Triển khai thực hiện thanh tra,kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện tân sơn (Trang 58 - 66)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Triển khai thực hiện thanh tra,kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

3.3.2.1.Thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế

Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác và sự tuân thủ pháp luật của các DN. Thông qua việc so sánh thông tin về người nộp thuế qua các thời kỳ với nhau để phân tích sự biến động trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

Sau khi tiến hành thu thập các thông tin và dữ liệu cần thiết về người nộp thuế, cán bộ kiểm tra tiến hành so sánh, phân tích các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế; kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; số tiền miễn, giảm… theo phương pháp đối chiếu so sánh.

Bảng 3.6. Xử lý qua kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế đối với doanh nghiệp

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 Bq

Số hồ sơ đã kiểm tra DN 35 46 51 131,43 110,87 121,15 Giảm số thuế được

khấu trừ Tr.đ 162 177 231 109,26 130,51 119,88 Tăng số thuế phải nộp Tr.đ 89 94 125 105,62 132,98 119,30 Ra quyết định kiểm

tra DN 1 0 2 - - -

Chi cục Thuế đã thực hiện kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế tháng, quý, năm của các doanh nghiệp theo quy định tại trụ sở cơ quan thuế, qua kiểm tra tại trụ sở Chi cục Thuế. Năm 2014, số hồ sơ đã kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế đối với DN là 35 hồ sơ, giảm số thuế được khấu trừ 162 triệu đồng, tăng số thuế phải nộp lên 89 triệu đồng. Đến năm 2015, số hồ sơ kiểm tra là 46 hồ sơ tăng 31,43% so với năm 2014, tăng số thuế thuế phải nộp lên 5,62%. Trong năm 2016 đã yêu cầu 51 người nộp thuế giải trình với cơ quan thuế, đồng thời yêu cầu điều chỉnh giảm số thuế được khấu trừ 231 triệu đồng; tăng số thuế phải nộp 125 triệu đồng. So sánh với năm 2015 số hồ sơ giải trình tại cơ quan thuế tăng 10,87%. Trong khi nguồn nhân lực phục vụ công tác kiểm tra còn rất thiếu, qua 3 năm số cán bộ tăng cường cho hoạt động kiểm tra tăng rất ít. Đây chính là sự nỗ lực và cố gắng rất lớn của đội ngũ cán bộ kiểm tra trong hoạt động thực thi công vụ. Tuy số thuế truy thu và phạt đều tăng qua các năm nhưng con số đạt được vẫn còn thấp. Điều đó chứng tỏ hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra còn chưa cao, trình độ của đội ngũ cán bộ kiểm tra còn nhiều hạn chế.

Trong giai đoạn 2014 - 2016 qua hoạt động thanh tra, kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, Chi cục Thuế không thực hiện ấn định được hồ sơ khai thuế nào. Nguyên nhân do: (i) Các quy định về thủ tục, trình tự… để ấn định thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế còn phức tạp, nhiều quy định không có tính khả thi trong thực tế; (ii) Cục thuế chưa mạnh dạn, kiên quyết xử lý ấn định thuế; còn ngại khó, ngại va chạm…

Tỷ lệ DN qua thanh tra, kiểm tra không phát hiện sai sót, cơ quan thuế chấp nhận hồ sơ khai thuế chiếm trung bình 19% so với tổng số DN phải kiểm tra. Điều này chứng tỏ công tác phân tích số liệu, lập danh sách doanh nghiệp phải kiểm tra chất lượng chưa cao; trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ kiểm tra còn nhiều hạn chế, chưa phát hiện ra các sai sót trên hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp.

