Tổ chức công tác kiểm tra các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh lai châu đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh​ (Trang 67)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Tổ chức công tác kiểm tra các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc

nước tỉnh Lai Châu

Thanh tra NHNN chi nhánh là một phòng trực thuộc NHNN chi nhánh tỉnh, hoạt động còn phụ thuộc nhiều vào sự điều hành, chỉ đạo của lãnh đạo NHNN chi nhánh. Thanh tra NHNN chi nhánh tỉnh vừa chịu sự quản lý của Giám đốc NHNN chi nhánh, vừa chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ và các chƣơng trình thanh tra của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng.

Cơ cấu tổ chức của Thanh tra chi nhánh NHNN tỉnh Lai Châu đã có những bƣớc phát triển nhanh chóng, nhất là về công tác nhân sự đang dần đƣợc trẻ hóa. Hiện nay, lực lƣợng cán bộ thanh tra của chi nhánh là 16 ngƣời, tăng 6 ngƣời so với năm 2013, trong đó gồm 7 thanh tra viên và 9 chuyên viên. Trình độ toàn bộ cán bộ phòng thanh tra đạt đại học và trên đại học thuộc chuyên ngành tài chính - ngân hàng. Hầu hết các cán bộ kiểm tra chi nhánh đều đào tạo qua các lớp thanh tra viên, quản lý Nhà nƣớc chuyên viên, các lớp bổ sung kiến thức về ngành ngân hàng, về nghiệp vụ thanh kiểm tra…

Đội ngũ cán bộ thanh kiểm tra chi nhánh không phải do Chánh thanh tra, giám sát tại chi nhánh tuyển dụng mà do Vụ tổ chức cán bộ trực thuộc NHNN Việt Nam tổ chức tuyển dụng. Tuy nhiên, việc phân công công việc, điều động, bổ nhiệm cán bộ (trừ Chánh thanh tra) là do Giám đốc chi nhánh quyết định.

Công tác thanh tra tại thanh tra, giám sát chi nhánh đƣợc Chánh thanh tra, giám sát phân công đến 03 Phó Chánh thanh tra, cụ thể: Thanh tra các NHTM Nhà nƣớc, thanh tra các NHTM cổ phần và thanh tra các quỹ tín dụng nhân dân. Bên cạnh đó, công tác giám sát từ xa, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, công tác thực hiện báo cáo hàng tháng... đƣợc Chánh thanh tra phân công đến từng cán bộ trong phòng phụ trách, đảm nhiệm.

Tại NHNN chi nhánh tỉnh Lai Châu, chức năng nhiệm vụ của Thanh tra, giám sát chi nhánh do Thống đốc NHNN quy định tại Quyết định số 289/QĐ-NHNN ngày 25/02/2014 cụ thể nhƣ sau:

- Tham mƣu, giúp Giám đốc thực hiện việc cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của TCTD, chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể TCTD và chấp thuận nội dung khác của các TCTD trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.

- Tham mƣu, giúp Giám đốc thực hiện việc giám sát, chỉ đạo việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt và giải thể TCTD trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.

- Tổ chức, thực hiện công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động NH và ngoại hối.

- Tham mƣu, giúp Giám đốc thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định.

- Tham mƣu, giúp Giám đốc thực hiện công tác quản lý Nhà nƣớc về bảo hiểm tiền gửi theo phân công, ủy quyền của Thống đốc.

- Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp công dân, xử lý đơn thƣ, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định.

- Tham mƣu, giúp Giám đốc trong việc chấp thuận hoặc chấp thuận theo ủy quyền của Thống đốc danh sách dự kiến những ngƣời đƣợc bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc

(Giám đốc) của TCTD có trụ sở chính trên địa bàn và thực hiện đình chỉ các chức danh nói trên theo ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật.

- Tham mƣu, giúp Giám đốc trong việc có ý kiến bằng văn bản với Tỉnh ủy, Thành ủy và với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHTM Nhà nƣớc, NHTM cổ phần do Nhà nƣớc sở hữu trên 50% vốn điều lệ, ngân hàng Hợp tác xã, ngân hàng chính sách xã hội, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về việc đồng ý hoặc không đồng ý trƣớc khi các đơn vị này thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời hạn giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, kỷ luật, thôi việc đối với Giám đốc và tƣơng đƣơng của đơn vị trực thuộc trên địa bàn.

