Thực trạng công tác thẩm định dựán đầu tƣ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên​ (Trang 60)

5. Bố cục của luận văn

3.2. Thực trạng công tác thẩm định dựán đầu tƣ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và

3.2.1. Giới thiệu Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên

Là ngân hàng thuộc hệ thống BIDV, tiền thân cho vay về lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên đã và đang xây dựng một hệ thống quy trình cấp tín dụng ngày một hoàn thiện

hơn cho hoạt động cho vay nói chung và hoạt động tài trợ dự án nói riêng. Trƣớc thời điểm 1/10/2008, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên áp dụng quy trình thẩm định dự án do BIDV ban hành năm 2001. Nội dung của quy trình đơn giản chỉ thông qua thông qua các phòng Tín dụng, phòng Thẩm định, Cán bộ tín dụng, Cán bộ thẩm định, phòng Nguồn vốn và một số phòng khác có liên quan. Tuy nhiên quy trình này chỉ mang tính chất định hƣớng, tổng quát và cơ bản. Trong quá trình thẩm định dự án, tuỳ theo quy mô, tính chất, đặc điểm của từng dự án đầu tƣ xin vay vốn, tuỳ từng khách hàng và điều kiện thực tế, Cán bộ tín dụng sử dụng linh hoạt các nội dung theo mức độ hợp lý để bảo đảm tính hiệu quả của công tác thẩm định. Tuỳ theo từng dự án cụ thể mà Cán bộ tín dụng cũng có thể xem xét bỏ qua một số nội dung nếu không phù hợp.

Thực hiện theo quy trình này, chất lƣợng thẩm định dự án phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan và trình độ của Cán bộ tín dụng. Các số liệu tính toán của dự án phụ thuộc nhiều vào nguồn thông tin của khách hàng mang lại. Vì vậy qua xem xét thực tế, quy trình còn có nhiều hạn chế cần thay đổi, chỉnh sửa.

Thực hiện mô hình chuyển đổi sang mô hình ngân hàng hiện đại, với sự tƣ vấn Morgan standley tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới, BIDV đã có quy trình tƣơng đối hoàn thiện, hƣớng dần theo thông lệ quốc tế. Cụ thể, phải kể tới thành công lớn BIDV là ngân hàng duy nhất trong các Ngân hàng Việt Nam đã xây dựng đƣợc một hệ thống xếp hạng phân loại khách hàng, phân loại nhóm khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc. Hệ thống phần mềm định hạng khá chi tiết, khi nhập các dữ liệu thông tín về tài chính và phi tài chính của khách hàng sẽ đƣa ra cách chấm điểm khách hàng xếp loại từ AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC,…Từ việc phân loại các khách hàng thì quy trình cấp tín dụng, tài trợ dự án áp dụng cho khách hàng đó đƣợc cụ

thể rõ. Theo đó, với kết quả xếp loại nào thì tổng dự án lớn nhất đựợc xét duyệt là bao nhiêu và phải qua những cấp thẩm quyền nào phê duyệt.

Lƣu đồ quy trình thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên

Theo lƣu đồ quy trình thẩm định dự án, cho thấy quá trình thẩm định dự án tại diễn ra theo trình tự nhƣ sau:

3.2.1.1. Tại phòng Quan hệ khách hàng

Bước 1: Tiếp thị và nhận hồ sơ:

- Cán bộ QHKH là đầu mối tiếp thị; tiếp nhận nhu cầu vay vốn đầu tƣ dự án từ BIDV của Khách hàng; Trên cơ sở nhu cầu của Khách hàng, Cán bộ QHKH hƣớng dẫn khách hàng lập Hồ sơ tín dụng;

Bước 2: Đánh giá, phân tích và lập Báo cáo đề xuất cho vay dự án

Căn cứ hồ sơ tín dụng của Khách hàng, Cán bộ QHKH nghiên cứu thẩm định, đánh giá, phân tích và tiến hành lập Báo cáo đề xuất cho vay dự án;

- Trình Báo cáo đề xuất cho vay dự án kèm hồ sơ tín dụng trình Lãnh đạo phòng QHKH/Phòng giao dịch xem xét phê duyệt;

Bước 3: Phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng:

- Lãnh đạo phòng kiểm tra các nội dung trong Báo cáo đề xuất cho vay dự án, ghi ý kiến vào báo cáo đề xuất, ký kiểm soát và trình PGĐ QHKH;

