Đánh giá về công tác thẩm định dựán tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên​ (Trang 92)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá về công tác thẩm định dựán tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát

tài sản đảm bảo. Giá trị tài sản đảm bảo đƣợc xác định trên cơ sở định giá thực tế hoặc thông qua cơ quan thẩm định giá chuyên nghiệp.

Theo quan điểm của tác giá, đối với nội dung này, cán bộ thẩm định ngoài việc nêu tài sản đảm bảo cho khoản vay cân thẩm định về khả năng phát mại của tài sản (trong trƣờng hợp phải xử lý tài sản thì có dễ dàng để bán, chuyển nhƣợng không, giá cả thế nào). Ngoài ra, để nâng cao trách nhiệm, cán bộ thẩm định cần yêu cầu khách bổ sung thêm các tài sản đảm bảo khác để bảo đảm cho khoản vay.

Trong trƣờng hợp của dự án đầu tƣ Nhà máy nhiệt điện An Khánh:

Ngân hàng quyết định chấp thuận hình thức đảm bảo vốn vay là sử dụng Tài sản hình thành sau đầu tư (bao gồm tài sản hình thành từ vốn vay theo tỷ lệ tài trợ vốn của Ngân hàng trong nước và vốn tự có).

Kết luận: trong phần này tác giả đã trình bày việc thẩm định các DAĐT tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên và liên hệ thực tế thông qua các nội dung thẩm định dự án đầu tƣ Nhà máy Nhiệt điện An Khánh. Qua những nội dung đã đề cập ở trên có thể thấy về cơ bản quá trình thẩm định bao quát khá đầy đủ các khía cạnh, sử dụng đa dạng các phƣơng pháp trong quá trình phân tích. Tuy nhiên, việc đánh giá chƣa sâu, và còn dựa nhiều vào dự án do doanh nghiệp cung cấp. Mặc dù, đã sử dụng nhiều phƣơng pháp tuy nhiên vẫn mang nhiều tính hình thức. Đối với các vấn đề trên tác giả sẽ trình bày cụ thể trong các phần sau của luận văn này.

3.3. Đánh giá về công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên và Phát triển Thái Nguyên

3.3.1. Những kết quả đạt được

nói chung cũng nhƣ các thuộc hệ thống BIDV nói riêng đƣợc đánh cao trong hệ thống các NHTM về công tác thẩm định các DAĐT. Trong những năm vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên đã thẩm định hàng trăm các DAĐT từ các dự án lớn nhƣ đầu tƣ Nhà máy xi măng Quang Sơn; Nhà máy nhiệt điện An Khánh, Nhà máy luyện cán thép Thái Trung …..đến các dự án nhỏ để phục vụ các tổ chức cá nhân có nhu cầu trên địa bàn. Về cơ bản đến nay, các dự án này đều đang vận hành hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ cho . Trong thời gian qua, hoạt động thẩm định DAĐT tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên đã đạt đƣợc các kết quả tốt về các mặt sau:

3.3.1.1. Kết quả thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2013

Qua khảo sát, lấy số liệu thẩm định cho vay các DAĐT có mức đề xuất vay từ một tỷ đồng trở lên tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên, có đƣợc kết quả sau đây:

Bảng 3.11. Kết quả thẩm định các dự án đầu tƣ giai đoạn 2011- 2013

TT Nội dung 2011 2012 2013

1 Tổng số dự án đề nghị vay vốn (dự án) 82 70 65 2 Tổng số tiền đầu tƣ của các dự án (tỷ đồng) 2.230 2.065 1.547

3 Các dự án từ chối cho vay (dự án) 20 15 14

4 Các dự án đồng ý cho vay 60 55 51

5 Tổng đầu tƣ của các dự án đồng ý cho vay 1.774 1.311 1.420

6 Tổng số tiền đồng ý cho vay 1.241 918 994

Nguồn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên

Tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên, với ƣu thế của một ngân hàng đã nhiều năm hoạt động cho vay đầu tƣ vào các dự án nên

đã lựa chọn và xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ có tay nghề tốt, có kinh nghiệm, khả năng phân tích tốt, có kỹ năng trong sử dụng các chƣơng trình phần mềm máy tính để đánh giá, thẩm định khoản vay. Nhờ đó, trong quá trình thẩm định các dự án đƣợc tiếp cận, một số dự án qua quá trình xem xét và đánh giá là không đủ điều kiện để tài trợ vốn. Bảng dƣới đây sẽ minh họa rõ hơn về nguyên nhân của các dự án không đồng ý tài trợ vốn.

