Giao tiếp và nhân cách

Một phần của tài liệu Tâm lý học và giao tiếp cộng đồng (Trang 33 - 36)

+ C.Mác đã chỉ ra rằng: “Sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi

sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp một cách trực tiếp và gián tiếp với họ”. Giao tiếp là điều kiện tồn tại của các cá nhân và xã hội loài người.

+ Chính trong giao tiếp đã diễn ra sự hình thành nhân cách con người. Con người học được cách đánh giá hành vi, thái độ, lĩnh hội được nền văn hoá xã hội,

những tiêu chuẩn đạo đức trực tiếp từ cuộc sống, kiểm tra và vận dụng những tiêu chuẩn, những tri thức đó vào thực tiễn.

+ Trong quá trình giao tiếp, con người không chỉ nhận thức người khác, mà còn nhận thức chính bản thân mình. Đây là cơ sở để hình thành nhân cách.

- Tập thể và nhân cách

+ Tập thể là một nhóm người, một bộ phận xã hội được thống nhất lại theo

+ Nhân cách con người được hình thành và phát triển trong môi trường xã hội, mà môi trường xã hội cụ thể: gia đình, làng xóm, quê hương, khu phố, là các nhóm, cộng đồng và tập thể mà nó là thành viên.

+ Nhóm và tập thể có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Tác động của tập thể đến nhân cách thông qua hoạt động cùng nhau, qua dư

luận tập thể, truyền thống tập thể, bầu không khí tâm lý tập thể.

b. Sự hoàn thiện nhân cách

Dưới tác động chủ đạo của giáo dục sẽ hình thành một cấu trúc nhân cách trương đối ổn định và đạt tới một trình độ phát triển nhất định. Thế nhưng, trong

cuộc sống nhân cách tiếp tục biến đổi và hoàn thiện dần thông qua việc cá nhân tự ý

thức, tự rèn luyện, tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách của mình ở trình độ phát

triển cao hơn, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, của xã hội. Mặt

khác, trong một thời điểm nào đó, có thể bị phân ly hoặc bị suy thoái, cá nhân vẫn

có khả năng tự điều chỉnh, tự rèn luyện nhân cách phù hợp với chuẩn mực xã hội. Để tự hoàn thiện nhân cách, mỗi cá nhân phải tự nhận thức được bản thân, có viễn

cảnh về cuộc sống tương lai, phải có các phẩm chất ý chí (kiên trì, dũng cảm,…) và cần được sự giúp đỡ của tập thể, được dư luận tập thể ủng hộ.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Cảm giác và tri giác giống nhau và khác nhau như thế nào? Chúng có vai trò như thế nào trong đời sống?.

2. Các loại cảm giác, tri giác và ý nghĩa của chúng đối với đời sống và hoạt động lao động?

3. Trình bày các quy lật của cảm giác, tri giác và nêu lên những ứng dụng

của nó trong đời sống và hoạt động lao động?

4. Tại sao tư duy lại xếp vào mức độ nhận thức lý tính?

5. Trình bày các đặc điểm của tư duy và rút ra những kết luận cần thiết.

6. Hãy chứng minh ý kiến của A.M. Goorki cho rằng: “Về bản chất của

mình, tưởng tượng cũng là tư duy mà thôi, nhưng mà tính toán chủ yếu bằng hình

ảnh”

7. Trí nhớ là gì? Trình bày các loại trí nhớ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc

học tập?

8. Làm rõ ghi nhớ có chủ định và ghi nhớ không chủ định. Nêu các biện pháp ghi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhớ logic.

9. Ngôn ngữ là gì? Các chức năng cơ bản của ngôn ngữ?

10. Tình cảm là gì? Tình cảm có gì giống và khác nhau với nhận thức. Nêu vai trò và các mức độ của đời sống tình cảm.

11. Tại sao nói tình cảm là mặt cốt lõi, mặt tập trung của nhân cách? Tình cảm có những quy luật nào?

13. Xu hướng và các mặt biểu hiện của xu hướng?

14. Tính cách là gì? Phân tích cấu trúc của tính cách.

15. Năng lực là gì? Trình bày các mức độ của năng lực.

Bài 3: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP I. Vai trò của giao tiếp

Hằng ngày chúng ta phải giao tiếp với bạn bè, người thân, đồng nghiệp ...

trong những hoàn cảnh và tình huống rất khác nhau, vì những mục đích cũng rất khác nhau (trao đổi thông tin, giải quyết vấn đề, thuyết phục họ ...) Trong quá trình giao tiếp này một lời nói, một cử chỉ có thể tạo ra một ấn tượng tốt đẹp, một sự tin

cậy, một cảm xúc tích cực, cũng có thể làm mất lòng nhau, làm tổn hại đến sức

khoẻ và khả năng hoạt động của con người. Ông bà ta thương nói: “học ăn, học nói,

học gói, học mở”, nghĩa là phải học những điều thật cơ bản trong cuộc sống, mà ta

tưởng là đơn giản và dễ dàng. Đã bao lần chúng ta tự hỏi mình: Ta ăn như vậy có đúng không? Ta nói như vậy đã được chưa? Ta có biết lắng nghe người khác nói

hay không?... Học cách thức giao tiếp chính là một trong những môn học để làm

người, mà ai ai cũng cần phải học, học mãi... đến khi nằm xuống kết thúc một đời người.

Trong tâm lý học, giao tiếp là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, bởi vì giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. Đồng thời giao tiếp còn là phương tiện thể hiện nhân cách. Tâm lý của con người được hình thành và phát triển trong giao tiếp với những người xung

quanh.

Ngoài ra hoạt động giao tiếp còn là mặt quan trọng, là điều kiện để thực hiện

tốt các hoạt động khác, thậm chí cả trong trường hợp, khi mà ý nghĩa của hoạt động

không phải là giao tiếp, mà là lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, bán hàng, quản lý, ký

kết hợp đồng, kinh doanh... Giao tiếp chính là một công cụ sắc bén để tạo ra các

mối quan hệ trong quản lý, trong kinh doanh và để tạo ra hạnh phúc trong gia đình. Trong quản lý, nếu người lãnh đạo có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ đoàn kết được

các cộng sự, tạo ra được một bầu không khí tâm lý thuận lợi trong tổ chức, tạo ra được các mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa cấp trên với cấp dưới, trên cơ sở đó có

thể tác động mạnh tới từng cá nhân trong tổ chức, nâng cao uy tín của mình.

Tóm lại, giao tiếp là điều quan trọng đối với bất cứ mối quan hệ nào trong xã hội. Hoạt động giao tiếp cho phép chúng ta phát triển xã hội văn minh, truyền kiến

thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Quá trình giao tiếp hữu hiệu rất quan trọng đối

với sự thành công và mãn nguyện của chúng ta.

Một phần của tài liệu Tâm lý học và giao tiếp cộng đồng (Trang 33 - 36)