Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh lai châu đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh​ (Trang 47)

5. Bố cục của luận văn

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá trực tiếp chất lượng công tác kiểm tra của Ngân

hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng

* Số lượng, mức độ sai phạm, tồn tại phát hiện qua công tác kiểm tra

Trong công tác kiểm tra hoạt động tín dụng việc nhận định, đánh giá và chỉ ra các sai phạm, tồn tại là rất quan trọng. Tiêu chí này thể hiện thông

qua số lƣợng những sai phạm, tồn tại trong hoạt động tín dụng mà kiểm tra chi nhánh đã phát hiện trong quá trình thanh tra tại các tổ chức tín dụng. Trong đó chủ yếu sai phạm trong công tác thẩm định, cho vay không đủ điều kiện vay vốn, kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay chƣa đúng quy định, sử dụng vốn vay sai mục đích, chấp hành chƣa nghiêm chỉnh lãi suất cho vay theo quy định, phân loại nợ sai quy định, công tác định giá tài sản đảm bảo...

* Số lượng sai phạm nghiêm trọng phát hiện qua công tác kiểm tra được xử lý

Các loại sai phạm trong công tác kiểm tra hoạt động tín dụng rất đa dạng, tuy nhiên nếu những sai phạm chỉ mang tính chất đơn lẻ, mức độ chƣa nghiêm trọng thì việc xử lý vi phạm chỉ đơn thuần là các kiến nghị, đề xuất khắc phục, bổ sung, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm... Tuy nhiên khi các sai phạm mang tính chất nghiêm trọng, gây rủi ro hoặc ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng tín dụng, quy mô hoạt động nhƣ vi phạm quy chế an toàn về vốn, quy chế cho vay, phân loại nợ, dự phòng, giới hạn cấp tín dụng... thì cần đƣợc phát hiện và kết luận chính xác để xử lý kịp thời, phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

* Số lượng sai phạm được khắc phục sau kiểm tra

Việc theo dõi thực hiện các kiến nghị sau kiểm tra đƣợc thực hiện theo Thông tƣ số 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Theo đó tiêu chí này thể hiện số lƣợng các kiến nghị sau kiểm tra đƣợc các tổ chức tín dụng nghiêm túc thực hiện theo đúng thời gian quy định. Sự đảm bảo tính khả thi của kiến nghị, hay nói cách khác những kiến nghị xử lý của thanh tra đƣợc tiếp thu, thực hiện một cách triệt để, nghiêm túc sẽ giúp cho hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng hạn chế đƣợc rủi ro, đồng thời góp phần đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả đúng theo quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.

* Số lượng kiến nghị, đề xuất đến các cơ quan có thẩm quyền về quy chế, quy định pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng

Để hoạt động thanh tra đạt hiệu quả cao cần nghiên cứu, áp dụng các quy chế, quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của ngân hàng.

Thực tế trong quá trình thanh tra trực tiếp tại các đơn vị nếu phát hiện ra những bất cập, thiếu thực tiễn về cơ chế, chính sách không còn phù hợp hoặc đã lỗi thời với hoạt động của tổ chức tín dụng thời hiện đại thì cần có những kiến nghị, đề xuất đúng nội dung, thẩm quyền đến cơ quan ban hành văn bản, pháp luật nhằm hoàn thiện công tác thanh tra. Có nhƣ vậy, hoạt động của tổ chức tín dụng đƣợc đảm bảo là luôn có những điều chỉnh thích nghi với những điều kiện mới, những biến động của nền kinh tế. Từ đó, mục tiêu về hoạt động thanh tra của NHNN đối với tổ chức tín dụng là đảm bảo hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng an toàn và hiệu quả ngày càng đƣợc hoàn thiện.

2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá gián tiếp chất lượng công tác kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng

Việc đánh giá gián tiếp chất lƣợng và kết quả công tác kiểm tra thông qua hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng sau khi đƣợc kiểm tra, thể hiện qua những tiêu chí sau:

* Tình hình tăng trƣởng dƣ nợ, cơ cấu tín dụng của hệ thống tổ chức tín

dụng trên địa bàn

Đánh giá tốc độ tăng trƣởng quy mô, cơ cấu tín dụng thông qua các tiêu chí: Kết quả tăng trƣởng có phù hợp với quy định của NHNN về định hƣớng tăng trƣởng trong từng thời kỳ, mức độ tập trung cho vay theo nhóm khách hàng, ngành, lĩnh vực...

