân và Bùi Thị Thanh Tình (2011), "Đánh giá hoạt động thanh tra giám sát của NHNN Việt Nam hiện nay", Tạp chí Khoa học và Đào tạo NH, số 110.

3. Lịch sử ngành Ngân hàng Lai Châu.

4. Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Lai Châu, Báo cáo thống kê tình hình

thanh tra, kiểm tra các TCTD trong nước giai đoạn năm 2013 đến 2015,

Lai Châu.

5. Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Lai Châu (2015), Báo cáo tình hình hoạt động các ngân hàng trên địa bàn giai đoạn 2013 đến 2015, Lai Châu.

6. Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Lai Châu (2013), Báo cáo đánh giá

hoạt động của các ngân hàng thương mại qua công tác thanh tra, kiểm tra năm 2014, Lai Châu.

7. Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Lai Châu, Báo cáo đánh giá hoạt động của các ngân hàng thương mại qua công tác thanh tra, kiểm tra năm 2013,2014,2015 Lai Châu.

8. NHNN Việt Nam (2013), Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của NHNN Việt Nam, Nghị định 156/2013/NĐ-CP, Hà Nội.

9. NHNN Việt Nam (2014), Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan thanh tra, giám sát NH trực thuộc NHNN Việt Nam, Quyết định 35/2014/QĐ-TTg, Hà Nội.

10. NHNN Việt Nam (2012), Quy định xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các

TCTD, chi nhánh NH nước ngoài, Thông tƣ 10/2012/TT-NHNN, Hà Nội.

11. NHNN Việt Nam (1999), Quy chế GSTX đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam, Quyết định 398/QĐ - NHNN3, Hà Nội.

12. NHNN Việt Nam (1999), Hướng dẫn thực hiện Quy chế GSTX đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam, Quyết định 1525/1999/CV-TTr1, Hà Nội.

13. Quốc hội (2010), Luật các TCTD, Hà Nội.

14. Quốc hội (2010), Luật NHNN Việt Nam, Hà Nội. 15. Quốc hội (2010), Luật Thanh tra, Hà Nội.

16. Quyết định số 2989/QĐ-NHNN ngày 14/12/2009 của Thống đốc NHNN

quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

17. Hoàng Đình Thắng (2011), Đổi mới tổ chức TTNH theo quy định của pháp luật về thanh tra, ngành thanh tra Việt Nam.

18. Hoàng Đình Thắng, Thanh tra trên cơ sở rủi ro và tiến trình áp dụng tại

Việt Nam

19. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2010-quyển 3), Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học Ngành ngân hàng.

20. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2014-quyển 6), Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học Ngành ngân hàng

21. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2008), "Thanh tra, giám sát, kiểm soát, kiểm toán ngân hàng", Tạp chí Ngân hàng, NXB Thanh Niên.

22. Thanh tra Chính phủ (2009), Quy định về chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn

và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam, Quyết định 83/2009/QĐ-TTg, Hà Nội Thanh tra Chính phủ.

23. Thanh tra Chính phủ, Thông tƣ số 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010, Quy

định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra.

24. Thông tƣ liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 16/6/2014

giữa Bộ Tƣ pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, hƣớng dẫn một số vấn đề xử lý tài sản bảo đảm.

25. Thống đốc NHNN, Quyết định 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 09/11/1999

ban hành quy chế giám sát từ xa đối với các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.

26. Thống đốc NHNN, Quyết định 290/2014/QĐ-NHNN ngày 25/02/2014 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.

27. Thống đốc NHNN, Thông tƣ số 03/2015/TT-NHNN ngày 20/3/2015

Hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.

28. Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng

Nhà nƣớc quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.

29. Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg ngày 12/6/2014 Quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

30. Trƣờng Cán bộ thanh tra (2009), Nghiệp vụ Công tác thanh tra, NXB Giao

thông vận tải, Hà Nội.

31. Quyết định 493/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về việc ban hành Quy định về

phân loại nợ, trích lập và sử dụng đự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD.

32. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2008), "Thanh tra, giám sát, kiểm soát,

kiểm toán ngân hàng", Tạp chí Ngân hàng, NXB Thanh Niên.

33. Nguyễn Đình Tự (2005), Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học

ngành ngân hàng- Quyển 4, NXB Thống kê, Hà Nội.

34. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Nghiệp vụ ngân hàng trung ương, NXB Đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh lai châu đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh​ (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)