- Tham mƣu, giúp Giám đốc trong việc đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các TCTD trên địa bàn.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi NHNN theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

* Đánh giá công tác tổ chức: - Ƣu điểm:

Công tác chỉ đạo của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng đối với bộ phận thanh tra chi nhánh luôn sát sao, đi sát với tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng. Cùng với những hƣớng dẫn, chỉ đạo cụ thể về nội dung, phƣơng pháp kiểm tra giúp chi nhánh thực hiện tốt chất lƣợng cuộc kiểm tra.

Công tác chuyên môn về lĩnh vực thanh tra luôn đƣợc Chánh Thanh tra phân công đồng đều, luân chuyển thƣờng xuyên giúp cán bộ thanh tra nâng cao và tiến bộ về nghiệp vụ.

- Nhƣợc điểm:

Do bộ phận thanh tra chi nhánh tuy nhận sự chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra từ Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng nhƣng những kết luận thanh tra ban hành lại do Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Vì

vậy, còn gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá chính xác những sai phạm, tồn tại của các đối tƣợng thanh tra khi có sự can thiệp của các mối quan hệ giữa tổ chức tín dụng trên địa bàn với chi nhánh NHNN tỉnh.

* Đánh giá của hệ thống tổ chức tín dụng đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của chi nhánh NHNN tỉnh Lai Châu

Hàng năm, chi nhánh NHNN tỉnh Lai Châu đều ghi nhận ý kiến đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát của các TCTD trên địa bàn nhằm chấn chỉnh lại công tác tổ chức, quy trình hoạt động, hiệu quả đạt đƣợc sau thanh tra, giám sát. Sau 3 năm triển khai việc đóng góp ý kiến cho thấy đa số các ý kiến đóng góp mang tính góp ý sửa đổi, bổ sung chứ không mang tính phản ánh, cụ thể nhƣ sau:

- Đối với hoạt động giám sát từ xa:

Hoạt động giám sát của chi nhánh NHNN tỉnh luôn đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên theo đúng quy trình và có gửi kết quả giám sát cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Bên cạnh đó, hoạt động giám sát từ xa còn giúp đơn vị có những cảnh báo về huy động vốn, tình hình tăng trƣởng dƣ nợ, chất lƣợng tín dụng... một cách thƣờng xuyên giúp cho bộ phận quản lý nắm bắt tình hình hoạt động của đơn vị một cách tổng quan. Tuy nhiên chất lƣợng của công tác giám sát chƣa cao do việc đánh giá hoạt động của các tổ chức tín dụng chỉ dựa trên bảng cân đối tài khoản và kết quả giám sát từ xa chỉ nêu những kết luận chung chung, không cụ thể đến từng mảng hoạt động của đơn vị.

- Đối với hoạt động kiểm tra tại chỗ:

Chi nhánh NHNN tỉnh Lai Châu luôn có kế hoạch kiểm tra hàng năm gửi cho các tổ chức tín dụng vào đầu mỗi năm, bên cạnh đó dựa trên những phản ánh của đối tƣợng kiểm tra mà có những điều chỉnh phù hợp, nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh. Kết quả kiểm tra, giám sát đƣợc các đối tƣợng ghi nhận về các sai phạm, tồn tại phát hiện trong hoạt động kinh doanh, nhằm giúp các đơn vị sửa chữa, chấn

chỉnh những tồn tại, khắc phục yếu kém trong hoạt động, đảm bảo hoạt động an toàn. Bên cạnh đó, thái độ làm việc của cán bộ kiểm tra cũng đƣợc một số tổ chức tín dụng đánh giá nghiêm túc nhƣng trên tinh thần hợp tác, giúp đỡ đơn vị, không có thói cửa quyền, hách dịch. Tuy nhiên, việc ban hành kết luận của mỗi cuộc kiểm tra cần chính xác về câu từ, nội dung, văn bản quy chiếu góp phần giúp đơn vị thực hiện chỉnh sửa theo kết luận một cách chính xác và hiệu quả.

