5. Bố cục của luận văn
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin đã đƣợc công bố từ các công trình nghiên cứu liên quan đƣợc tác giả lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa cho các nội dung nghiên cứu.
Nguồn tham khảo các thông tin loại này bao gồm:
- Sách, giáo trình, báo, tạp chí khoa học, các văn kiện Nghị quyết, các công trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc, các tài liệu trên các trang web chuyên ngành...
- Thông tin đã đƣợc công bố về tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Lai Châu, các số liệu tổng hợp về hoạt động của các tổ chức tín dụng công tác kiểm tra của Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Lai Châu đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Các số liệu này thu thập chủ yếu từ UBND tỉnh, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam chi nhánh tỉnh Lai Châu, nhƣ:
(1) Báo cáo thống kê tình hình thanh tra, kiểm tra các TCTD trong nước giai đoạn năm 2013 đến 2015 của Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Lai Châu.
(2) (2015), Báo cáo tình hình hoạt động các ngân hàng trên địa bàn giai đoạn 2013 đến 2015 của Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Lai Châu.
(3) Báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 - 2015 và nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2021.
(4) Báo cáo đánh giá hoạt động của các ngân hàng thương mại qua công tác thanh tra, kiểm tra năm 2013,2014,2015 của Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Lai Châu.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Để tổng hợp thông tin phục vụ cho việc phân tích, tác giả sử dụng các phƣơng pháp sau:
*) Phân tổ thống kê: Phƣơng pháp phân tổ thống kê đƣợc sử dụng để phân chia số liệu theo các tiêu thức khác nhau, giúp cho quá trình biểu diễn và phân tích các kết quả của quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất đƣợc khoa học, rõ ràng, tiện theo dõi.
*) Bảng thống kê: Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê về hoạt động của các tổ chức tín dụng và kết quả kiểm tra của Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Lai Châu đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh một cách có hệ thống và logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trƣng về mặt lƣợng của các nội dung nghiên cứu. Bảng thống kê giúp sắp xếp khoa học các số liệu thu thập đƣợc để có thể so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phƣơng pháp khác nhau nhằm đánh giá chất lƣợng công tác kiểm tra của Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Lai Châu đối với các tổ chức tín dụng.
*) Đồ thị thống kê: Đồ thị thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này để trình bày một cách sinh động, trực quan các biến động về kết quả kiểm tra hoạt động của các tổ chức tín dụng.
*) Công cụ tổng hợp, xử lý số liệu: Phần mềm Excel 2007 đƣợc sử dụng để tổng hợp và phân tích thông tin thứ cấp thu thập đƣợc.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Phân tích thống kê là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê. Ở giai đoạn này, các số liệu thống kê đã thu thập và xử lý sẽ đƣợc dùng để làm rõ các đặc trƣng, xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng và mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, từ
đó có thể rút ra các kết luận khoa học về bản chất và xu hƣớng của hiện tƣợng nghiên cứu. Để thực hiện nghiên cứu về quản lý Nhà nƣớc đối với đất đai, đề tài đã sử dụng một số phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp tính các chỉ tiêu tuyệt đối, tƣơng đối và bình quân; phƣơng pháp dãy số biến động theo thời gian; phƣơng pháp chỉ số...
2.2.3.1. Phương pháp phân tích dãy số thời gian
Đề tài sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về các sai phạm đƣợc phát hiện, kết quả thực hiện kiểm tra... theo thời gian bao gồm:
*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i)
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.
Công thức tính: ∆i = yi - y0 (i =1, 2,3,…n) Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i
y0: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu *) Tốc độ phát triển
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tƣợng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể đƣợc biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Chỉ tiêu tốc độ phát triển đƣợc sử dụng chủ yếu trong luận văn là:
+ Tốc độ phát triển bình quân (t): Tốc độ phát triển bình quân đƣợc dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn
Công thức tính: t n 1t .t2.t3...tn 1 Hoặc: 1 0 1 n n n n y y T t Trong đó:
t1, t2, t3... tn là tốc độ phát triển liên hoàn của n thời kỳ Tn là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n yn là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n
+ Tốc độ tăng (hoặc giảm):
Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)
Chỉ tiêu này đƣợc dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian ban đầu trong dãy số
Công thức tính: Ai = Ti - 1 (nếu Ti tính bằng lần)
Hoặc: Ai = Ti - 100 (nếu Ti tính bằng %)
Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (a )
Tốc độ tăng hoặc giảm bình quân đƣợc dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.
Công thức tính: a = t - 1 (nếu t tính bằng lần)
Hoặc: a = t (%) - 1 (nếu t tính bằng %) *) Phương pháp chỉ số
Các loại chỉ số đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này gồm:
+ Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: thể hiện biến động của các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng của công tác kiểm tra các tổ chức tín dụng nhƣ tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ, tỷ lệ sai phạm đƣợc xử lý, chất lƣợng tín dụng...
+ Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: thể hiện biến động của các chỉ tiêu phản ánh số lƣợng của hoạt động kiểm tra các tổ chức tín dụng nhƣ cơ cấu nợ, mức độ tập trung cho vay theo nhóm khách hàng...
2.2.3.2. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phƣơng pháp chuyên gia đƣợc tác giả sử dụng để thu thập thông tin từ các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý, các chuyên viên tại các phòng ban ở các đơn vị liên quan trong Ngân hàng Nhà nƣớc. Phân tích các thông tin thu thập đƣợc qua trao đổi trực tiếp với các chuyên gia cho phép phân tích và rút ra những nhận định, kết luận vấn đề nghiên cứu một cách chính xác, đầy đủ và sát thực hơn.
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá trực tiếp chất lượng công tác kiểm tra của Ngân
hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng
* Số lượng, mức độ sai phạm, tồn tại phát hiện qua công tác kiểm tra
Trong công tác kiểm tra hoạt động tín dụng việc nhận định, đánh giá và chỉ ra các sai phạm, tồn tại là rất quan trọng. Tiêu chí này thể hiện thông
qua số lƣợng những sai phạm, tồn tại trong hoạt động tín dụng mà kiểm tra chi nhánh đã phát hiện trong quá trình thanh tra tại các tổ chức tín dụng. Trong đó chủ yếu sai phạm trong công tác thẩm định, cho vay không đủ điều kiện vay vốn, kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay chƣa đúng quy định, sử dụng vốn vay sai mục đích, chấp hành chƣa nghiêm chỉnh lãi suất cho vay theo quy định, phân loại nợ sai quy định, công tác định giá tài sản đảm bảo...
* Số lượng sai phạm nghiêm trọng phát hiện qua công tác kiểm tra được xử lý
Các loại sai phạm trong công tác kiểm tra hoạt động tín dụng rất đa dạng, tuy nhiên nếu những sai phạm chỉ mang tính chất đơn lẻ, mức độ chƣa nghiêm trọng thì việc xử lý vi phạm chỉ đơn thuần là các kiến nghị, đề xuất khắc phục, bổ sung, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm... Tuy nhiên khi các sai phạm mang tính chất nghiêm trọng, gây rủi ro hoặc ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng tín dụng, quy mô hoạt động nhƣ vi phạm quy chế an toàn về vốn, quy chế cho vay, phân loại nợ, dự phòng, giới hạn cấp tín dụng... thì cần đƣợc phát hiện và kết luận chính xác để xử lý kịp thời, phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
* Số lượng sai phạm được khắc phục sau kiểm tra
Việc theo dõi thực hiện các kiến nghị sau kiểm tra đƣợc thực hiện theo Thông tƣ số 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Theo đó tiêu chí này thể hiện số lƣợng các kiến nghị sau kiểm tra đƣợc các tổ chức tín dụng nghiêm túc thực hiện theo đúng thời gian quy định. Sự đảm bảo tính khả thi của kiến nghị, hay nói cách khác những kiến nghị xử lý của thanh tra đƣợc tiếp thu, thực hiện một cách triệt để, nghiêm túc sẽ giúp cho hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng hạn chế đƣợc rủi ro, đồng thời góp phần đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả đúng theo quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
* Số lượng kiến nghị, đề xuất đến các cơ quan có thẩm quyền về quy chế, quy định pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng
Để hoạt động thanh tra đạt hiệu quả cao cần nghiên cứu, áp dụng các quy chế, quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của ngân hàng.
Thực tế trong quá trình thanh tra trực tiếp tại các đơn vị nếu phát hiện ra những bất cập, thiếu thực tiễn về cơ chế, chính sách không còn phù hợp hoặc đã lỗi thời với hoạt động của tổ chức tín dụng thời hiện đại thì cần có những kiến nghị, đề xuất đúng nội dung, thẩm quyền đến cơ quan ban hành văn bản, pháp luật nhằm hoàn thiện công tác thanh tra. Có nhƣ vậy, hoạt động của tổ chức tín dụng đƣợc đảm bảo là luôn có những điều chỉnh thích nghi với những điều kiện mới, những biến động của nền kinh tế. Từ đó, mục tiêu về hoạt động thanh tra của NHNN đối với tổ chức tín dụng là đảm bảo hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng an toàn và hiệu quả ngày càng đƣợc hoàn thiện.