* Chất lượng tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn

Hoạt động kiểm tra, giám sát góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của hệ thống tổ chức tín dụng, trong đó có rủi ro nợ xấu rất đƣợc chú trọng. Hoạt động kiểm tra nhằm ngăn chặn, phát hiện và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động, chấn chỉnh các tổ chức tín dụng thực hiện đúng quy chế, quy định của pháp luật.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH TỈNH LAI CHÂU ĐỐI VỚI CÁC TỔ

CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 3.1. Khái quát về tỉnh Lai Châu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 400 km về phía Đông Nam, có toạ độ địa lý từ 21051’ đến 22049’ vĩ độ Bắc và 102019’ đến 103059’ kinh độ Đông; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và phía Đông Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Sơn La.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình đƣợc tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều đỉnh núi cao nhƣ đỉnh Pu Sa Leng cao 3.096 m. Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, phía Đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Tây là dãy núi Sông Mã, giữa hai dãy núi trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tƣơng đối rộng lớn thuộc lƣu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi dài 400 km chạy suốt từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Quan Sơn, Quan Hóa…(Thanh Hoá). Có nhiều cao nguyên, sông suối, sông có nhiều thác gềnh, dòng chảy lƣu lƣợng lớn nên có tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Có 265,095 km đƣờng biên giới giáp với Trung Quốc, là tỉnh có vị trí quan trọng về địa lý và an ninh quốc phòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

3.1.1.3. Khí hậu thủy văn

Lai Châu có khí hậu điển hình của vùng núi cao Tây Bắc, ngày nóng, đêm lạnh. Khí hậu trong năm chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mƣa và mùa khô. Lƣợng mƣa khá lớn, phân bố không đều trong năm. Hƣớng gió chủ đạo là gió Tây và gió Đông Nam, ít chịu ảnh hƣởng của bão và gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình năm là 22 - 250C. Do có cao độ biến động lớn nên chế độ nhiệt giữa vùng cao và vùng thấp cũng rất khác nhau, những vùng có độ cao trên 1.000 m khí hậu mát, lạnh

và ẩm quanh năm. Lai Châu có lƣợng mƣa khá lớn và có sự phân bố không đều trong năm thƣờng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 nhất là các tháng 6, 7, 8 và thƣờng chiếm tới 80% lƣợng mƣa cả năm. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là thời kỳ mùa đông lạnh và ẩm, lƣợng mƣa thấp, vào những đợt rét nhất nhiều nơi nhiệt độ trung bình xuống tới 4 - 50C, kèm theo gió bấc sƣơng mù dày đặc. Đặc biệt có cả băng tuyết ở vùng cao nhƣ Dào San - Phong Thổ. Ngoài ra còn có gió lốc và mƣa đá vào đầu mùa mƣa. Thời gian giao mùa tháng 4 và tháng 10 nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm rất cao nhiều khi buổi trƣa là 360C nhƣng về đêm hạ xuống chỉ còn 18 - 200C.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động

Tỉnh Lai Châu có 9.068,78 km2 diện tích tự nhiên; có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Lai Châu và các huyện: Mƣờng Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đƣờng, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên; 108 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 96 xã, 05 phƣờng và 07 thị trấn.

Lai Châu Có 20 dân tộc anh em với nền văn hoá phong phú, đa dạng. Dân số 405.349 ngƣời, dân tộc Thái chiếm 32,34%, dân tộc Mông chiếm 21,49%, dân tộc Kinh chiếm 15,28%, dân tộc Dao chiếm 13,16%, dân tộc Hà Nhì chiếm 3,1%, còn lại 14,63% là các dân tộc khác. Tuy nhiên, do phần lớn là dân tộc thiểu số, sống phân tán ở các khu vực vùng cao, vùng sâu, cơ sở hạ tầng chƣa phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn là những cản trở không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

Lai Châu là một tỉnh vùng cao biên giới, núi đồi dốc, địa hình chia cắt, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, lại có nhiều cao nguyên, sông suối nên khó khăn cho việc phát triển giao thông. Nhƣng Lai Châu lại có đƣờng biên giới dài 273 km giáp nƣớc Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Trung Hoa với cửa khẩu Quốc gia Ma Lù Thàng là điều kiện thuận lợi cho việc giao thƣơng hàng hoá và dịch vụ du lịch.

