Kinh nghiệm của một số địa phương về thanh tra,kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện tân sơn (Trang 36 - 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương về thanh tra,kiểm tra thuế

1.2.2.1. Kinh nghiệm của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Để phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm, ngăn chặn tình trạng trốn lậu thuế gây thất thu cho NSNN, góp phần lành mạnh hoá các hoạt động kinh doanh trên địa bàn, thời gian vừa qua, Chi cục Thuế huyện Lâm Thao đã tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm tra hồ sơ khai thuế của tất cả các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý. Chi cục Thuế huyện Lâm Thao cũng đã thực hiện kiểm tra hồ sơ kê khai tại trụ sở cơ quan thuế đối với các cơ sở kinh doanh để phát hiện các trường hợp bán hàng không xuất hoá đơn, hoặc thực tế bán hàng thu tiền nhiều hơn giá trị ghi trên hoá đơn, nhằm giấu doanh thu để trốn thuế. Lựa chọn các DN có rủi ro về thuế và ý thức tuân thủ pháp luật về thuế còn thấp, có dấu hiệu không bình thường về kê khai thế so với tháng trước, năm trước để xây dựng kế hoạch kiểm tra. Đẩy mạnh công tác kiểm tra thực hiện pháp luật về thuế, phí kết hợp với kiểm tra về giá, để kiên quyết loại trừ các khoản chi không hợp lý, hợp lệ khi quyết toán thuế. Riêng với cơ sở kinh doanh lợi dụng việc người tiêu dùng không lấy hoá đơn, chứng từ để cung cấp cho các DN nhằm hợp thức hoá chứng từ đầu vào được yêu cầu thực hiện giải trình và kiểm tra tại trụ sở. Cơ quan thuế cũng phối hợp chặt chẽ với Chi cục quản lý thị trường để có thông tin về cơ sở buôn chuyến, kinh doanh hàng hoá có điểu kiện, phối hợp với Công an huyện Lâm Thao và các phòng chức năng Công an tỉnh Phú Thọ để cung cấp thông tin về các đơn vị có biểu hiện trốn lậu thuế, nợ thuế kéo dài để có biện pháp xử lý. Đặc biệt cơ quan thuế đã phối hợp tốt với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn để xác minh tài khoản phục vụ kiểm tra dòng tiền đi, dòng

tiền đến nhằm có tư liệu phục vụ công tác đấu tranh với các trường hợp trốn doanh thu, kê khai thiếu thuế.

Năm 2015, số lượng DN thuộc diện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế của các Chi cục huyện Lâm Thao là 103 đơn vị, số thuế truy thu và xử phạt xấp xỉ 2 tỉ 500 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2016, thông qua công tác giám sát và kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, các DN đã kê khai và nộp đạt hơn 32 tỷ đồng, tăng trên 200% so với cùng kỳ, riêng số thuế kê khai bổ sung đạt trên 560 triệu đồng.

1.2.2.2. Kinh nghiệm của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Trong những năm qua, Chi Cục Thuế huyện Thanh Sơn đã đề ra nhiều giải pháp đổi mới và tăng cường công tác quản lý thu, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp quản lý có hiệu quả, nhờ đó công tác kiểm tra thuế đã dần hoàn hiện. Kiểm tra thuế dựa trên kết quả phân tích, đánh giá, phân loại đối với từng cơ sở doanh nghiệp về mức độ thực hiện chính sách, chọn lọc để kiểm tra thuế đúng đối tượng, không tràn lan và không gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật thuế.

Chi Cục thuế huyện Thanh Sơn đã thực hiện việc quản lý thuế theo mô hình chức năng gắn với cơ chế tự khai, tự nộp. Công tác kiểm tra thuế đã và đang dần hoàn thiện đó là việc kiểm tra thuế dựa trên kết quả phân tích đánh giá, phân loại đối với từng đối tượng nộp thuế. Việc kiểm tra thuế đúng đối tượng tránh tràn lan và gây ảnh hưởng đến các đối tượng chấp hành tốt việc nộp thuế. Có được kết quả trên là do công tác kiểm tra đã bước đầu chuyển từ cơ chế kiểm tra nhằm vào tất cả các người nộp thuế sang cơ chế kiểm tra theo mức độ rủi ro về thuế; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về tổ chức, cá nhân nộp thuế, sử dụng phân tích thông tin để xác định đối tượng và nội dung cần kiểm tra; Từng bước nâng cao hiệu quả, đảm bảo tính khách quan công khai, minh bạch trong kiểm tra người nộp thuế.

