5. Bố cục của luận văn
1.4. Kinh nghiệm thực tế về thẩm định dựán đầu tƣ đối với các NHTM
1.4.1. Kinh nghiệm các Ngân hàng thương mại
NHTM với tƣ cách là ngƣời cho vay, tài trợ cho dự án đầu tƣ, đặc biệt quan tâm đến khía cạnh thẩm định tài chính dự án, nó có ý nghĩa quyết định trong các nội dung thẩm định. Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất của NHTM, các khoản cho vay thƣờng chiếm 59% tích sản của ngân
hàng và 65 – 70% lợi tức ngân hàng sinh ra từ các hoạt động cho vay. Tại Việt Nam, vào giai đoạn phát triển của nền kinh tế, nhiều NHTM đã ban hành nhiều chính sách nới lỏng để phát triển cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn đã phát sinh rất nhiều rủi ro gây ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Điển hình trong những dự án đầu tƣ đã phát sinh rủi ro lớn cho hệ thống Ngân hàng có thể kể đến: Những dự án đầu tƣ đóng tàu do chủ đầu tƣ là Tập đoàn CNTT Việt Nam (Vinashin); các dự án đóng tàu dân doanh tại các khu vực Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, các dự án bất động sản tại các thành phố lớn.... Dƣ nợ tín dụng cho vay vào các dự án này có thời hạn dài, với quy mô lớn. Phần lớn các khoản vay này đến hiện tại các Ngân hàng đều đã phải chuyển sang nợ xấu hoặc nợ ngoại bảng để xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro. Rủi ro mất vốn của NHTM là hiển hiện rõ, hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng tham gia cho vay đầu tƣ vào các dự án này theo đó đã bị ảnh hƣởng suy giảm đáng kể trong thời gian hiện nay. Đây cũng là một yếu tố đóng góp vào tổng dƣ nợ xấu của toàn nền kinh tế mà theo số liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà Nƣớc vào tháng 7/2014 là 162.2 nghìn tỷ đồng (khoảng 8 tỷ USD), chiếm 4.11% tổng dƣ nợ và có xu hƣớng tăng.
Rủi ro nói trên này xuất phát từ nhiều nguyên nhân có thể nêu tóm lƣợc tại đây:
- Nhóm nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng là: yếu tố con ngƣời; Yếu tố thông tin; Hệ thống trang thiết bị phục vụ quá trình thẩm định và công tác thẩm định.
- Nhóm nguyên nhân khách quan: Các dự án thƣờng có tuổi thọ dài, do đó rủi ro mà các nhân tố khách quan mang lại là rất khó dự báo nhƣ: tình hình kinh tế, chính trị, các cơ chế chính sách, pháp luật của nhà nƣớc … Trong khi đó, các nhân tố này lại luôn luôn thay đổi và nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng và chủ dự án.
Tuy nhiên, có thể nhận định những nguyên nhân cơ bản nhất:
- Những biến động kinh tế vĩ mô nằm ngoài tầm kiểm soát của nền kinh tế trong nƣớc và thế giới;
- Quy trình thẩm định kiểm soát cho vay trung dài hạn của các NHTM còn yếu kém: cụ thể nhƣ chƣa coi trọng các chỉ tiêu an toàn tín dụng, chƣa chú trọng công tác thẩm định trƣớc trong và sau khi cho vay; chƣa có biện pháp ứng xử kịp thời trƣớc những biến động kinh tế xảy ra.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho BIDV
- Cần chú trọng đầu tƣ vào công tác thẩm định cho vay các dự án – một mảng lĩnh vực cho vay chủ chốt của BIDV.
- Chú trọng công tác đào tạo năng lực chuyên môn của cán bộ, phân giao nhiệm vụ rõ ràng đối với từng bộ phận/từng cán bộ trong quá trình thực hiện thẩm định các dự án đầu tƣ.
- Tăng cƣờng đầu tƣ cho khâu thu thập phân tích và xử lý thông tin để có thể cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin cho các bộ phận/các cán bộ thẩm định, đồng thời hỗ trợ dự báo các biến động lớn của thị trƣờng ảnh hƣởng đến dự án đầu tƣ trong tƣơng lai.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động tín dụng, hoạt động cho vay theo các dự án đầu tƣ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên trong 3 năm 2011- 2013?
- Nội dung và các bƣớc trong quy trình thẩm định dự án đầu tƣ của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên nhƣ thế nào? Đã phù hợp với thực trạng hoạt động và với bối cảnh hiện nay hay chƣa?
- Thực trạng công tác thẩm định các dự án tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên ra sao?