Với mạng lƣới giao thông chủ yếu là đƣờng bộ. Tỉnh Lai Châu có quốc lộ 12 chạy qua nối từ thành phố Điện Biên Phủ tới Trung Quốc, có quốc lộ 4D nối tới thị trấn SaPa (Lào Cai), quốc lộ 32 nối với tỉnh Yên Bái, có đƣờng thủy Sông Đà giao lƣu với các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.

Trong giai đoạn 2010 - 2015, tỉnh đã huy động đƣợc trên 15 nghìn tỷ đồng vốn từ ngân sách nhà nƣớc và hàng nghìn tỷ đồng vốn của các tập đoàn, doanh nghiệp tƣ nhân để đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhờ đó hệ thống kết cấu hạ tầng đƣợc cải thiện đáng kể, nhất là giao thông, đô thị. Kết quả cụ thể:

- Hạ tầng giao thông:

+ Các tuyến quốc lộ: tiếp tục đầu tƣ, nâng cấp Quốc lộ 4D; 12; 32, đến nay cơ bản hoàn thành dự án nâng cấp quốc lộ 4D, 32.

+ Các tuyến tỉnh lộ: Đang đầu tƣ mở mới các tuyến đƣờng: Hoàn thành tuyến đƣờng tránh ngập Tỉnh lộ 127; tuyến Pa Tần - Mƣờng Tè; tuyến San Thàng - Đông Pao - Bình Lƣ; Thị xã Lai Châu - Nùng Nàng - Nậm Tăm. Cải tạo, nâng cấp tuyến Thành phố Lai Châu - Thị trấn Sìn Hồ và đƣờng Dào San - Sì Lờ Lầu.

+ Đường giao thông nông thôn: Tiếp tục đầu tƣ các tuyến đƣờng đến trung tâm các xã mới chia tách nhƣ: Tá Bạ, Vàng San (huyện Mƣờng Tè); Nậm Ban, Nậm Pì, Nậm Chà (huyện Nậm Nhùn); hoàn thành các tuyến đƣờng đến các xã vùng tái định cƣ Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát. Đồng thời tập trung huy động nhân vật lực để xây dựng hệ thống đƣờng trong thôn, bản, đƣờng sản xuất theo chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2015 có 96/96 xã có đƣờng ô tô đến trung tâm xã, đạt 100% kế hoạch; 93/96 xã có đƣờng ô tô đến trung tâm đi đƣợc 4 mùa, đạt 96,9%, tăng 14 xã; 931 thôn bản, có đƣờng xe máy đi lại thuận tiện, đạt 80,26%,

tăng 9,56 điểm %, 170 thôn, bản so với năm 2010.

- Hạ tầng thủy lợi, nước sinh hoạt: Hoàn thành xây dựng mới và sửa chữa 877 công trình thủy lợi nhỏ (gồm 6 công trình hồ chứa, 871 công trình thủy lợi nhỏ tự chảy), năng lực thiết kế phục vụ tƣới diện tích lúa 23.178 ha, rau màu 1.410,6 ha, nuôi trồng thủy sản 265,6 ha. Đầu tƣ xây dựng mới và sửa chữa 801 công trình nƣớc sinh hoạt tập trung, đáp ứng nhu cầu nƣớc sinh hoạt cho 276.896 ngƣời, nâng tỷ lệ dân số đô thị đƣợc sử dụng nƣớc sạch từ 80% năm 2010 lên 87% năm 2015,

dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh từ 63% năm 2010 lên 75% vào năm 2015.Một số công trình kè sông suối chống sạt lở, bảo vệ các khu dân cƣ và phục vụ sản xuất đƣợc đầu tƣ.

- Hạ tầng các đô thị tiếp tục đƣợc quan tâm đầu tƣ và quản lý theo quy hoạch; hệ thống đô thị đƣợc quy hoạch theo hƣớng hiện đại và khang trang, các công trình hạ tầng kỹ thuật từng bƣớc đƣợc đầu tƣ, năm 2013 thị xã Lai Châu đƣợc công nhận lên Thành phố; diện tích cây xanh đô thị đạt trên 10%.

