Sự giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới, giữa người giàu sang và người nghèo khổ

Một phần của tài liệu Tâm lý học và giao tiếp cộng đồng (Trang 64 - 65)

II. Một số điểm cần chú ý trong hoạt động giao tiếp ở quy mô nhóm

6. Sự giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới, giữa người giàu sang và người nghèo khổ

nghèo khổ

Cấp trên lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy và quyết định cho cấp dưới thi hành và thực hiện. Cấp dưới phục tùng và thi hành, thực hiện nghiêm chỉnh lệnh của cấp trên. Ngoài điều đó ra, cấp trên không có quyền vì thế mà hống hách đối với cấp dưới, xúc phạm đến nhân phẩm của con người dưới quyền mình. Cấp dưới phải

kính trọng và phải có tinh thần trách nhiệm đối với cấp trên nhưng không vì thế mà khúm núm, nịnh bợ cấp trên.

Trong nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần và mở cửa, chắc chắn phải có

sự phân hóa giàu nghèo: một số người này làm ăn giỏi và may mắn nên giàu lên; một số người khác làm ăn kém và rủi ro nên phá sản, nghèo đi. Đó là chưa kể những

kẻ giàu lên một cách phi pháp và vô đạo đức do buôn lậu và tham nhũng.

Vấn đề đặt ra là: Trong giao tiếp với nhau, người giàu không nên có thái độ

khinh bỉ người nghèo, lấy đồng tiền để o ép, điều khiển, sai khiến người nghèo, bắt người nghèo phải chịu thua thiệt, lép vế để bóc lột; còn người nghèo thì không nên

vì nghèo mà chịu sự sỉ nhục và o bế người giàu. Nói cách khác, dù một bên giàu sang, một bên nghèo khổ, nhưng đều là công dân bình đẳng trước pháp luật, đều có

nhân cách, nhân phẩm của mình mà không một ai có quyền xúc phạm. Do đó, trong

giao tiếp, cả 2 bên đều phải có thái độ lịch sự đối với nhau, cộng tác và giúp đỡ,

kính trọng nhau và tự trọng mình, không phải vì tiền trong túi có nhiều hay ít mà vì mỗi người đều là công dân bình đẳng và có giá trị như nhau trước pháp luật.

II. PHÉP LỊCH SỰ TRONG NHỮNG HÌNH THỨC VÀ HOÀN CẢNH KHÁC NHAU CỦA SỰ G IAO TIẾP

Một phần của tài liệu Tâm lý học và giao tiếp cộng đồng (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)