Bảng 3.12. Các dự án không cho vay theo nguyên nhân

TT Nội dung 2011 2012 2013

1 Các dự án không cho vay (dự án) 20 15 14

2 Do nguyên nhân dự án không khả thi: 8 5 5

- Thiếu giấy phép (dự án có điều kiện) 2 2

- Nguồn nguyên liệu không phù hợp 2 3

- Công nghệ lạc hậu 2 1 0

- Không đủ điều kiện về hạ tầng 4 2 0

3 Do nguyên nhân tài chính của chủ đầu tƣ 3 6 3

- Kinh doanh thua lỗ, tài chính yếu 1 2 2

- Không đủ vốn tự có tham gia 2 4 1

4 Do không đủ điều kiện bảo đảm tiền vay 4 2 4 - Thiếu thủ tục về tài sản bảo đảm 1 1

- Giá trị tài sản bảo đảm không đủ bảo đảm 4 1 4

5 Do khả năng quản lý, vận hành dự án yếu 3 1 0

- Khả năng quản lý yếu của chủ đầu tư 2 1 0

- Chủ đầu tư thiếu kinh nghiệm 2 0

6 Vì các lý do khác 2 1 2

- Do thẩm định chậm 0

- Do không thống nhất được về điều kiện vay 1 1

- Do không bố trí được nguồn vốn cho vay 1 1 Nguồn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên

3.3.1.2. Kết quả cho vay theo dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2013

Với vai trò là một NHTM tiên phong trong lĩnh vực đầu tƣ vào các dự án để phát triển kinh tế trong tỉnh Thái Nguyên, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên là địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tƣ để đề nghị vay vốn tài trợ dự án. Trong những năm gần đây, mặc dù nền kinh tế gặp khủng hoảng và có nhiều khó khăn đã ảnh hƣởng đến đầu tƣ của toàn xã hội nhƣng hoạt động cấp tín dụng vào các DAĐT của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên vẫn đƣợc duy trì và đã đóng góp một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong các lĩnh vực đầu tƣ, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên chủ yếu tham gia vào các lĩnh vực truyền thống nhƣ công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng cho vay đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp còn rất hạn chế.

Bảng 3.13. Kết quả cho vay dự án đầu tƣ theo ngành kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng

TT Ngành kinh tế

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dự án Dƣ nợ Dự án Dƣ nợ Dự án Dƣ nợ

1 Công nghiệp 45 1.056 40 1.157 45 1.354 2 Dịch vụ 14 369 15 376 6 215 3 Nông nghiệp 1 2 - - 4 Tổng cộng 60 1.427 55 1.533 51 1.569

Nguồn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên.

Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, bảo đảm nợ vay là một trong những biện pháp giúp ngân hàng hạn chế rủi ro trong tín dụng. Mục đích đảm bảo nợ vay để:

- Nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của bên vay trong việc thực hiện dự án, là nguồn trả nợ thay khi xảy ra các rủi ro không lƣờng hết trong quá trình thẩm định và cho vay dự án.

- Phòng ngừa các trƣờng hợp gian lận, lừa đảo.

Trong quá trình cho vay dự án, ngoài việc xem xét thẩm định về dự án đầu tƣ thì việc lựa chọn hình thức đảm bảo nghĩa vụ vay vốn của khách hàng vay cũng rất quan trọng. Nhận thức đƣợc điều này, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên đã luôn cân nhắc, lựa chọn các hình thức đảm bảo an toàn cho khoản vay và đáp ứng đúng các điều kiện theo quy định của Nghị định 163/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Quyết định 3979/QĐ-PC của Tổng Giám đốc BIDV quy định về giao dịch đảm bảo trong cho vay.

