II. PHÉP LỊCH SỰ TRONG NHỮNG HÌNH THỨC VÀ HOÀN CẢNH KHÁC NHAU C ỦA SỰ G IAO TIẾP
6. Dự đám tang và đám cướ
Đám tang và đám cưới là hai loại nghi lễ gia đình có đông người đến dự và giao tiếp với nhau. Đây là hai loại hình giao tiếp đặc biệt và trái ngược nhau. Tính
truyền thống, phong tục, tập quán in dấu rất sâu đậm, trong đó có cả dấu ấn truyền
thống của từng tôn giáo và từng địa phương. Vì thế người đi dự đám tang hay đám cưới phải có ý thức tôn trọng và tuân theo những gì thân chủ thực hiện. Ta không
nên thắc mắc tại sao chỗ này không làm giống chỗ kia ở một vài công việc nào đó.
a. Trong đám tang, người đến viếng phải có thái độ thương tiếc người đã chết
và an ủi, chia buồn cùng thân nhân.
Người đến viếng có thể đem đồ viếng đến. Đó là một vòng hoa, câu đối hay cây đèn cầy, cũng có người dùng tiền để làm lễ vật. Đồ viếng nên mang tới khi quan
tài còn để ở nhà,, chưa đi chôn. Nếu là người theo đạo Phật hay thờ ông bà thì đứng
chắp tay trước linh cữu, cúi đầu mặc niệm một phút rồi vái hai vái, nếu là con cháu thì lạy hai lạy.
Đến chia buồn không nên ngồi lâu, bởi vì để gia đình đỡ bận rộn thêm vì sự có mặt
của mình.
Khi ta đến viếng và đưa đám thì phải giữ yên lặng, không nói to, không cười,
bộ mặt phải nghiêm trang tỏ lòng thương tiếc. Nếu có điều kiện thì ta đưa linh cữu đến tận huyệt, còn nếu không thì ta đưa một quãng đường rồi cáo lui cũng được.
b. Đến dự đám cưới cũng giống như đến dự một buổi tiệc, ta phải đến đúng giờ
hoặc sớm hơn 5 hay 10 phút. Đừng đến trễ vì như thế là coi thường ngày lễ thiêng liêng của đôi tân hôn.
Khác với đi dự đám ma, khi đi dự đám cưới, ta nên mặc bộ đồ đẹp nhất của
ta. Mặt mũi, tóc tai sạch sẽ, ánh mắt nụ cười vui tươi. Ta sẽ ngồi vào chỗ mà gia
đình cô dâu chú rể hay ban tổ chức chỉ cho ta, hoặc ta tự động đến ngồi vào một bàn tiệc nào đó, nhưng không phải là bàn dành cho sui gia của hai bên gia đình cô dâu chú rễ hoặc dành cho các đại biểu của cơ quan và đoàn thể của cha mẹ cô dâu, chú
rể hoặc của cô dâu, chú rể.
Ngày nay, đến đám cưới, người ta ít mang quà cáp tặng phẩm đến mà chỉ đơn
CÂU HỎI
1. Trình bày những hình thức và hoàn cảnh giao tiếp phổ biến nhất.
2. Cho một ví dụ về một hình thức hay hoàn cảnh giao tiếp lịch sự, có văn hoá nào đó.
Bài 8: THỰC HÀNH VỀ GIAO TIẾP I. TỰ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GIAO TIẾP
Trước khi thực hiện bài tập rèn luyện kỹ năng giao tiếp, hãy làm một số trắc
nghiệm để tìm hiểu mức độ, nhu cầu giao tiếp, khả năng giao tiếp và khả năng giải
quyết các tình huống trong cuộc sống của bản thân.