Những thuộc tính tâm lý cá nhân trong giao tiếp

Một phần của tài liệu Tâm lý học và giao tiếp cộng đồng (Trang 43 - 44)

Nếu hai chủ thể giao tiếp với nhau đều là người đã trưởng thành về nhân

cách thì đó là sự giao tiếp của hai nhân cách và đó cũng là sự giao tiếp giữa những

thuộc tính tâm lý của nhân cách này với những thuộc tính tâm lý của nhân cách kia

mà ta có thể nói một cách chắc chắn là có những cái giống nhau và khác nhau giữa người này với người kia. Đó là sự giống nhau và khác nhau giữa cái tôi này với cái

tôi kia, giữa cá tính này với cá tính kia.

Trong những thuộc tính tâm lý đó có xu hướng, năng lực, tính cách và khí chất. Những thuộc tính này có ảnh hưởng nhất định đến sự giao tiếp, chi phối cách

giao tiếp và biểu lộ phần nào trong cách giao tiếp của chủ thể có các thuộc tính tâm lý đó. Từng thuộc tính tâm lý của chủ thể này sẽ va chạm hoặc phù hợp với từng

thuộc tính tâm lý tương ứng của chủ thể kia, gây khó khăn, cản trở hoặc tạo thuận

lợi và kích thích cho sự giao tiếp giữa hai người.

Những người hợp nhau có thể giống nhau về nhu cầu, sở thích, về lý tưởng,

thế giới quan... tức là giồng nhau về xu hướng. Vấn đề xu hướng của người này và

người kia có hợp nhau hay không ảnh hưởng rất lớn đến việc họ giao tiếp với nhau

dễ dàng hay không. Ngay trong xu hướng của hai người có những yếu tố giống

nhau, ví dụ giống nhau nhu cầu, sở thích, hứng thú... nhưng nếu giữa họ có sự khác

nhau về lý tưởng, nhân sinh quan thì họ cũng gặp những khó khăn nhất định trong

giao tiếp.

Những người có những nét tính cách tốt giống nhau như: cởi mở, hiền lành, khiêm tốn, lễ độ, ngay thẳng... thường giao tiếp với nhau được lâu dài hơn. Ngược

lại, những người có những nét tính cách xấu như: gian xảo, lười biếng, kiêu ngạo,

hay phản trắc, lầm lì... thì khó lòng giao tiếp được với nhau và với những người

khác.

Sự khác nhau hoặc hơn kém nhau về năng lực cũng có thể gây khó khăn trong

sự hợp tác hay đối tác với nhau trong công việc. Người làm nhanh, kẻ làm chậm,

người làm giỏi, kẻ làm kém, hai người đó cùng làm việc với nhau trong một công

việc ở vị trí và nhiệm vụ như nhau thì kết quả không bằng những người có cùng năng

lực làm việc với nhau. Nhưng trong mối quan hệ thầy trò, trưởng phó... thì sự khác

nhau, sự hơn kém nhau về năng lực là chuyện bình thường, thậm chí là cần thiết để người này chỉ huy người kia, hướng dẫn, dìu dắt người kia.

Hai người hợp nhau thường có tính khí khác nhau nhưng bù trừ cho nhau,

Trong khi lập tổ công tác, lập êkip lãnh đạo, chúng ta nhớ chọn những người

hoà hợp tâm lý với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong công tác.

Một phần của tài liệu Tâm lý học và giao tiếp cộng đồng (Trang 43 - 44)