IV. Nhân cách và các phẩm chất của nhân cách
4. Sự hình thành và phát triển nhân cách
a. Các yếu tố chi phối sự hình thành nhân cách
V.Lênin đã khẳng định: “Cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lý, đạo đức của xã hội mà nó là thành viên”.
Nhà tâm lý học A.N.Lêônchiev thì cho rằng: “Nhân cách cụ thể là nhân cách của con người sinh thành và phát triển theo con đường từ bên ngoài chuyển
vào nội tâm, từ các quan hệ với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật, nền văn hoá xã hội do các thế hệ trước tạo ra, các quan hệ xã hội mà nó gắn bó”.
- Giáo dục và nhân cách
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế
hoạch, ảnh hưởng tự giác, chủ động đến con người, đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách.
Trong sự hình thành và phát triển nhân cách thì giáo dục giữ vai trò chủ đạo, điều đó được thể hiện như sau:
+ Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách
(vì giáo dục là quá trình tác động có mục tiêu xác định).
+ Thông qua giáo dục, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau lĩnh hội, tiếp thu
nền văn hoá xã hội - lịch sử để tạo nên nhân cách của mình.
+ Giáo dục đưa con người, đưa thế hệ trẻ vào “vùng phát triển gần”, vươn tới
những cái mà thế hệ trẻ sẽ có.
+ Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối
sự hình thành nhân cách (yếu tố thể chất, yếu tố hoàn cảnh sống, yếu tố xã hội), đồng thời bù đắp cho những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố trên sinh ra.
+ Giáo dục uốn nắn những sai lệch về một mặt nào đó so với các chuẩn mực do tác động tự phát của môi trường gây nên và làm cho nó phát triển theo hướng
mong muốn của xã hội (giáo dục lại).
- Hoạt động và nhân cách
+ Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực
tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách.
+ Thông qua hai quá trình đối tượng hoá và chủ thể hoá trong hoạt động mà
nhân cách được bộc lộ và hình thành.
+ Sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi người phụ thuộc vào hoạt động
chủ đạo ở mỗi thời kì nhất định. Muốn hình thành nhân cách, con người cần phải
tham gia vào các dạng hoạt động khác nhau, trong đó đặc biệt chú ý đến vai trò của
hoạt động chủ đạo.
Mỗi loại hoạt động đều đề ra cho con người những năng lực nhất định,
những phẩm chất tâm lý nhất định. Quá trình tham gia hoạt động làm cho con người
hình thành, phát triển những phẩm chất tâm lý và năng lực để tạo điều kiện cho
nhân cách phát triển.