Việc đổi mới hoạt động kiểm tra thuế góp phần phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra và tránh phiền hà cho những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật thuế, tạo điều kiện phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp theo cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm.

Vận hành tốt ứng dụng tin học của ngành thuế trong công tác kiểm tra thuế như: ứng dụng thanh tra - kiểm tra, ứng dụng hệ thống cơ sở dữ liệu báo cáo tài chính doanh nghiệp, hỗ trợ hệ thống kiểm tra tra cứu tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định quy mô kinh doanh của từng doanh nghiệp; phân tích, so sánh được một số chỉ tiêu chủ yếu trong báo cáo tài chính 3 năm theo các chỉ tiêu dọc, ngang của Báo cáo tài chính. Đồng thời giúp theo dõi kế hoạch thanh tra - kiểm tra; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra - kiểm tra; theo dõi nhập lịch trình của đoàn thanh tra - kiểm tra kể từ khi ban hành ký Quyết định thanh tra - kiểm tra; báo cáo tổng kết kế hoạch thanh tra - kiểm tra; báo cáo tiến độ thực hiện các cuộc thanh tra - kiểm tra. Ngoài ra, các ứng dụng khác hỗ trợ như: Ứng dụng quản lý thuế; quản lý tình trạng thuế; Thông tin về quản lý thuế đối với NNT cũng hỗ trợ cho việc thu thập, phân tích rủi ro hồ sơ chính xác hơn trong công tác kiểm tra thuế.

Thường xuyên cử cán bộ, chuyên viên làm công tác kiểm tra tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, bám sát văn bản hướng dẫn của Nhà nước về công tác kiểm tra thuế. Bên cạnh đó, bổ sung thêm lực lượng cán bộ viên chức công chức nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ làm công tác kiểm tra thuế. Tính đến năm 2012, số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra thuế là 19 cán bộ, chiếm 24% tổng số cán bộ công chức toàn Chi Cục Thuế huyện Thanh Sơn; trong đó: trình độ trên đại học chiếm 10%; đại học chiếm 85%; cao đẳng chỉ chiếm 5% lực lượng cán bộ công chức làm công tác kiểm tra. Nhờ đẩy mạnh công tác kiểm tra và xử lý các vi phạm

về thuế đã góp phần răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. Qua công tác kiểm tra đã phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của Người nộp thuế, đã tiến hành xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế... góp phần tích cực trong việc chống thất thu Ngân sách nhà nước, nâng cao việc tuân thủ pháp luật về thuế của Người nộp thuế Trong 03 năm qua, tổng số xử lý truy thu thuế và phạt vi phạm hành chính qua công tác kiểm tra phải nộp ngân sách nhà nước 5.661 triệu đồng.

Thông qua công tác kiểm tra đã hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện việc kê khai, nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật về thuế; từng bước hạn chế thất thu thuế theo từng loại hình doanh nghiệp, theo từng ngành nghề, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế; tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng cao nhận thức về pháp luật thuế, tự giác trong kê khai, quyết toán các khoản thu, nộp vào Ngân sách nhà nước.

Thực hiện công tác phối hợp tốt với các cơ quan chức năng như công an, quản lý thị trường trong công tác kiểm tra thuế các doanh nghiệp trốn thuế, mua, bán sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, gian lận thương mại. Nhờ có hoạt động kiểm tra mà phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về thuế, gian lận về thuế, mà trước tiên là ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng thành lập doanh nghiệp nhưng không hoạt động, việc thành lập chỉ để kinh doanh bất hợp pháp kê khai khống một phần hoặc toàn bộ tiền hoàn thuế Giá trị gia tăng để chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Ngân sách nhà nước. Góp phần làm cho việc thực thi luật và chính sách thuế đạt kết quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện tân sơn (Trang 36 - 39)