Dƣới đây là một số số liệu thống kê về bảo đảm tiền vay của các DAĐT vay vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên giai đoạn từ 2011 đến 2013:

Bảng 3.14. Kết quả cho vay dự án đầu tƣ phân chia theo hình thức bảo đảm tiền vay

Đơn vị: tỷ đồng

TT Hình thức bảo đảm tiền vay

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dự án Dƣ nợ Dự án Dƣ nợ Dự án Dƣ nợ 1 Bằng tài sản hiện có 5 150 5 200 5 200 2 Bằng tài sản hình thành trong tƣơng lai 25 1.210 40 1.280 42 1.150 3 Kết hợp đảm bảo bằng tài sản hình thành trong tƣơng lai và tài

sản hiện có

30 67 10 53 4 219

Tổng cộng 60 1.427 55 1.533 51 1.569

Nguồn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên

Chất lƣợng tín dụng cho vay theo DAĐT nằm trong ngƣỡng an toàn. Qua cả ba năm, tỷ lệ nợ xấu cho vay theo DAĐT tính trên dƣ nợ cho vay theo

DAĐT đều ở mức dƣới 2%. Có thể nói, các DAĐT của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên về cơ bản đều hoạt động tốt, có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ Ngân hàng. Đây là một biểu hiện cho thấy, đã thực hiện tốt việc thẩm định cho vay các dự án trong giai đoạn 2011 – 2013. Dƣới đây là bảng phân tích chất lƣợng tín dụng của các khoản cho vay theo DAĐT tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên.

Bảng 3.15. Chất lƣợng tín dụng của các khoản cho vay theo dự án đầu tƣ

Đơn vị: tỷ đồng, %

TT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Tổng dƣ nợ 3.495 4.407 4.945

2 Dƣ nợ xấu 14 47 34

3 Tỷ lệ nợ xấu 0,40% 1,07% 0,69%

4 Dƣ nợ cho vay theo DAĐT 1.427 1.533 1.569 5 Tỷ trọng dƣ nợ cho vay theo DAĐT/Tổng dƣ nợ 41% 35% 32%

6 Dƣ nợ xấu cho vay theo DAĐT 7 23,5 17

7 Tỷ lệ nợ xấu cho vay theo DAĐT/Tổng dƣ nợ 0,20% 0,53% 0,34% 8 Tỷ lệ nợ xấu cho vay theo DAĐT/Dƣ nợ cho vay DAĐT 0,49% 1,53% 1,08%

Nguồn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên

3.3.2. Những hạn chế

3.3.2.1. Nội dung và phương pháp thẩm thẩm định các dự án đầu tư

Mặc dù các nội dung đƣợc đƣa vào tiến hành thẩm định DAĐT tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên là tƣơng đối đầy đủ, tuy nhiên việc thẩm định các nội dung cụ thể nhiều khi chƣa đƣợc thực hiện một cách chi tiết, độc lập với dự án do doanh nghiệp lập dẫn tới việc phân tích không sâu, không đánh giá hết các rủi ro... Ngoài ra, chƣa nhận thức đầy đủ mức độ quan trọng của các nội dung đánh giá dẫn tới bỏ qua việc đánh gía kỹ lƣỡng một hoặc một vài nội dung rất quan trọng đối với dự án. đã tiến hành sử dụng

đa dạng các phƣơng pháp trong quá trình thẩm định, tuy nhiên việc vận dụng các phƣơng pháp nhƣng còn mang tính hình thức, dập khuôn (chẳng hạn khi sử dụng phƣơng pháp so sánh đối chiếu thì thƣờng chỉ lấy ít đối tƣợng để so sánh, hoặc trong sử dụng phƣơng pháp phân tích độ nhạy thì đƣa mức biến động chƣa phản ánh hết sự biến động trong thực tế…), ảnh hƣởng tới kết quả thẩm định.

3.3.2.2. Về quy trình thẩm định

Quy trình thẩm định DAĐT tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên nhìn chung là tƣơng đối khoa học và linh hoạt. Tuy nhiên, trong việc vận hành quy trình đó, về cơ bản chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hạn chế rủi ro trong quá trình thẩm định. Trong thực tế việc thẩm định dự án chủ yếu đƣợc thực hiện một cách chi tiết, kỹ lƣỡng tại bộ phận quan hệ khách hàng. Tại bộ phận quản lý rủi ro thông thƣờng chỉ tiến hành tái thẩm định lại trên những hồ sơ thẩm định của bộ phận Quan hệ khách hàng chuyển sang mà không có những phân tích, đánh giá độc lập. Có thể nói việc thẩm định tại bộ phận quản lý rủi ro mang nhiều tính hình thức.

