Định hướng tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra thuế đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện tân sơn (Trang 82 - 84)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Định hướng tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra thuế đối vớ

doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

4.1.2.1. Chuyển từ cơ chế kiểm tra tổng thể sang cơ chế kiểm tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro

Nếu như trước đây cơ chế kiểm tra nhằm vào tất cả các đối tượng nộp thuế thì hiện nay, cơ chế kiểm tra là sự kết hợp giữa kiểm tra tất cả các đối tượng nộp thuế và kiểm tra các trường hợp có rủi ro về thuế cao. Định hướng của ngành thuế trong thời gian tới là kiểm tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro, kiểm tra theo mức độ các vi phạm về thuế.

Nếu doanh nghiệp có mức độ rủi ro thấp trong phạm vi có thể chấp nhận được thì thông thường sẽ không thực hiện công tác kiểm tra thuế.

Nếu doanh nghiệp có mức độ rủi ro trung bình: Lựa chọn một số doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ khai thuế, nhằm phát hiện những bất hợp lý để yêu cầu giải trình, nếu không giải trình hợp lý thì trình lãnh đạo đưa vào danh sách doanh nghiệp cần kiểm tra để ra quyết thực hiện kiểm tra.

Nếu doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao thì cần phải đưa doanh nghiệp này vào kế hoạch kiểm tra ngay.

Thông qua công tác phân tích rủi ro, xác định và phân ra được từng loại doanh nghiệp theo mức độ rủi ro như trên để thực hiện kiểm tra, điều đó sẽ giúp cho công tác kiểm tra trọng tâm và hiệu quả hơn.

4.1.2.2. Chuyển từ kiểm tra chủ yếu tại doanh nghiệp sang kiểm tra chủ yếu tại cơ quan thuế

Việc thực hiện chuyển đổi giảm kiểm tra trực tiếp tại trụ sở doanh nghiệp sẽ đem lại hiệu quả hơn: Hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cán bộ kiểm tra làm việc tại văn phòng có môi trường tốt hơn, tránh được các hiện tượng tiêu cực của cán bộ kiểm tra khi tiếp xúc doanh nghiệp, tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại đến doanh nghiệp…

Để thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi giảm kiểm tra trực tiếp tại trụ sở doanh nghiệp đòi hỏi cơ quan thuế phải đơn giản hóa các hồ sơ, thủ tục trong quản lý kê khai thuế và kiểm tra thuế. Quá trình kiểm tra không những ngắn nhất có thể mà còn phải không gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp, song vẫn phải đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động kiểm tra.

4.1.2.3.Hoàn thiện hoạt động kiểm tra thuế phải trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế khách quan

Hoạt động kiểm tra thuế ở Việt Nam nói chung và Chi cục Thuế huyện Tân Sơn nói riêng dù có không ít hạn chế, bất cập, song không thể vội vàng giải quyết ngay, mà phải dựa trên điều kiện thực tế khách quan.

Khi đề xuất các hoạt động hoàn thiện kiểm tra thuế, phải cân nhắc những điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, con người, trình độ phát triển

kinh tế xã hội, trình độ quản lý của các cơ quan thuế nhà nước cũng như trình độ nhận thức của người nộp thuế.

4.1.2.4. Hoạt động kiểm tra phải được tiến hành đơn giản, công khai về thủ tục hành chính

Yêu cầu này đòi hỏi phải tăng cường hoạt động kiểm tra thuế, nâng cao khả năng phát hiện gian lận, sai sót với việc khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, các thủ tục hành chính về kiểm tra thuế phải thuận tiện, đơn giản, công khai để NNT có sự am hiểu về công tác của cán bộ thuế. Từ đó, có sự phối hợp với cơ quan thuế trong công tác kiểm tra thuế, tránh lãng phí thời gian cho cả hai bên. Bên cạnh đó, cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ thuế, tăng cường công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm pháp luật, góp phần hạn chế cán bộ thuế có biểu hiện gây phiền hà, sách nhiễu cho NNT.

Ngoài những quan điểm trên, cán bộ thực hiện công tác kiểm tra thuế cần lưu ý giữ bí mật thông tin được phản ánh trong hồ sơ khai thuế của NNT trừ các trường hợp công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế của NNT theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện tân sơn (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)