Sự giao tiếp giữa nam và nữ giớ

Một phần của tài liệu Tâm lý học và giao tiếp cộng đồng (Trang 62 - 63)

II. Một số điểm cần chú ý trong hoạt động giao tiếp ở quy mô nhóm

2. Sự giao tiếp giữa nam và nữ giớ

Sự giao tiếp giữa nam giới và nữ giới khác với sự giao tiếp giữa những người

cùng giới với nhau. Đó là do sự khác nhau về giới tính trên cả 3 mặt sinh lý, tâm lý

và xã hội.

Sự khác nhau về sinh lý giới tính bao hàm trong nó khả năng nẩy sinh mối

quan hệ tình dục và tình yêu, nếu giữa 2 người không có mối quan hệ huyết thống,

ruột thịt, gia đình nào cả và nếu 2 người đều độc thân, do đó không bị ngăn cản một

hàng rào pháp lý nào cả.

Sự khác nhau về tâm lý giới tính sẽ biểu lộ ra ở sự khác nhau về cách đối xử

cũng như về sự đòi hỏi cách đối xử giữa người này và người kia trong quan hệ tình bạn, tình yêu và hôn nhân, kể cả quan hệ tình dục.

Cuối cùng, sự khác nhau về mặt xã hội cũng có thể ảnh hưởng tích cực hay

tiêu cực đến thái độ đối xử với nhau giữa nam và nữ, thái độ có thể khác nhau tùy theo chỗ họ giao tiếp với nhau ở ngoài đường hay ở trong nhà, trước mặt mọi người

hay chỉ khi có 2 người với nhau. Điều đó diễn ra khác nhau trong những xã hội khác

nhau về truyền thống văn hóa, đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán, về sự bình

đẳng hay bất bình đẳng giữa nam và nữ, về vai trò của nam và nữ trong đời sống

kinh tế, xã hội... Sự khác nhau đó về mặt xã hội sẽ làm cho thái độ đối xử với nhau

giữa nam và nữ trong giao tiếp có khác nhau giữa người này và người kia, giữa nước này với nước khác, giữa phương Đông và phương Tây, giữa thời xưa và thời nay. Điều này rất rõ ràng nếu ta so sánh mối quan hệ, cách giao tiếp giữa nam và nữ ở các xã hội phong kiến phương Đông ngày xưa và các xã hội tư bản hiện đại phương Tây ngày nay, ở Nhật Bản và ở Trung Cận Đông, ở Việt Nam ngày xưa và

ngày nay.

Dù có khác nhau, nhưng bất cứ thời nào và ở bất cứ nước nào trong mối quan

hệ và giao tiếp giữa nam và nữ khi họ chưa quen biết nhau hoặc mới chỉ là bạn của

nhau, bao giờ cũng có một khoảng cách, một hàng rào nhất định và mỗi bên không

dám vượt qua, để phân biệt mối quan hệ của tình yêu và tình vợ chồng.

Trong mối quan hệ và trong sự giao tiếp giữa nam và nữ, phép lịch sự đòi hỏi ở người nam nhiều hơn ở người nữ: nam phải tôn trọng, phải tế nhị, phải nhẹ nhàng với nữ, phải giúp đỡ và phải bảo vệ nữ, phải nhận lấy phần nặng nề, vất vả, nguy

hiểm và nhường cho nữ phần ít nặng nề, ít vất vả và ít nguy hiểm hơn. Đó là vì nam là phái mạnh, còn nữ là phái đẹp và phái yếu. Thái độ đối xử như thế của nam đối

với nữ là nhất quán, thực hiện ở mọi lúc và mọi nơi, từ trong quan hệ không quen

biết nhau đến quan hệ quen biết nhau, từ quan hệ tình bạn và quan hệ đồng nghiệp đến quan hệ tình yêu và quan hệ vợ chồng.

Ngược lại, nam giới bao giờ cũng đòi hỏi nữ giới quan hệ và giao tiếp với

mình trong sự hiền lành và dịu dàng bẩm sinh của nữ giới (kể cả sự yếu đuối của cơ

thể và của tinh thần bẩm sinh ở nữ giới) mà nam giới gọi tổng quát là nữ tính dễ thương, cái hấp dẫn đối với mình.

Một phần của tài liệu Tâm lý học và giao tiếp cộng đồng (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)