3.3.2. Nội dung công tác kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lai Châu đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn

3.3.2.1. Hoạt động giám sát từ xa

Công tác GSTX tại chi nhánh đƣợc thực hiện theo Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 09/11/1999 của NHNN Việt Nam về việc ban hành quy chế GSTX đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam.

Quy trình thực hiện công tác giám sát từ xa:

- Bƣớc 1: Hàng tháng tiếp nhận bảng cân đối kế toán quy đổi của các chi nhánh tổ chức tín dụng.

- Bƣớc 2: Xử lý thông tin theo chƣơng trình phần mềm để kết xuất các mẫu biểu gồm: Bảng phân tổ tài sản nợ, tài sản có; Bảng phân tích dƣ nợ; Bảng phân tích thu nhập và chi phí; Bảng tổng hợp nguồn vốn; Bảng tổng hợp sử dụng vốn.

- Bƣớc 3: Từ số liệu đã tập hợp và kết xuất theo bƣớc 2, cán bộ thanh tra tiến hành phân tích diễn biến nguồn vốn, sử dụng vốn, chất lƣợng tín dụng, kết quả kinh doanh và việc chấp hành các tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh.

- Bƣớc 4: Xác định những vấn đề cần chú trọng qua giám sát đồng thời thông báo kết quả giám sát đến chi nhánh tổ chức tín dụng kèm theo các kiến nghị và các yêu cầu khắc phục qua giám sát.

- Bƣớc 5: Từ kết quả sau hoạt động GSTX đƣợc sử dụng trong hoạt động TTTC, đồng thời tổng hợp báo cáo gửi NHNN Việt Nam, Ban lãnh đạo chi nhánh NHNN tỉnh Lai Châu.

Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh thực hiện phân công việc giám sát các tổ chức tín dụng đến từng cán bộ thanh tra. Theo đó, hàng tháng cán bộ thanh tra theo dõi thông tin hoạt động qua số liệu tổ chức tín dụng gửi về qua đƣờng truyền điện tử, báo cáo những biến động lớn hay những rủi ro có thể xảy ra đối với tổ chức tín dụng đó. Bên cạnh đó, hàng quý thực hiện lập báo cáo phân tích, đánh giá hoạt động của tổ chức tín dụng đƣợc phân công gửi Lãnh đạo chi nhánh để đƣa ra những chỉ đạo phù hợp.

* Nội dung phƣơng thức giám sát từ xa

- Đánh giá diễn biến và cơ cấu hoạt động cấp tín dụng

+ Tính toán các tỷ lệ phản ảnh chất lƣợng tín dụng: Nợ quá hạn, nợ xấu, nợ chờ xử lý, nợ cho vay đƣợc khoanh...

+ Đánh giá các tỷ lệ trên trong việc sử dụng vốn của TCTD là tốt hay xấu cần phải chú ý đến các vấn đề sau: Diễn biến và mức độ biến động của các kỳ trƣớc so với hiện nay, chất lƣợng tín dụng đƣợc đánh giá thông qua tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dƣ nợ cho vay và tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi so với tổng nợ quá hạn, mối quan hệ giữa dự phòng phải thu khó đòi so với tổng tài sản có phải trích dự phòng, đánh giá cơ cấu đầu tƣ tín dụng trên cơ sở phân loại chất lƣợng tài sản có để lập dự phòng rủi ro, xem xét cơ cấu đầu tƣ tín dụng ở các lĩnh vực truyền thống hay lĩnh vực mới, giám sát giới hạn cho vay đối với một khách hàng theo quy định của Luật các TCTD.

- Đánh giá hoạt động bảo lãnh: Kiểm soát giới hạn bảo lãnh tối đa đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một TCTD so với vốn tự có của TCTD theo quy định.

3.3.2.2. Hoạt động kiểm tra tại chỗ

Quy trình tiến hành một cuộc kiểm tra thực hiện dựa theo Thông tƣ 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiến hành một cuộc kiểm tra. Trên cơ sở đó xây dựng quy trình kiểm tra tại chỗ trong hoạt động kiểm tra hàng năm, giám sát chi nhánh xây dựng kế hoạch kiểm tra các tổ chức tín dụng dựa trên kế hoạch phân công của Cơ quan

Thanh tra, giám sát ngân hàng và xây dựng thêm một số đối tƣợng kiểm tra tùy thuộc vào tình hình hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn.