2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá gián tiếp chất lượng công tác kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng
Việc đánh giá gián tiếp chất lƣợng và kết quả công tác kiểm tra thông qua hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng sau khi đƣợc kiểm tra, thể hiện qua những tiêu chí sau:
* Tình hình tăng trƣởng dƣ nợ, cơ cấu tín dụng của hệ thống tổ chức tín
dụng trên địa bàn
Đánh giá tốc độ tăng trƣởng quy mô, cơ cấu tín dụng thông qua các tiêu chí: Kết quả tăng trƣởng có phù hợp với quy định của NHNN về định hƣớng tăng trƣởng trong từng thời kỳ, mức độ tập trung cho vay theo nhóm khách hàng, ngành, lĩnh vực...
* Chất lượng tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn
Hoạt động kiểm tra, giám sát góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của hệ thống tổ chức tín dụng, trong đó có rủi ro nợ xấu rất đƣợc chú trọng. Hoạt động kiểm tra nhằm ngăn chặn, phát hiện và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động, chấn chỉnh các tổ chức tín dụng thực hiện đúng quy chế, quy định của pháp luật.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH TỈNH LAI CHÂU ĐỐI VỚI CÁC TỔ
CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 3.1. Khái quát về tỉnh Lai Châu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 400 km về phía Đông Nam, có toạ độ địa lý từ 21051’ đến 22049’ vĩ độ Bắc và 102019’ đến 103059’ kinh độ Đông; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và phía Đông Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Sơn La.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình đƣợc tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều đỉnh núi cao nhƣ đỉnh Pu Sa Leng cao 3.096 m. Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, phía Đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Tây là dãy núi Sông Mã, giữa hai dãy núi trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tƣơng đối rộng lớn thuộc lƣu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi dài 400 km chạy suốt từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Quan Sơn, Quan Hóa…(Thanh Hoá). Có nhiều cao nguyên, sông suối, sông có nhiều thác gềnh, dòng chảy lƣu lƣợng lớn nên có tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Có 265,095 km đƣờng biên giới giáp với Trung Quốc, là tỉnh có vị trí quan trọng về địa lý và an ninh quốc phòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3.1.1.3. Khí hậu thủy văn
Lai Châu có khí hậu điển hình của vùng núi cao Tây Bắc, ngày nóng, đêm lạnh. Khí hậu trong năm chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mƣa và mùa khô. Lƣợng mƣa khá lớn, phân bố không đều trong năm. Hƣớng gió chủ đạo là gió Tây và gió Đông Nam, ít chịu ảnh hƣởng của bão và gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình năm là 22 - 250C. Do có cao độ biến động lớn nên chế độ nhiệt giữa vùng cao và vùng thấp cũng rất khác nhau, những vùng có độ cao trên 1.000 m khí hậu mát, lạnh
và ẩm quanh năm. Lai Châu có lƣợng mƣa khá lớn và có sự phân bố không đều trong năm thƣờng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 nhất là các tháng 6, 7, 8 và thƣờng chiếm tới 80% lƣợng mƣa cả năm. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là thời kỳ mùa đông lạnh và ẩm, lƣợng mƣa thấp, vào những đợt rét nhất nhiều nơi nhiệt độ trung bình xuống tới 4 - 50C, kèm theo gió bấc sƣơng mù dày đặc. Đặc biệt có cả băng tuyết ở vùng cao nhƣ Dào San - Phong Thổ. Ngoài ra còn có gió lốc và mƣa đá vào đầu mùa mƣa. Thời gian giao mùa tháng 4 và tháng 10 nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm rất cao nhiều khi buổi trƣa là 360C nhƣng về đêm hạ xuống chỉ còn 18 - 200C.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động
Tỉnh Lai Châu có 9.068,78 km2 diện tích tự nhiên; có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Lai Châu và các huyện: Mƣờng Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đƣờng, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên; 108 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 96 xã, 05 phƣờng và 07 thị trấn.
Lai Châu Có 20 dân tộc anh em với nền văn hoá phong phú, đa dạng. Dân số 405.349 ngƣời, dân tộc Thái chiếm 32,34%, dân tộc Mông chiếm 21,49%, dân tộc Kinh chiếm 15,28%, dân tộc Dao chiếm 13,16%, dân tộc Hà Nhì chiếm 3,1%, còn lại 14,63% là các dân tộc khác. Tuy nhiên, do phần lớn là dân tộc thiểu số, sống phân tán ở các khu vực vùng cao, vùng sâu, cơ sở hạ tầng chƣa phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn là những cản trở không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Lai Châu là một tỉnh vùng cao biên giới, núi đồi dốc, địa hình chia cắt, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, lại có nhiều cao nguyên, sông suối nên khó khăn cho việc phát triển giao thông. Nhƣng Lai Châu lại có đƣờng biên giới dài 273 km giáp nƣớc Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Trung Hoa với cửa khẩu Quốc gia Ma Lù