Trình độ văn hoá giao tiếp của mỗi con ngườ

Một phần của tài liệu Tâm lý học và giao tiếp cộng đồng (Trang 46 - 47)

Măc dù mỗi xã hội, mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có văn hoá giao tiếp

mang tính truyền thống của mình, nhưng sự giao tiếp của mỗi con nguời trong xã hội đó, của đất nước và dân tộc đó có là sự giao tếp có văn hoá hay không và sự

giao tiếp có văn hoá đó có mang sắc thái truyền thống của dân tộc hay không (hay

là mang sắc thái ngoại lai mất gốc) lại là chuyện khác. Điều đó tuỳ thuộc vào chỗ

mỗi người có được gia đình và nhà trường giáo dục về văn hoá giao tiếp hay không

và tuỳ thuộc vào chỗ người đó có được sống và hoạt động trong một môi trường,

một hoàn cảnh có văn hoá hay không. Như thế có nghĩa là: Văn hoá giao tiếp là một

mặt, một bộ phận của văn hoá nói chung. Và trong quan niệm về một con người có văn hoá phải bao gồm và phải có cả văn hoá giao tiếp. Văn hoá giao tiếp là văn hoá

về đạo đức và thẩm mỹ mà ta thường gọi là phép lịch sự. Và như vậy, khi nói đến

trình độ văn hoá nói chung của một con người, chúng ta phải hiểu và phải đòi hỏi rằng trong đó có trình độ văn hoá về giao tiếp, có sự hiểu biết và thói quen giao tiếp

theo phép lịch sự.

Tất nhiên, điều đó cũng có nghĩa là văn hoá giao tiếp chỉ là một mặt, một bộ

phận chứ không phải là tất cả, là toàn bộ văn hoá. Và một người nào đó là người tốt,

người thật thà, người có lòng nhân hậu lại có thể vụng về, sai sót, thô thiển trong

cách giao tiếp. Trình độ văn hoá giao tiếp của anh ta, do chưa được học để biết và

chưa tập luyện để thành thói quen, là trình độ văn hoá giao tiếp thấp. Nhưng anh ta không phải là người xấu. Ngược lại, một người nào đó có thể tỏ ra rất lịch sự, biết

thực hiện một cách đầy đủ và thông thạo mọi quy định của sự giao tiếp có văn hoá, nhưng lại có thể là một con người giả dối. Anh ta có trình độ văn hoá giao tiếp cao,

nhưng đây chỉ là cái bề ngoài ngụy trang cho một tính cách xấu xa. Cái “văn hoá” đó trong sự giao tiếp của anh ta là thứ “văn hoá” giả dối, “đóng kịch” mà thôi.

Một phần của tài liệu Tâm lý học và giao tiếp cộng đồng (Trang 46 - 47)