- Báo cáo đề xuất cho vay dự án với đầy đủ chữ ký của cán bộ QHKH và lãnh đạo phòng QHKH cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng đƣợc trình lên PGĐ QHKH xem xét phê duyệt với 02 trƣờng hợp:

+ Trƣờng hợp khách hàng có nhu cầu tín dụng thuộc thẩm quyền của : Nếu Báo cáo cho vay dự án đƣợc PGĐ QHKH phê duyệt đồng ý, toàn bộ hồ sơ dự án của khách hàng sẽ chuyển tiếp lên bộ phận QLRR để thẩm định; Nếu PGĐ QHKH có ý kiến từ chối cho vay trên Báo cáo đề xuất tín dụng, toàn bộ hồ sơ dự án của Khách hàng sẽ đƣợc chuyển trả cho phòng QHKH để thực hiện thông báo từ chối.

+ Trƣờng hợp khách hàng có nhu cầu vƣợt thẩm quyền của và đã đƣợc PGĐ QHKH đồng ý phê duyệt: Nếu GĐ phê duyệt đồng ý sẽ gửi toàn bộ hồ sơ trình Hội sở chính tiếp tục xem xét phê duyệt ở cấp cao hơn; Nếu GĐ có ý kiến từ chối toàn bộ hồ sơ dự án của Khách hàng sẽ đƣợc chuyển trả cho phòng QHKH để thực hiện thông báo từ chối.

3.2.1.2. Tại Phòng Quản lý rủi ro

Bƣớc 1: Phòng QLRR tiếp nhận Báo cáo đề xuất cho vay dự án và Hồ sơ dự án từ Phòng QHKH;

Bƣớc 2: Cán bộ QLRR thẩm định rủi ro các đề xuất cho vay dự án

và lập Báo cáo thẩm định rủi ro kèm theo hồ sơ tín dụng trình lãnh đạo phòng QLRR.

Bƣớc 3: Lãnh đạo phòng kiểm tra, rà soát lại nội dụng của Báo cáo thẩm định rủi ro cho vay dự án, ghi rõ ý kiến và ký kiểm soát để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro tại (PGĐ QLRR, GĐ , Hội đồng tín dụng cơ sở).

Bƣớc 4: Phê duyệt khoản vay

GĐ/PGĐ QLRR: Khoản vay đƣợc phê duyệt khi có đầy đủ chữ ký của PGĐ QHKH trên báo cáo đề xuất cho vay dự án và GĐ/PGĐ QLRR trên báo cáo thẩm định rủi ro.

- Đối với khoản vay đầu tƣ dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng tín dụng cơ sở: Trƣờng hợp này khoản vay đầu tƣ đƣợc coi là phê duyệt khi trong Biên bản họp và Quyết định cấp tín dụng của Hội đồng tín dụng cơ sở kết luận đồng ý cấp tín dụng.

- Đối với khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội sở chính: sau khi hội sở chính đồng ý sẽ có văn bản thông báo quyết định cấp tín dụng với các điều kiện liên quan gửi thực hiện.

3.2.1.3. Xử lý các ý kiến khác biệt

- Nếu có ý kiến khác biệt giữa ý kiến đề xuất cấp tín dụng và phê duyệt rủi ro tín dụng: Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro phải trao đổi trực tiếp với cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất cho vay dự án để đi đến thống nhất. Trong trƣờng hợp không thống nhất đƣợc, cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro phải báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro cao hơn để xem xét, quyết định.

- Đối với các trƣờng hợp dự án đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trƣơng cấp tín dụng nhƣng không đƣợc đồng ý cấp tín dụng: Các cấp từ chối cấp tín dụng phải có báo cáo cấp phê duyệt chủ trƣơng xem xét, quyết định.

3.2.2. Các nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư

Hiện nay, các nội dung và phƣơng pháp thẩm định DAĐT tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên đƣợc thực hiện theo đúng quy trình về thẩm định DAĐT do BIDV ban hành;

Trong phạm vi phần này, ngoài việc nêu chi tiết từng nội dung và phƣơng pháp thẩm định DAĐT, tác giả sẽ minh hoa bằng một DAĐT đã đƣợc ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên thẩm định và cho vay:

Dự án đầu tư công trình nhà máy nhiệt điện An Khánh (Nhà máy nhiệt điện

An Khánh là nhà máy điện độc lập, sản xuất điện bằng công nghệ lò hơi tần sôi tuần hoàn (CFB) nằm trong quy hoạch tổng sơ đồ điện VI, góp phần bổ

sung công suất cho hệ thống điện Việt Nam với công suất thiết kế 1.000MW, 02 tổ máy, số giờ vân hành trung bình năm 7.600 giờ, tổng mức đầu tư 3.978.518 triệu đồng).