3.3.2.3. Về trình độ cán bộ thẩm định

Cán bộ thẩm định mặc dù đều là những ngƣời đƣợc đào tạo và tuyển dụng bài bản, tuy nhiên trong quá trình thẩm định vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế về kiến thức trong từng lĩnh vực cụ thể liên quan đến các lĩnh vực mà các DAĐT hƣớng đến. Đây là một điểm yếu của các cán bộ thẩm định của các NHTM Việt nam nói chung và của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên nói riêng. Hầu nhƣ các cán bộ thẩm định dự án của ngân hàng đều ít có khả năng thẩm định về chuyên môn kỹ thuật và công nghệ của dự án, nhất là các dự án lớn. Cũng không thể yêu cầu ngƣời cán bộ tín dụng phải biết tất cả các loại công nghệ của mọi dự án. Trong quy trình cho vay của các ngân hàng cho phép thuê công ty tƣ vấn để thẩm định công nghệ, kỹ thuật

nhƣng các công ty kiểu này ở Việt Nam hầu nhƣ chƣa phát triển và đây cũng chƣa thành thói quen của các ngân hàng Việt Nam.

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác thẩm định cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên

3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Xây dựng và thẩm định một dự án, chủ đầu tƣ cũng nhƣ cán bộ thẩm định mất rất nhiều công sức, bởi lẽ dự án liên quan đến rất nhiều vấn đề, nhiều thủ tục nhiều bƣớc, nhiều cơ quan liên quan giải quyết mà đôi khi ngƣời xây dựng dự án không thể biết hết đƣợc. Do vậy những ảnh hƣởng do tính phức tạp mà các yếu tố khách quan mang lại cho những ngƣời làm dự án không nhỏ. Đề tài đƣa ra một vài nhân tố khách quan ảnh hƣởng đến quá trình thẩm định đầu tƣ của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên:

- Môi trƣờng luật pháp và các văn bản dƣới luật quy định, hƣớng dẫn quá nhiều và phức tạp, khó hiểu cho ngƣời thực hiện. Các văn bản của các ngành khác nhau đối khi không đồng nhất làm cho khi triển khai trên thực tế gặp nhiều lúng túng, trở ngại.

- Quy hoạch kinh tế chƣa phù hợp, không rõ ràng và nhiều khi các diễn biến trên thực tế diễn ra không đúng nhƣ quy hoạch ban đầu mang lại rủi ro cho cả nhà đầu tƣ và các ngân hàng cho vay. Lấy ví dụ nhƣ quy hoạch ngành xi măng, sắt thép, đóng tàu hoặc các dự án thủy điện nhỏ hiện nay. Hiện tƣợng quá nhiều nhà máy xi măng, luyện cán thép xây dựng lên song sản phẩm không tiêu thụ đƣợc, hay các nhà máy thủy điện gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng trong thời gian gần đây bị buộc phải dừng lại làm cho các nhà đầu tƣ đang xây dựng công trình không biết bằng cách nào thu hồi đƣợc vốn đầu tƣ, các ngân hàng cho vay không làm thế nào thu hồi đƣợc nợ.

- Hầu hết các ngành đều chƣa có bộ chỉ tiêu định mức ngành làm cơ sở để việc so sánh, đối chiếu của ngƣời làm công tác thẩm định đƣợc dễ dàng hơn.

mắc, làm ảnh hƣởng đến thời gian thực hiện dự án.

- Hội sở chính BIDV Việt Nam chƣa có Ban chuyên trách công tác thẩm định để làm đầu mối trong hoạt động thẩm định nói chung và thẩm định cho vay các DAĐT nói riêng, kho dữ liệu thống kê quy hoạch quốc gia về ngành kinh tế, vùng kinh tế còn hạn chế; mức độ đầu tƣ của toàn hệ thống vào một ngành, cảnh báo rủi ro đầu tƣ để các cùng biết, tham khảo và phục vụ cho công tác thẩm định của mình còn hạn chế.

- Ngoài ra, còn có thể kể đến các nguyên nhân khác nhƣ: Doanh nghiệp lập dự án không chính xác, khả quan để vay vốn ngân hàng, những tác động của thị trƣờng, thiên tai…ảnh hƣởng đến hiệu quả của dự án mà cán bộ thẩm định không đánh giá hết đƣợc.

3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Hiện tại, tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên đã thực hiện theo đúng quy định của Hội sở chính BIDV về việc thẩm định cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên​ (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)