Là sự thành thục, điêu luyện những vấn đề kỹ thuật, hành vi giao tiếp. Kỹ
xảo giao tiếp được coi là thành phần cơ bản nhất trong nghệ thuật giao tiếp.
Kỹ xảo giao tiếp được thể hiện ở hai khía cạnh:
- Là sự thành thục trong việc sử dụng các phương tiện giao tiếp.
- Là sự hiểu biết sâu sắc những vấn đề tâm lý trong giao tiếp để sử dụng các phương tiện giao tiếp một cách hợp lý.
Nếu kỹ xảo được sử dụng một cách hợp lý thì nó sẽ đưa đến một kết quả tích
cực như:
- Nó giúp ta truyền đạt được hết những ý nghĩ, thái độ của mình, không gây ra sự hiểu lầm ở đối tượng.
- Kỹ xảo biểu thị đạo đức, văn hoá, tính lịch sự, lịch thiệp của con người trong
- Kỹ xảo giúp chúng ta gây nên những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người,
đạt hiệu quả cao trong hành vi, trong giao tiếp.
Tuy nhiên nếu kỹ xảo sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ, đúng với từng mối
quan hệ sẽ đưa đến những hậu quả không tốt trong giao tiếp, chẳng hạn như:
- Có thể làm cho người ta cảm thấy khách sáo, e ngại, nghi ngờ, dễ bị hiểu lầm
là giả tạo.
- Nhiều trường hợp kỹ xảo làm cho đối tượng giao tiếp cảm thấy khó chịu, bị
hiểu lầm là giả tạo.
Chính vì những điểm hạn chế đó mà không phải trong giao tiếp khi nào cũng
nên áp dụng kỹ xảo, xã giao quá mức. Thông thường trong những mối quan hệ thân
tình, gần gũi thì nên hạn chế xã giao, kỹ xảo, thậm chí vụng về, đôi khi suồng sả lại làm cho người ta có cảm giác dễ chịu.
Ngoài những yếu tố tâm lý kể trên, trong giao tiếp chúng ta còn bị chi phối
những yếu tố tâm lý khác nữa như vị thế tâm lý, tâm thế, động cơ, hiện tượng áp lực
nhóm...
CÂU HỎI
1. Hoạt động nhận thức có vai trò như thế trong giao tiếp?
2. Cảm xúc, tình cảm nẩy sinh như thế nào trong giao tiếp?
Bài 5: VĂN HOÁ GIAO TIẾP VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA SỰ GIAO TIẾP CÓ VĂN HOÁ