Các nội dung thẩm và phƣơng pháp định DAĐT tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên cụ thể nhƣ sau:

3.2.2.1. Thẩm định về khách hàng vay vốn

Thẩm định về khách hàng vay vốn đầu tƣ dự án gồm:

- Thẩm định định về tƣ cách pháp lý, năng lực điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh: Cán bộ thẩm định thông qua các hồ sơ pháp lý mà doanh nghiệp cung cấp (nhƣ quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm các chức danh…) để kết luận doanh nghiệp có đầy đủ tƣ cách pháp lý vay vốn ngân hàng hay không; Để đánh giá năng lực điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh, cán bộ thẩm định tiến hành xem xét trình độ của chủ doanh nghiệp, kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá khứ để kết luận về năng lực điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn.

- Thẩm định hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng: Thông qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất, cán bộ thẩm định tiến hành phân tích, đánh giá doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp nhƣ thế nào, mức biến động trong quá khứ ra sao. Đồng thời tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với các khía cạnh thị trƣờng của doanh nghiệp, sản phẩm, kênh phân phối…trên cơ sở đó đƣa ra đƣợc kết luận về triển vọng phát triển của khách hàng.

- Thẩm định tình hình quan hệ với các TCTD của khách hàng: Cán bộ thẩm định tiến hành xem xét khách hàng đang quan hệ với các TCTD nào, số dƣ nợ là bao nhiêu, tình hình quan hệ có tốt không (có nợ gia hạn, quá hạn, khoanh nợ…không)

tài chính của khách hàng trong 03 năm gần nhất, cán bộ thẩm định tiến hành phân tích các số liệu trong báo cáo tài chính, tính toán các chỉ tiêu tài chính nhƣ chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán (khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh), chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động (vòng quay vốn lƣu động, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho), chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời (ROA, ROE..)…

Từ các nhóm hệ số tài chính đã đƣợc tính toán trên, cán bộ thẩm định phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng vay.

- Đối với các hộ gia đình, cá nhân vay vốn: việc thẩm định tình hình tài chính đơn giản hơn, ngƣời cán bộ thẩm định chỉ tập trung vào kiểm tra khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn vay ( vốn tự có, nguồn thu trả nợ. Vốn tự có gồm tiền, hiện vật và sức lao động).

Tuy nhiên, cần lƣu ý trong điều kiện Việt Nam, việc phân tích báo cáo tài chính có một số hạn chế nhất định do khả năng tổ chức hệ thống quản lý tài chính của doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung, nhƣ:

+ Mức độ tin cậy của số liệu trong báo cáo tài chính chƣa cao dẫn tới việc phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp đôi khi thiếu chính xác.

+ Thiếu số liệu đầy đủ số liệu bình quân ngành.

Minh họa thực tế tại Dự án đầu tư nhà máy Nhiệt điện An Khánh: đã đi sâu phân tích tập trung vào các nội dung về pháp lý, năng lực của chủ đầu tƣ, của từng cá nhân trong ban quản trị điều hành, tỷ lệ vốn sở hữu nắm giữ; đánh giá về tổ chức nhân sự của Công ty;

Riêng phần đánh giá năng lực tài chính: do Công ty đang trong giai đoạn đầu tƣ ban đầu nên chƣa có số liệu để đánh giá đầy đủ các chỉ tiêu mà chỉ tập trung đánh giá về các số liệu cơ bản trong bản cân đối nhƣ Tổng nguồn vốn với các chỉ tiêu Nợ ngắn hạn, vốn chủ sở hữu; tổng tài sản với các chỉ tiêu Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền; các khoản phải thu, TSCĐ hữu

hình, TSCĐ vô hình, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tài sản dài hạn khác…. Và tập trung vào chỉ tiêu nguồn vốn chủ sở hữu để đánh giá khả năng tham gia vốn tự có vào dự án.