- Hệ thống nguồn và lưới điện: Một số công trình thủy điện lớn đã đƣợc đầu tƣ (Bản Chát, Lai Châu, Nậm Na 1,2,...). Các dự án xây dựng lƣới điện truyền tải, các trạm biến áp phục vụ đấu nối các dự án thủy điện và dự án hệ thống lƣới điện sinh hoạt cho các thôn bản chƣa có điện đang đƣợc triển khai, hoàn thành tuyến đƣờng dây 500 KV Sơn La - Lai Châu vào tháng 10/2015. Đến năm 2015, số xã có điện lƣới quốc gia đạt 108/108 xã, phƣờng, thị trấn đạt 100%, tăng 25 xã, phƣờng, thị trấn so với năm 2010; tỷ lệ số hộ đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia tăng từ 58,5% năm 2010 lên 84,2% năm 2015.

- Hạ tầng giáo dục - đào tạo: Cơ sở vật chất trƣờng, lớp học tiếp tục đƣợc đầu tƣ, tỷ lệ phòng học kiên cố và bán kiên cố đạt 84,7%, tăng 11,9% so với 2010; công nhận mới 72 trƣờng đạt chuẩn quốc gia nâng tổng số trƣờng đạt chuẩn quốc gia toàn tỉnh lên 94 trƣờng; hoàn thành công trình Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng với quy mô 2.500 sinh viên, Trƣờng Trung cấp Y giai đoạn I với quy mô 400 học sinh,… bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị Trƣờng Trung cấp nghề; hoàn thành Trung tâm dạy nghề các huyện Tam Đƣờng, Phong Thổ, Tân Uyên, Sìn Hồ.

- Hạ tầng y tế: Giai đoạn 2011-2015 đầu tƣ hoàn chỉnh cơ sở vật chất, trang thiết bị 2 bệnh viện tuyến tỉnh, 06 bệnh viện đa khoa tuyến huyện (quy mô 1.000 giƣờng bệnh); cải tạo cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị Bệnh viện Y học cổ truyền, đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 06 Trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh; xây mới 20 trạm y tế, cải tạo, bổ sung cơ sở vật chất 13 trạm, bổ sung trang thiết bị 15 phòng khám đa khoa khu vực và 108 trạm y tế. Đến 2015 toàn tỉnh có 1.130 giƣờng bệnh quốc lập, đạt 26,16 giƣờng/vạn dân, 62% trạm y tế xã đƣợc xây dựng theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.

- Hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch: Đầu tƣ hoàn thành 03 công trình sân vận động cấp huyện; sửa chữa, nâng cấp sân vận động cấp tỉnh; xây mới 22 nhà

luyện tập thể thao, 04 sân bóng đá mini;hoàn thành công trình Biểu tƣợng văn hóa Lai Châu; hỗ trợ đầu tƣ xây dựng mới gần 200 nhà văn hóa xã, thôn, bản nâng tổng số nhà văn hóa 519 nhà, mua sắm thiết bị cho các nhà văn hóa đã xây dựng; ... Thực hiện tu bổ, nâng cấp 6 di tích văn hóa và lịch sử; hỗ trợ đầu tƣ hạ tầng các điểm, khu du lịch.

- Hạ tầng thông tin - Truyền thông: Đầu tƣ xây dựng mới Nhà điều hành và sản xuất chƣơng trình Đài PT-TH tỉnh, các Đài PTTH huyện Tân Uyên, Nậm Nhùn, Sìn Hồ, đến nay đã cơ bản hoàn chỉnh; hiện toàn tỉnh có 77 trạm truyền thanh xã, tăng 21 trạm so với năm 2010; 19 trạm tiếp sóng truyền hình; 12 bƣu cục, 60 điểm bƣu điện văn hóa xã đƣợc duy trì hoạt động.

- Hạ tầng trụ sở cấp tỉnh, huyện và các xã: Đến hết năm 2015, đầu tƣ xây dựng mới 40 trụ sở cấp tỉnh, huyện; cải tạo, nâng cấp, xây dựng kiên cố thành nhà 2 tầng đối với 92/108 trụ sở HĐND - UBND xã, phƣờng, thị trấn; đến nay còn 11/108 trụ sở xã đang sử dụng nhà cấp IV làm trụ sở làm việc, 05/108 trụ sở xã đang phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh lai châu đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh​ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)