5. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Đặc điểm của Chi cục Thuế huyện Tân Sơn
3.2.1.1.Bộ máy tổ chức của Chi cục Thuế huyện Tân Sơn
Cùng với việc hình thành hệ thống chính sách thuế áp dụng thống nhất với các thành phần kinh tế, bộ máy quản lý thuế được hình thành theo hệ thống dọc trên toàn quốc. Qua ba lần cải cách thuế Chi cục Thuế Tân Sơn cũng đã trải qua các mô hình quản lý thu thuế như sau:
Một là, mô hình tổ chức theo sắc thuế.
Các đội thuế riêng biệt được thành lập để quản lý thu một số loại thuế cụ thể. Đây là mô hình quản lý khép kín đối với từng loại thuế.
Hai là, mô hình tổ chức theo đối tượng nộp thuế.
Theo mô hình này, các đối tượng nộp thuế được chia thành các nhóm, dựa trên quy mô hoạt động, hình thức sở hữu, hoặc ngành kinh tế... Mỗi Đội thuế chịu trách nhiệm quản lý và cung cấp những thông tin đầy đủ về từng nhóm đối tượng nộp thuế.
Ba là, mô hình tổ chức theo chức năng.
Theo mô hình này, trong một cơ quan thuế, người ta sẽ tổ chức ra các Đội chức năng riêng rẽ, mỗi Đội thực hiện một công việc nghiệp vụ cụ thể có liên quan đến tất cả các sắc thuế. Đây là mô hình hiện đại trong quản lý thuế của các nước trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới có 3/4 cơ quan thuế các nước hoạt động với cơ cấu tổ chức theo chức năng.
Thực hiện công văn 1670/CT - TCCB của Cục thuế Phú Thọ ngày 21/6/2011 để đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả, đến nay Chi cục thuế huyện Tân SƠN đã hoàn thiện hơn với mô hình tổ chức sau:
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Thuế huyện Tân Sơn
Nguồn: Chi cục Thuế huyện Tân Sơn
CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
Đội hành chính nhân sự Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Đội kê khai - Kế toán thuế Đội thu nhập cá nhân Đội kiểm tra thuế Đội hỗ trợ nghiệp vụ dự toán Đội thuế xã, thị trấn
3.2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ Chi cục Thuế huyện Tân Sơn
Chi cục Thuế Tân Sơn là tổ chức trực thuộc Cục Thuế Phú Thọ, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
+ Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn; Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu NSNN, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;
+ Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN.
+ Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn; kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý.
+ Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật; được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu NSNN;
+ Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế; bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật. Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.
+ Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế. Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành.
3.2.1.3.Đặc điểm nguồn nhân lực thanh tra, kiểm tra thuế
Trong mô hình quản lý thuế mới, người nộp thuế tự căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ kê khai và căn cứ vào các quy định pháp luật
người nộp thuế tự kê khai, tự tính toán số thuế phải nộp, chủ động nộp thuế vào ngân sách Nhà nước theo đúng thời hạn quy định của pháp luật. Cơ quan thuế có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để người nộp thuế hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi trốn thuế của người nộp thuế. Do đó, lực lượng thanh tra, kiểm tra thuế đòi hỏi phải tăng cả về số lượng và chất lượng.
Bảng 3.1. Tình hình cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế tại chi Cục thuế huyện Tân Sơn
STT Chỉ tiêu Tổng số CBCC toàn chi Cục (Người) Cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế (Người) Tỷ lệ cán bộ thanh tra, kiểm tra(%) I Năm 2014 40 9 22,50 + Trình độ trên ĐH 3 1 33,33 + Trình độ ĐH 33 8 24,24 + Trình độ CĐ, TC 4 0 0 II Năm 2015 42 11 26,19 + Trình độ trên ĐH 5 2 40,00 + Trình độ ĐH 35 9 25,71 + Trình độ CĐ, TC 2 0 0 III Năm 2016 43 13 30,23 + Trình độ trên ĐH 7 2 28,57 + Trình độ ĐH 35 11 31,43 + Trình độ CĐ, TC 1 0 0
Nguồn: Chi cục thuế huyện Tân Sơn
Qua bảng trên ta thấy, tại Chi cục thuế huyện Tân Sơn hiện có 12 cán bộ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong đó cán bộ có trình độ trên đại học là 2 người chiếm tỷ lệ là 28,57%; Trình độ đại học là 11 người chiếm tỷ lệ 31,43%; Trình độ CĐ, TC không có, người chiếm tỷ lệ 0%.