- Để nâng cao hiệu quả công tác thẩm định, cần phải có những giải pháp gì?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Lựa chọn điểm nghiên cứu là vấn đề quan trọng, bởi vì điểm nghiên cứu ảnh hƣởng khách quan tới kết quả phân tích và mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu và lĩnh vực nghiên cứu.
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên là một ngân hàng lớn trên địa bàn. Đồng thời, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển thái nguyên nằm trong hệ thống BIDV – một hệ thống NHTM đã có bề dày lịch sử hoạt động và là một Ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực cho vay các dự án đầu tƣ với nhiều lĩnh vực ngành nghề, quy mô lớn nhỏ khác nhau. Do vậy, việc lựa chọn điểm nghiên cứu này sẽ rất phù hợp để tập trung nghiên cứu, đánh giá để đƣa ra giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tƣ tại Ngân hàng này.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Tập trung thu thập tài liệu thứ cấp. Trong Luận văn, tác giả thực hiện thu thập các tài liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu bao gồm: các tài liệu về điều kiện tự nhiên, KT - XH của tỉnh, các báo cáo hàng năm của tỉnh Thái Nguyên về tình hình thu hút các dự án đầu tƣ giai đoạn 2011- 2013. Bên cạnh đó thu thập tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhƣ các văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo nghiên cứu khoa học, báo cáo hội thảo, tạp chí, các văn bản chính sách về dự án đầu tƣ. Các tài liệu đƣợc kế thừa, phân tích và tổng hợp có chọn lọc.
Bảng 2.1: Phƣơng pháp thu thập và phân tích số liệu
TT Phƣơng pháp
thu thập Nguồn Nội dung
1
Kế thừa và thu thập tài liệu thứ cấp
- Các tài liệu về hiệu quả kinh tế, DAĐT, các chủ trƣơng chính sách của Đảng và nhà nƣớc về dự án đầu tƣ, tài liệu của Sở Kế hoạch&Đầu tƣ, Chi cục Thống kê.
-Tài liệu về các quy trình cấp tín dụng của BIDV, tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên, hoạt động cho vay theo dự án đầu tƣ
Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
- Điều kiện tự nhiên, KT XH của địa bàn nghiên cứu.
- Tình hình chung về các dự án đầu tƣ của tỉnh. -Quy mô, chất lƣợng hoạt động cấp tín dụng.
-Nội dung, quy trình thẩm định cho vay theo dự án đầu tƣ.
2
Phỏng vấn thông tin viên
Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên, lãnh đạo các các phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, phòng Quản lý rủi ro, Quản trị tín dụng và cán bộ thẩm định tham gia cho vay theo dự án đầu tƣ.
- Thuận lợi, khó khăn, vƣớng mắc trong việc thẩm định cho vay dự án đầu tƣ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên.
- Thực trạng hoạt động cấp tín dụng theo dự án đầu tƣ tại đơn vị.
- Thực hiện theo phiếu điều tra. 3 Xem xét hồ sơ thẩm định - Thực trạng công tác, hồ sơ thẩm định khoản vay theo dự án đầu tƣ.
Các số liệu đƣợc dùng để tham khảo trong đề tài đƣợc thu thập từ Niên giám thống kê của tỉnh Thái Nguyên các năm 2011, 2012, 2013 do Chi cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên phát hành; các tài liệu báo cáo của sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thái Nguyên về thu hút đầu tƣ, tình hình đăng ký và triển khai các dự án đầu tƣ của tỉnh Thái Nguyên; báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, tỉnh Thái Nguyên.
Các tài liệu dùng để đánh giá, phân tích trong đề tài đƣợc thu thập từ Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, Báo cáo kết quả tài chính, Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển thái nguyên trong các năm từ 2011 đến 2013.
- Đối tƣợng thu thập: Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên, lãnh đạo các các phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp, quan hệ khách hàng cá nhân, phòng Quản lý rủi ro, Quản trị tín dụng và một số cán bộ thẩm định đã tham gia cho vay theo dự án đầu tƣ.
- Nội dung thu thập: Phỏng vấn theo bảng câu hỏi soạn sẵn nhằm thu thập các thông tin đáp ứng yêu cầu của đề tài.
- Phƣơng pháp thu thập: Sử dụng phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn bằng bảng hỏi (xây dựng bộ phiếu điều tra).