Ngoài ra, có tiến hành đánh giá khả năng triển vọng của Khách hàng trong tƣơng lai (trong Ngắn hạn; trong dài hạn) bằng mô hình Swot; Đồng thời đánh giá tình hình quan hệ tín dụng của Khách hàng tại các TCTD thông qua kênh thông tin tín dụng CIC (khách hàng có vay nợ tại Techcombank Thái Nguyên với số tiền 45.000 trđ, không có nợ quá hạn, nợ nhóm I) để đánh giá thêm về năng lực của khách hàng.

3.2.2.2. Thẩm định Sự cần thiết phải đầu tư

Đối với bất kỳ dự án nào, việc phân tích, đánh giá nhằm làm rõ đƣợc sự cần thiết phải đầu tƣ là xuất phát điểm để tiếp tục hoạch định các nội dụng khác: Lựa chọn hình thức đầu tƣ, địa điểm, quy mô, thời điểm, các giải pháp công nghệ, thiết bị để đánh giá, lựa chọn dự án, lĩnh vực, quy mô đầu tƣ phù hợp.

Thông thƣờng việc đánh giá sự cần thiết phải đầu tƣ cũng cần phải tuỳ thuộc vào tính chất, mục tiêu đầu tƣ dự án. Đối với các DAĐT mới, căn cứ vào chiến lƣợc/quy hoạch phát triển ngành, phát triển của địa phƣơng, chiến lƣợc đầu tƣ của Công ty và cân đối cung - cầu, năng lực, kinh nghiệm kinh doanh của Chủ đầu tƣ, cơ hội/thời điểm đầu tƣ, sản phẩm của dự án… để quyết định việc đầu tƣ. Tuy nhiên, đối với các DAĐT mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, chuyển đổi công nghệ… ngoài những căn cứ trên cần dựa vào các thông tin, căn cứ về: tình hình SXKD, khả năng hoạt động, tình hình vay và trả nợ vay với các TCTD, tình hình tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả hoạt động của dây chuyền hiện tại để đánh giá.

Ngoài ra, có thể xem xét/đánh giá sơ bộ một số nội dung:

- Mục tiêu đầu tƣ dự án đã phù hợp hay không: nếu ở mức khiêm tốn quá so với năng lực tài chính, yêu cầu thị trƣờng thì việc đầu tƣ có trở nên lãng phí hay không? Ở mức quá tham vọng thì khả năng đứng vững của dự án trên thị trƣờng nhƣ thế nào?

- Lựa chọn quy mô, hình thức đầu tƣ: có phù hợp với khả năng mở rộng thị phần, yêu cầu thị trƣờng, khả năng chiếm lĩnh/thâm nhập vào thị trƣờng trong thời gian nhất định hay không?

- Quy mô: dự án, tổng mức đầu tƣ cơ cấu vốn phù hợp chƣa?

- Tiến độ triển khai: Việc thực hiện dự án có những yếu tố nào ảnh hƣởng/trở ngại đến tiến độ đầu tƣ dự án, việc xây dựng tiến độ có ảnh hƣởng đến lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Chú ý đến những dự án chịu sự chi phối nhiều bởi cơ hội đầu tƣ: SX VLXD (xi măng, gạch ốp lát,…), cơ sở hạ tầng giao thông, chuyển giao quyền thu phí, đầu tƣ bất động sản…

Việc đánh giá ở phần này chỉ mang tính chất tổng quát để thấy đƣợc những đánh giá khái quát về dự án. Đây là những cơ sở khái quát để có thể thấy rõ đƣợc những thuận lợi, khó khăn của dự án và là cơ sở để các TCTD quyết định việc đầu tƣ dự án có hợp lý không?

Đối với nội dung này, trong quá trình thẩm định ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên thƣờng sử dụng phƣơng pháp thẩm định theo trình tự. Thể hiện, trƣớc hết cán bộ thẩm định đánh giá một cách tổng quát về thị trƣờng của dự án nói chung, các định hƣớng phát triển…sau đó sẽ đi vào đánh giá về thị trƣờng dự kiến của dự án để có đƣợc những nhận định ban đầu về sự cần thiết phải đầu tƣ. Ngoài ra, cán bộ thẩm định còn sự dụng phƣơng pháp so sánh đối chiếu để thẩm định nội dung này nhƣ so sánh đối chiếu với các văn bản, chủ trƣơng của đảng và nhà nƣớc để khẳng định lại định hƣớng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên​ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)