Phân loại giao tiếp

Một phần của tài liệu Tâm lý học và giao tiếp cộng đồng (Trang 37 - 38)

Có nhiều cách phân loại giao tiếp theo những căn cứ khác nhau:

1. Dựa vào nội dung tâm lý của giao tiếp, người ta phân ra:

- Giao tiếp nhằm thông báo những thông tin mới.

- Giao tiếp nhằm thay đổi hệ thống động cơ và giá trị.

- Giao tiếp nhằm động viên, kích thích hành động.

2. Dựa vào đối tượng hoạt động giao tiếp, người ta chia ra:

- Giao tiếp liên nhân cách (giữa 2 - 3 người với nhau).

- Giao tiếp xã hội: là giao tiếp giữa một người với một nhóm người (như lớp học,

hội nghị...)

- Giao tiếp nhóm: đây là loại hình giao tiếp đặc trưng cho một tập thể nhỏ liên kết với nhau bởi hoạt động chung và nó phục vụ cho hoạt động này.

3. Dựa vào tính chất tiếp xúc, ta có thể chia ra làm 2 loại:

- Giao tiếp trực tiếp: là loại hình giao tiếp thông dụng nhất trong mọi hoạt động của con người, trong đó các đối tượng của giao tiếp trực tiếp gặp gỡ nhau và

thường dùng ngôn ngữ nói và biểu cảm để truyền cho nhau những ý nghĩ và tình cảm của mình.

- Giao tiếp gián tiếp: là hình thức thông qua một phương tiện trung gian khác như thư từ, sách báo, điện thoại...

4. Dựa vào hình thức của giao tiếp, chúng ta có:

- Giao tiếp chính thức: là giao tiếp có sự ấn định theo pháp luật, theo một qui

trình được các tổ chức thừa nhận như hội họp, mítting, đàm phán...

- Giao tiếp không chính thức: là loại giao tiếp không theo sự qui định nào cả, mang nặng tính cá nhân. Ví dụ: giao tiếp giữa bạn bè với nhau, thủ trưởng trò chuyện riêng tư với nhân viên...

5. Dựa vào thế tâm lý giữa hai bên trong giao tiếp, chúng ta có thể chia giao tiếp ra thành 3 kiểu: giao tiếp ở thế mạnh, giao tiếp ở thế yếu và giao tiếp ở thế cân tiếp ra thành 3 kiểu: giao tiếp ở thế mạnh, giao tiếp ở thế yếu và giao tiếp ở thế cân

bằng. Thế tâm lý tức là vị thế tâm lý giữa hai người trong quan hệ giao tiếp, nó nói

lên ai mạnh hơn ai về mặt tâm lý. Thế tâm lý của một người đối với một người khác

chi phối những hành vi trong giao tiếp của họ. Chẳng hạn, khi chúng ta giao tiếp với

bạn bè trong lớp (là ở thế cân bằng) sẽ có những hành vi, cử chỉ, tư thế khác so với

khi chúng ta giao tiếp với một người giám đốc trong cuộc phỏng vấn xin việc làm (khi mà chúng ta ở thế yếu).

Một phần của tài liệu Tâm lý học và giao tiếp cộng đồng (Trang 37 - 38)