* Nội dung phƣơng thức kiểm tra tại chỗ - Yêu cầu cung cấp tài liệu ban đầu

+ Chính sách, quy trình nội bộ về cấp tín dụng, cam kết ngoại bảng; phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng; hạn mức pháp quyết theo các cấp.

+ Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm và từng tháng trong thời kỳ kiểm tra. + Sổ quỹ trong thời kỳ kiểm tra; sao kê dự nợ cho vay toàn hệ thống và từng chi nhánh; sao kê tất cả các khoản tín dụng nội bộ đối với các thành viên HĐQT, cán bộ quản lý điều hành, các cổ đông lớn...

+ Báo cáo chi tiết các khách hàng có dƣ nợ cho vay nhƣng có nợ hạch toán trên tài khoản phải thu; báo cáo chi tiết khách hàng và ngƣời có liên quan.

+ Liệt kê tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý, tài sản cầm cố, cầm cố giấy tờ có giá của khách hàng.

+ Báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

+ Báo cáo chi tiết khách hàng đƣợc cơ cấu nợ theo Quyết định 780/QĐ-NHNN.

+ Báo cáo chi tiết tình hình mua bán nợ. - Lựa chọn khách hàng trọng tâm

+ Những khách hàng có dƣ nợ vay và cam kết ngoại bảng từ 1 tỷ đồng trở lên (số dƣ nợ có thể thay đổi tùy thuộc quy mô từng ngân hàng) tại thời điểm thanh tra tại đơn vị đƣợc lựa chọn là trọng điểm thanh tra.

+ Khách hàng có dƣ nợ đƣợc phân loại từ nhóm 2 đến nhóm 5. + Khách hàng trích lập dự phòng cụ thể thừa, thiếu.

+ Khách hàng cho vay vƣợt 15% vốn tự có, khách hàng và ngƣời có liên quan cho vay vƣợt 25% vốn tự có.

+ Khách hàng có nợ xấu, khách hàng đƣợc cơ cấu nợ theo Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 của Thống đốc NHNN.

+ Khách hàng có tài sản đảm bảo là bất động sản và có dƣ nợ lớn. + Dƣ nợ kiểm tra đối với các khách hàng lựa chọn phải đảm bảo tối thiểu 70% dƣ nợ nội bảng của đơn vị đƣợc thanh tra.

- Kiểm tra việc cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng đối với những khách hàng đƣợc lựa chọn là trọng tâm thanh tra

+ Yêu cầu cung cấp hồ sơ đối với từng khách hàng: gồm hồ sơ khách hàng, các bút toán phát sinh ở các tài khoản, chứng từ hạch toán.

+ Tiến hành thanh tra:

Bƣớc 1: Kiểm tra đối với mỗi khách hàng cá nhân theo các nội dung sau: - Về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng. - Kiểm tra việc phân tích tài chính, việc đánh giá khả năng tài chính, phƣơng án sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng.

- Kiểm tra xếp loại khách hàng.

- Kiểm tra việc lập hạn mức tín dụng, bảo lãnh. - Kiểm tra việc phê duyệt cấp tín dụng, bảo lãnh.

- Kiểm tra hợp đồng tín dụng, việc giải ngân cho vay, giám sát sử dụng vốn vay, tài sản bảo đảm.

- Đối với hoạt động bảo lãnh: phân tích rõ nội dung bảo lãnh trong nƣớc, nƣớc ngoài.

Bƣớc 2: Kiểm tra việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro - Kiểm tra các quy định nội bộ về phân loại nợ, trích lập dự phòng, xử lý rủi ro.

- Xác định tính chính xác của số liệu phân loại nợ tại thời kỳ thanh tra, đối chiếu với các báo cáo.

Bƣớc 3: Chất vấn cán bộ có liên quan

Quá trình xem xét hồ sơ, nếu xét thấy những vấn đề nào chƣa rõ, tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh lai châu đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh​ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)