Hoàn thiện quy trình, cách thức tổ chức công tác kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh lai châu đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh​ (Trang 91 - 95)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2. Hoàn thiện quy trình, cách thức tổ chức công tác kiểm tra

* Hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra hoạt động tín dụng Chất lƣợng kiểm tra tại chỗ có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực của toàn bộ hoạt động kiểm tra, bởi vì thông qua quá hoạt động TTTC có thể xác định đƣợc toàn bộ ƣu điểm, các tồn tại trong việc chấp hành quy định pháp luật. Việc xây dựng một quy trình kiểm tra tại chỗ trong hoạt động tín dụng để áp dụng chung, thống nhất cho tất cả các đoàn thanh tra nhằm đánh giá đầy đủ các nội dung hoạt động, đƣa ra kết luận chính xác đánh giá đúng tình hình hoạt động tín dụng của TCTD.

* Sử dụng có hiệu quả các chế tài xử phạt và xử lý vi phạm trong kiểm tra

Trong quá trình kiểm tra phát hiện các tồn tại, sai phạm cần thực hiện xử lý nghiêm bằng các hình thức cảnh cáo, phạt tiền, tƣớc quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật, phƣơng tiện sử dụng để vi phạm theo quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Đối tƣợng bị xử phạt vi phạm hành chính là các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP này.

Để sử dụng có hiệu quả các hình thức xử phạt quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP thì Kết luận kiểm tra ban hành phải nêu rõ nội dung sai phạm, đối chiếu với các điều khoản tại các văn bản pháp luật có liên quan.

* Phối hợp chặt chẽ giữa hai phương thức giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ

Hoạt động kiểm tra có hiệu quả khi có sự kết hợp chặt chẽ hai phƣơng thức GSTX và KTTC. Trong đó, phƣơng thức GSTX đƣợc sử dụng nhƣ là một phƣơng tiện đầu tiên cảnh báo trƣớc, từ đó góp phần sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực kiểm tra, dành ƣu tiên tiến hành KTTC tại các TCTD đang gặp khó khăn hoặc các TCTD mà các chỉ số rủi ro qua GSTX đang gia tăng đáng kể. Thực tế hiện nay, công tác GSTX đối với các chi nhánh TCTD tại chi nhánh NHNN tỉnh thực chất chỉ mới đƣợc thực hiện là theo dõi, mang tính báo cáo nhiều hơn là giám sát. Do vậy, đây chƣa thật sự là công cụ cảnh báo sớm. Để từng bƣớc nâng cao hiệu quả hoạt động GSTX tại chi nhánh, cần thực hiện những biện pháp sau:

- Xây dựng các chỉ tiêu giám sát phù hợp với đặc thù công tác GSTX tại chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố nơi chỉ có các chi nhánh của TCTD (không phải Hội sở chính của TCTD). Có nhƣ vậy các chỉ số giám sát mới phản ánh đầy đủ kết quả hoạt động của chi nhánh TCTD giúp cho việc phân tích, đánh giá qua hệ thống chỉ tiêu này có thể xác định các vấn đề cần cảnh bảo trong hoạt động của các chi nhánh TCTD khi chƣa tiến hành TTTC đƣợc, bằng cách này đƣa ra các phát hiện sớm và có kế hoạch sữa chữa ngay trƣớc khi các vấn đề trở nên nghiêm trọng.

- Kết nối các số liệu báo cáo thống kê của chi nhánh TCTD có liên quan đến công tác GSTX theo quy định nhƣ: Tình hình cho vay tín dụng tiêu dùng; tín dụng đối với lĩnh vực đầu tƣ kinh doanh bất động sản; cho vay đầu tƣ, kinh doanh chứng khoán; mức độ tập trung cho vay theo ngành, lĩnh vực, nhóm khách hàng... trong chƣơng trình báo cáo thống kê của NHNN vào chƣơng trình GSTX tại chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố.

- Xây dựng kho thông tin dữ liệu, cập nhập tình hình từ hoạt động KTTC, GSTX, báo cáo kiểm toán độc lập, thông tin từ báo cáo hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ TCTD nhằm đảm bảo đủ thông tin phục vụ công tác thanh tra, giám sát.

- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phƣơng thức sao cho thông tin đầu ra của bộ phận này sẽ là đầu vào của bộ phận kia và ngƣợc lại. Việc quy định thành hai bộ phận là để có điều kiện chuyên môn hóa về kỹ năng, thống nhất trong một công nghệ kiểm tra của ngân hàng.