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Hệ thống hóa, đánh giá và phân tích các vấn đề liên quan đến công tác thẩm định cho vay các dự án đầu tƣ của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên qua các văn bản quy định, quy chế cho vay, các báo cáo thống kê, tổng hợp tình hình kinh doanh, các báo cáo chuyên đề, các ý kiến đánh giá và phân tích nhằm nêu ra đƣợc các ƣu điểm cũng nhƣ các vấn đề còn tồn tại trong công tác thẩm định cho vay theo dự án đầu tƣ của ngân hàng. Từ đó đề xuất một số các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác này.
2.2.4. Phương pháp tổng hợp thông tin
- Từ các số liệu thu thập đƣợc ta tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học.
- Các phƣơng pháp tổng hợp:
Phƣơng pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu đƣợc tiến hành trên máy tính bằng các phần mềm Excel và phần mềm ứng dụng liên quan.
Phƣơng pháp đồ thị: Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để ngƣời sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin..
2.2.5. Phương pháp phân tích
2.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê số liệu tổng hợp số liệu qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu. Tổng hợp, phân tích và đánh giá các số liệu thứ cấp thu thập qua các báo cáo của các sở, ban ngành liên quan của tỉnh Thái Nguyên, từ các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, báo cáo tổng kết chuyên đề của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên qua các năm nghiên cứu và các tài liệu khác.
2.2.5.2. Phương pháp đối chiếu, so sánh
* So sánh số tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phƣơng pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đƣa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.
∆y = Yt - Yt-1 (2.1) Trong đó:
+ Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.
* So sánh số tƣơng đối:
- Tỷ trọng: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phƣơng pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phƣơng pháp khác để quan sát và phân tích đƣợc tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đƣa ra cá biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.
Yk Rk (%) = x 100 (2.2) Y Trong đó: + Yk : Số liệu thành phần. + Y : Số liệu tổng hợp. + Rk (%): Tỷ trọng của Yk so với Y.
- Tốc độ thay đổi: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phƣơng pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh kế so kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh đƣợc khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đƣa ra các biện pháp giải quyết.
Yt - Yt-1 R∆y (%) = x 100 (2.3) Yt-1 Trong đó: + Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.
+ R∆y (%): Tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.
2.2.5.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến các lãnh đạo, lãnh đạo các phòng chuyên môn và các cán bộ trực tiếp tham gia công các thẩm định để thu thập các ý kiến đánh giá.
Từ đó tổng hợp, rút ra các nhận xét tổng quát và đề ra đƣợc các giải pháp cho thời gian tiếp theo cũng nhƣ các kiến nghị cần thiết.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Chỉ tiêu về quy mô và cơ cấu: liên quan đến tình hình hoạt động cho vay; danh mục tín dụng; tỷ trọng tín dụng cho vay đầu tƣ dự án trong tổng dƣ vay; danh mục tín dụng; tỷ trọng tín dụng cho vay đầu tƣ dự án trong tổng dƣ nợ cho vay; các tỷ lệ liên quan đến chất lƣợng tín dụng nói chung và chất lƣợng tín dụng cho vay dự án đầu tƣ nói riêng;
2.3.2. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: các chỉ tiêu liên quan đến công tác thẩm định dự án; định dự án;
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN 3.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đƣợc thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tƣớng Chính phủ với chức năng ban đầu là quản lý, cấp phát vốn xây dựng cơ bản của Nhà nƣớc. Là một NHTM quốc doanh có bề dày hoạt động 57 năm, đến nay BIDV đã trở thành NHTM Nhà nƣớc hàng đầu Việt Nam và đã chuyển sang hình thức NHTM cổ phần từ tháng 5 năm 2012.
3.1.1. Sơ lược quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên là cấp I trực thuộc BIDV, đƣợc thành lập theo Nghị định 233/NĐ-TC-TCCB ngày 27/5/1957 về việc thành lập các Ngân hàng Kiến thiết. Sau 57 năm hoạt động, với các tên gọi khác nhau cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ và địa giới hành chính: ngân hàng hàng Kiến thiết Bắc Thái (1957-1981); Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Bắc Thái (1981-1990); Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Bắc Thái (1990-1996); Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên từ (1997-2011); Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên (từ tháng 5 năm 2012).
- Tên đầy đủ: Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Thái Nguyên.
- Tên quốc tế: Joint stock Commercial Bank for Invesment and Development of Vietnam, Thai Nguyen Branch. Tên gọi tắt: BIDV Thái Nguyên
- Địa chỉ: Số 653, đƣờng Lƣơng Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
* Chức năng: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên có chức năng nhƣ một NHTM.
* Nhiệm vụ: Theo điều lệ của BIDV, tất cả các BIDV đều kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng theo hƣớng đa năng tổng hợp với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng nhà nƣớc và BIDV.