3.2.2.Tình hình chung của các doanh nghiệp trên địa bàn huyên Tân Sơn
Trong những năm qua việc mở rộng và hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đặc biệt là môi trường đầu tư, chính sách ưu đãi khuyến khích thu hút vốn đầu tư được cải thiện nên đã có nhiều DN đầu tư tại địa bàn. Nhiều Doanh nghiệp được thành lập, cùng với các loại hình DN đa dạng đã và đang góp phần rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, đặc biệt là tầng lớp người lao động giản đơn có trình độ học vấn thấp. Tuy nhiên các DN trên địa bàn huyện hầu hết đều có quy mô nhỏ và vừa, vốn ít, năng lực quản lý trình độ tay nghề công nhân còn thấp, khả năng xúc tiến thương mại và thị trường tiêu thụ còn hạn chế. Hiệu quả SXKD, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.
Đa số các DN trên địa bàn chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật về thuế, tự giác kê khai và thực hiện đầy đủ các khoản thuế phải đóng góp với nhà nước, song vẫn còn một số DN chấp hành không đầy đủ chính sách pháp luật về thuế, không tự giác kê khai thuế theo quy định, thành lập DN để mua bán hoá đơn trốn thuế, một số DN dây dưa, trây ỳ trong việc nộp thuế, để nợ đọng thuế kéo dài, thậm trí tìm mọi cách để trốn thuế, gian lận thuế.
Tình hình DN trên địa bàn huyện Tân Sơn qua từng mặt như: số lượng, cơ cấu, quy mô vốn.
* Về số lượng:
Bảng 3.2. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn giai đoạn 2014 - 2016 TT Năm DNTN Công ty TNHH Công ty cổ phần HTX Tổng 1 2014 23 17 10 7 57 2 2015 21 24 12 6 63 3 2016 26 26 13 6 71
Tính hết ngày 31/12/2016 trên địa bàn huyện Tân Sơn đã có 71 DN thuộc các thành phần kinh tế đã được Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp Giấy phép kinh doanh : DNTN là 26 DN chiếm 36,62%, Công ty TNHH là 26 DN chiếm 36,62% và Công ty cổ phần là 13 DN chiếm 18,31%; 06 HTX chiếm 8,45%; Các loại hình DN trên địa bàn huyện phát triển là động lực khơi dậy mọi tiềm năng về vốn, tri thức, lao động, đất đai… trong nhân dân nhằm sử dụng các tiềm năng này vào mục đích phát triển kinh tế, điều này có ý nghĩa to lớn trong điều kiện hiện nay.
* Về cơ cấu ngành nghề
Bảng 3.3. Phân bổ các doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động trên địa bàn huyện Tân Sơn giai đoạn 2014-2016
Ngành nghề
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng Số lượng (DN) Cơ cấu (%) Số lượng (DN) Cơ cấu (%) Số lượng (DN) Cơ cấu (%) Số lượng (DN) Cơ cấu (%) Sản xuất 19 33,33 28 44,44 35 49,30 35 49,30 Vận tải 2 3,51 3 4,76 05 7,04 05 7,04 Thương mại 14 24,56 16 25,40 17 23,94 17 23,94 Ngành nghề khác 22 38,60 16 25,40 14 19,72 14 19,72
Nguồn: Chi cục thuế huyện Tân Sơn
Số lượng ngành nghề hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn tương đối đa dạng trong đó: doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất là 35 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ là 49,3%; lĩnh vực vận tải là 05 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 7,04%; Thương mại là 17 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 23,94%; các lĩnh vực khác là 14 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 19,72%.
* Về quy mô vốn:
Luật DN đã không quy định vốn pháp định là một điều kiện để thành lập DN, trừ một số DN đặc thù được quy định trong các luật chuyên ngành.
Đây là một điểm mới của luật đã thực sự xoá bỏ các thủ tục phiền hà, hình thức, thực sự tạo cơ hội kinh doanh cho một số nhà đầu tư có điều kiện SXKD. Tuy nhiên việc quy định như vậy không có nghĩa là không cần vốn vẫn thành lập được DN, mà các DN phải đăng ký số vốn tự có khi thành lập và định kỳ báo cáo, cập nhật những thông tin về vốn với cơ quan đăng ký kinh doanh. Song thực tế ở huyện Tân Sơn cho thấy (do nhiều nguyên nhân) thời gian qua công tác thẩm định hồ sơ đăng ký kinh doanh còn lỏng lẻo, vốn đăng ký kinh doanh chỉ là hình thức và nhiều cơ sở DN trong quá trình kinh doanh không báo cáo, không cập nhật thông tin.