* Kết hợp giữa kiểm tra tuân thủ với kiểm tra trên cơ sở rủi ro trên cơ sở hướng tới các thông lệ quốc tế về giám sát các tổ chức tín dụng

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro là công việc sống còn của TCTD trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trƣờng, của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng. Sự phát triển mạnh mẽ của các TCTD cả về chiều rộng và bề sâu cũng đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nƣớc của NHNN phải đƣợc đổi mới, theo đó, kiểm tra trên cơ sở rủi ro đối với TCTD là bƣớc đi tất yếu của NHNN.

Vào những năm 1990, khái niệm về kiểm tra trên cơ sở rủi ro xuất hiện nhƣ một thông lệ tốt nhất trên thế giới đối với các cơ quan kiểm tra, giám sát tài chính. Kể từ khi xuất hiện, sự biến đổi đa dạng về kỹ thuật kiểm tra, giám sát đã đƣợc các cơ quan kiểm tra, giám sát xây dựng.

Hoạt động ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro và chấp nhận rủi ro, rủi ro cao lợi nhuận cao, rủi ro thấp lợi nhuận thấp, thậm chí lợi nhuận thấp TCTD vẫn có nguy cơ vấp phải rủi ro lớn do quản trị rủi ro kém. Kiểm tra tuân thủ không đánh giá đƣợc đầy đủ mức độ rủi ro, một đặc trƣng gắn liền với hoạt động của TCTD. Kiểm tra trên cơ sở rủi ro đánh giá tốt hơn về rủi ro thông qua việc tách bạch mức độ rủi ro và hệ thống quản trị rủi ro; tập trung tốt hơn vào việc phát hiện sớm rủi ro mới xuất hiện tại từng TCTD cũng nhƣ toàn hệ thống; sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn thông qua việc tập trung vào các lĩnh vực chứa đựng rủi ro cao, thanh tra tại chỗ sẽ mất ít thời gian hơn tại TCTD. Khi thực hiện thanh tra trên cơ sở rủi ro, Thanh tra NHNN có khả năng đánh giá tốt hơn năng lực quản lý của TCTD, tính chất phức tạp của hoạt động kinh doanh và những rủi ro mà TCTD gặp phải; tập trung tối đa nguồn lực để giải quyết các lĩnh vực có rủi ro cao nhất, làm lành mạnh hoá hoạt động của TCTD, góp phần ổn định hệ thống các TCTD.

* Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các kiến nghị chỉnh sửa sau kiểm tra

Theo quy định tại Thông tƣ 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thì sau khi ban hành kết luận thanh tra phải phân công ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý đối với đối tƣợng đã kiểm tra.

Do vậy, công tác đôn đốc, theo dõi chỉnh sửa sai kiểm tra cần phải đƣợc quan tâm, chú trọng. Công tác này góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác thanh tra, khắc phục đƣợc tình trạng thanh tra kiến nghị nhƣng không đƣợc đối tƣợng thanh tra chấp hành nghiêm túc. Để thực hiện tốt các kiến nghị sau thanh tra, thanh chi chi nhánh NHNN cần thực hiện tốt các công việc sau:

- Nâng cao chất lƣợng của kết luận kiểm tra: Kiến nghị sau kiểm tra cần rõ ràng, cụ thể về thời gian, không gian và đối tƣợng thực hiện. Các kết luận và kiến nghị thanh tra ngoài việc gửi cho thanh tra chi nhánh, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, đối tƣợng đƣợc thanh tra thì còn gửi cho Hội sở chính của chi nhánh NHTM để nắm bắt, chỉ đạo, theo dõi.

- Thanh tra chi nhánh phân công cán bộ thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc chỉnh sửa sau kiểm tra.

- Yêu cầu Lãnh đạo của các TCTD đƣợc kiểm tra phải giao trách nhiệm cho các phòng ban có liên quan đến sai phạm nêu tại Kết luận kiểm tra lập kế hoạch và nêu biện pháp chỉnh sửa cụ thể sau kiểm tra. Kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng cho từng thời gian, cán bộ và phòng nghiệp vụ có liên quan. Quá trình chỉnh sửa, khắc phục có những việc liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp đòi hỏi phải có thời giao thì phải báo cáo cho Lãnh đạo kiểm tra để có hƣớng xử lý.

- Kết thúc thời hạn chỉnh sửa theo yêu cầu, cán bộ kiểm tra đƣợc phân công theo dõi tổng hợp để trình Lãnh đạo để xem xét và quyết định. Kiên quyết xử lý nghiêm, đúng phápluật những trƣờng hợp đối tƣợng kiểm tra

không nghiêm túc chỉnh sửa hoặc chỉnh sửa thiếu trách nhiệm theo quy định tại Thông tƣ 10/2012/TT-NHNN ngày 16/4/2012 quy định xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh lai châu đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh​ (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)