3.3.2.2. Thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp

Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở DN trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin, lựa chọn các đơn vị có dấu hiệu gian lận thuế để tiến hành kiểm tra, vừa không gây phiền hà cho các doanh nghiệp không có vi phạm, vừa tránh lãng phí nguồn lực của cơ quan thuế. Việc áp dụng các công cụ hỗ trợ như công cụ tra cứu hoá đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, các phần mềm phân tích tài chính doanh nghiệp, các chương trình Excel tính toán số liệu đã rút ngắn thời gian đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

Trong năm 2014 mới chỉ kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế được 11 doanh nghiệp trên tổng số 57 doanh nghiệp thì đến năm 2016 con số này đã đạt 16 doanh nghiệp, tăng gấp 1,45 lần. Điều này đã cho thấy hoạt động thanh tra, kiểm tra đã được Chi cục thuế huyện Tân Sơn quan tâm, việc lựa chọn xác định đối tượng để kiểm tra cũng đã đúng đối tượng do vậy đã phát hiện và thu hồi kịp thời số thuế kê khai sai, tránh thất thu cho Ngân sách.

Bảng 3.7. Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Tân Sơn giai đoạn 2014-2016

Năm

Số DN phải thực hiện thanh tra,

kiểm tra

Số thuế tăng thêm sau thanh tra, kiểm tra Tổng số (Tr.đ) Truy thu (Tr.đ) Phạt (Tr.đ) 2014 11 752,07 625,35 126,72 2015 14 823,85 685,34 138,51 2016 16 876,95 729,62 147,33 Tổng 41 2.452,87 2.040,31 412,56

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra huyện Tân Sơn từ năm 2014-2016

Qua thanh tra, kiểm tra thuế, 100% số doanh nghiệp đều phát hiện sai phạm và đã được xử lý theo quy định của pháp luật. Tổng số tiền xử lý sau cuộc kiểm tra (truy thu, phạt) tại trụ sở doanh nghiệp trong 3 năm là 2.452,87 triệu đồng, trong khi đó tổng số tiền xử lý truy thu là 2.040,31 triệu đồng, số

tiền phạt là 412,56 triệu đồng. Như vậy, số tiền xử lý bình quân một cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp cao gấp nhiều lần so với số tiền xử lý bình quân một cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế vì khi thực hiện công tác kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, cán bộ thuế có nhiều thời gian, tiếp xúc với đầy đủ các giấy tờ, chứng từ kế toán của doanh nghiệp, từ đó kiểm tra được chi tiết và tường tận hoạt động doanh thu, chi phí của doanh nghiệp.

Bảng 3.8. Xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế giai đoạn 2014-2016

Hành vi

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lượt (Lần) Tiền phạt (Tr.đ) Số lượt (Lần) Tiền phạt (Tr.đ) Số lượt (Lần) Tiền phạt (Tr.đ) Xử lý hóa đơn 20 23 27 44 41 58 Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp 4 22 4 27 3 15

Chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế 10 10 5 5 4 4

Chậm nộp hồ sơ khai thuế 12 14 15 18 19 24

Ghi thiếu, ghi sai chỉ tiêu khai thuế 3 4 5 8 3 3

Tổng 49 73 56 102 70 104

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra huyện Tân Sơn từ năm 2014-2016

Kết quả 3 năm từ 2014 đến 2016 Chi cục Thuế TP huyện Tân Sơn thực hiện 41 cuộc kiểm tra các doanh nghiệp tại trụ sở người nộp thuế. Không có đoàn kiểm tra thực hiện không đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế. Thực hiện gia hạn thời gian kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với 5 quyết định chiếm 12,19% tổng số cuộc kiểm tra. Lý do gia hạn có thời kỳ kiểm tra dài, mô hình kinh doanh lớn, phức tạp...100% cuộc kiểm tra khi kết thúc có quyết định xử lý đúng quy định. Kiến nghị UBND huyện Tân Sơn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán đối với 47 trường hợp người nộp thuế vi phạm Luật kế toán. Kiến nghị Cục thuế Phú Thọ ra quyết định thanh tra thuế đối với 04 đơn vị có dấu hiệu sử dụng hoá

đơn bất hợp pháp nhằm gian lận, trốn thuế vượt quá thẩm quyền. Chuyển hồ sơ sang cơ quan công an điều tra làm rõ 02 trường hợp đơn vị bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh có dấu hiệu gian lận, trốn thuế.

Xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế:

Công tác xử phạt nộp chậm tiền thuế đối với người nộp thuế được quy định trong Điều 106 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam. Người nộp thuế có hành vi chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời gian gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và bị xử phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

Bảng 3.9. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp thuế giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 Bq

Số lượt thông báo

chậm nộp Lượt 28 35 39 125,00 111,43 118,21

Số thuế chậm nộp Tr.đ 548,25 668,39 712,47 121,91 106,59 114,25

Số tiền phạt chậm

nộp Tr.đ 135,28 163,88 215,62 121,14 131,57 126,36

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra huyện Tân Sơn từ năm 2014-2016

Năm 2016 số người nộp thuế bị xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế 39 lượt tăng 11,43% so với năm 2015; số thuế chậm nộp 712,47 triệu đồng tăng 44,08 triệu đồng so với năm 2015; số tiền phạt chậm nộp là 215,62 triệu đồng tăng 51,74 triệu đồng so với năm 2015.

Hoạt động kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp đã ghi nhận được những kết quả tích cực trong việc chấp hành pháp luật về thuế của các DN. Mặc dù vậy, qua kiểm tra vẫn phát hiện nhiều sai phạm trong xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Tính chất vi phạm và hình thức sai phạm của các DN có khác nhau, nhưng tập trung vi phạm ở 2 sắc thuế chủ yếu là thuế GTGT và thuế TNDN. Cụ thể:

- Các vi phạm về thuế GTGT chủ yếu được phát hiện trong quá trình kiểm tra:

+ Kê khai thuế GTGT đầu vào của hóa đơn hàng hoá dịch vụ mua vào chưa đúng quy định như: hoá đơn không ghi ngày, tháng, không ghi hoặc ghi sai mã số thuế, địa chỉ kinh doanh, hoá đơn không đủ các chỉ tiêu về hình thức thanh toán, con dấu và chữ ký…, hoá đơn đã bị sửa chữa nội dung không đúng quy định.

+ Kê khai hoá đơn đã quá thời hạn kê khai, kê khai trùng, kê khai hoá đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, hoá đơn tính sai thuế suất.

+ Xuất hoá đơn khống cho khách hàng (không có hàng hoá bán).

+ Theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 thì điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào là: "Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT". Tuy nhiên nhiều DN vẫn kê khai khấu trừ đối với hoá đơn có giá trị thanh toán trên 20 triệu đồng mà không thanh toán qua ngân hàng. Một số doanh nghiệp cố tình lách luật bằng cách xuất nhiều hoá đơn dưới 20 triệu cho một lần cung cấp hàng hoá dịch vụ. Điều này làm thất thoát thuế GTGT và gây khó khăn cho cơ quan thuế trong quá trình kiểm tra.

+ Bán hàng thấp hơn giá vốn làm giảm số thuế giá trị gia tăng phải nộp. - Các vi phạm về thuế TNDN chủ yếu được phát hiện trong quá trình kiểm tra:

+ Không mở đầy đủ các loại sổ kế toán, bỏ ngoài sổ sách kế toán các khoản doanh thu mà người mua không lấy hoá đơn; Định khoản sai nghiệp vụ liên quan đến khâu bán hàng, chuyển doanh thu từ niên độ kế toán này sang niên độ kế toán khác có lợi cho doanh nghiệp.

+ Các khoản doanh thu khác như: Bán nguyên vật liệu tồn kho, bán phế liệu, thanh lý công cụ, tài sản... thường để ngoài sổ sách, không hạch toán vào doanh thu khác để tính thuế TNDN.

+ Hạch toán các khoản chi phí không hợp lý hợp lệ, nhầm lẫn giữa chi phí kế toán và chi phí để tính thuế TNDN như: chi ăn ca, chi đồng phục vượt định mức, chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu, chi quà biếu, chi các khoản tiền thưởng cho người lao động không được ghi trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể...

+ Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, khách sạn nhà nghỉ ngoài việc lợi dụng khách hàng lẻ không lấy hoá đơn sau khi thanh toán còn thường xuyên bán hoá đơn cho các công ty khác. Việc bán khống hoá đơn vừa hợp thức được lượng hàng bán ra, vừa thu tiền bất chính, gây thất thoát thuế cho nhà nước, đồng thời chủ động điều chỉnh doanh thu theo chỉ đạo của chủ doanh nghiệp.

+ Các doanh nghiệp kinh doanh môtô, xe máy thường cố tình ghi giá bán trên hoá đơn thấp hơn giá bán thực tế, gây thất thu thuế.

+ Trích dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho không đúng quy định, thường là trích quá hoặc không đủ điều kiện được trích dự phòng, không đủ hồ sơ chứng minh.

+ Trích khấu hao tài sản cố định không đúng mức quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, không tiến hành phân bổ chi phí công cụ dụng cụ phát sinh; hạch toán vào chi phí các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản nhưng không thực hiện được. Chi phí khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

+ Hạch toán vào chi phí những khoản chi sai nguồn không phục vụ sản xuất kinh doanh như: chi ủng hộ từ thiện, chi tham quan nghỉ mát, khen thưởng…

+ Một số doanh nghiệp có chi phí khuyến mại, quảng cáo, khánh tiết rất lớn trong khi Luật thuế TNDN lại khống chế khuyến mại, quảng cáo, khánh tiết để tính vào chi phí hợp lý không được vượt quá 10% tổng số các khoản chi phí hợp lý.

+ Xác định sai điều kiện ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước đã được phát hiện qua kiểm tra thuế.

+ Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng phần mềm kế toán, nhưng để tiện theo dõi, quản lý, các doanh nghiệp này cũng lập một số loại sổ dành cho ghi chép thủ công, đôi khi số liệu và diễn giải của các sổ tay này không rõ ràng, mạch lạc, thậm chí còn tẩy xoá số liệu, không thực hiện đúng theo phương pháp chữa sổ quy định. Sổ sách in ra không có số trang, không đóng dấu giáp lai, không có chữ ký của giám đốc và kế toán trưởng. Khi đoàn kiểm tra hỏi đến thì mới in ra, có khi phần mềm bị lỗi, sổ kế toán in ra rất lộn xộn, gây khó khăn trong việc kiểm tra.

+ Kê khai khấu trừ thuế làm giảm số thuế giá trị gia tăng phải nộp, hạch toán vào chi phí để hợp lý hoá giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản trên các hoá đơn mua của các doanh nghiệp ma, doanh nghiệp kinh doanh bỏ trốn. Thực tế hiện nay, khi phát hiện cơ quan thuế rất khó khăn trong việc chứng minh các hoá đơn trên là bất hợp pháp. Nguyên nhân do: tại thời điểm kiểm tra thì hàng hoá, vật tư, tài sản đã được doanh nghiệp đưa vào sản xuất kinh doanh hoặc xuất bán từ lâu; thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc xác minh đối với các đơn vị có quan hệ mua và bán còn nhiều hạn chế; thời gian xác minh chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian phải ban hành kết luận kiểm tra...

3.3.3.Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế

* Giám sát, kiểm tra của lãnh đạo cơ quan thuế

Lãnh đạo cơ quan thuế là người ra quyết định thanh tra, kiểm tra thuế, đồng thời giám sát, kiểm tra toàn bộ hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế từ khâu lập kế hoạch lựa chọn doanh nghiệp cần thanh tra, kiểm tra đến công tác tổ chức thực hiện thanh tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp và ra quyết định xử lý

vi phạm doanh nghiệp. Do đó vai trò giám sát, kiểm tra của người ra quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện tân sơn (Trang 58 - 66)