II. Một số điểm cần chú ý trong hoạt động giao tiếp ở quy mô nhóm
1. Giao tiếp với người lạ
Người lạ là người ta chưa quen biết, do đó ta không biết họ và tên của họ,
không biết họ ở tại địa chỉ nào và làm việc ở đâu, ngành nào, không biết tình trạng gia đình của, không biết xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất của họ, không biết
họ đến giao tiếp với ta để nhằm mục đích gì và với động cơ nào... Những điều về họ
mà ta không biết thì ngược lại, những điều về ta họ cũng không được biết. Cả họ và ta, khi giao tiếp với nhau, chỉ mới thấy ngoại hình của nhau, rồi hiểu nhau và nghĩ
về nhau được phần nào qua lời nói, cử chỉ và việc làm trong lúc giao tiếp mà thôi. Cả ta và họ đều có tâm lý nghe ngóng, thăm dò, rào đón, đề phòng đối với nhau, để khỏi bị hiểu lầm về mục đích và động cơ giao tiếp, thậm chí có khi để che đậy không cho người đối diện biết mục đích thực, động cơ thực, con người thực của
mình như thế nào, do chưa tin nhau, chưa phải là bạn của nhau.
Vì thế, cách giao tiếp với người lạ không thể thực hiện một cách dễ dàng, thoải mái, cởi mở như với người quen, người bạn hay người thân trong gia đình
được.
Phép lịch sự khi giao tiếp với người lạ đòi hỏi ta phải lễ phép trong cách
chào hỏi và trả lời. Phép lịch sự này cũng đòi hỏi ta chớ tọc mạch, tò mò để hỏi han
quá nhiều về người lạ đó khi không thực là cần thiết. Phép lịch sự này cũng khuyên ta chớ có ba hoa, “ruột bỏ ngoài da” để đem hết chuyện nội bộ của nhà mình hay chuyện riêng tư thầm kín của bản thân mình ra “khoe” hay “tâm sự”, “than thở”
với người lạ.
Tất nhiên ta phải sẵn sàng trả lời những câu hỏi của họ nếu ta thấy không cần
phải dấu hoặc nếu đó là câu hỏi mà ta thấy khó trả lời, trả lời không tiện thì ta xin lỗi họ mà nói rằng ta không biết trả lời như thế nào được. Ta phải sẳn sàng giúp đỡ
người nào đó hoặc cho phép họ gọi nhờ điện thoại, đưa họ đến cấp cứu ở một bệnh
viện khi họ đang bị tai nạn giao thông hoặc bị cướp, bị bệnh trên dường đi...