Thực trạng thanh tra,kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện tân sơn (Trang 54 - 58)

5. Kết cấu của luận văn

3.3. Thực trạng thanh tra,kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục

Thuế huyện Tân Sơn giai đoạn 2014-2016

3.3.1.Công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế

Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra luôn được lãnh đạo Chi cục Thuế Tân Sơn quan tâm chỉ đạo vì kết quả của việc lập kế hoạch kiểm tra thuế sát với thực tế và yêu cầu nhiệm vụ có tác động rất lớn đến hiệu quả khi triển khai kiểm tra đối với các doanh nghiệp. Hàng năm, Chi cục Thuế Tân Sơn đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế giao cho các đội kiểm tra thuộc Chi cục thuế triển khai thực hiện.

Việc lập kế hoạch và danh sách thanh tra, kiểm tra, về cơ bản được thực hiện theo quy trình kiểm tra do Tổng cục Thuế ban hành. Công tác lập kế hoạch được thực hiện thông qua đánh giá rủi ro, phân tích thông tin về doanh nghiệp rên tờ khai thuế hàng tháng, từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế (từ các đội kiểm tra). Kế hoạch kiểm tra được tập trung vào nhóm doanh nghiệp lớn, kinh doanh đa ngành nghề trên địa bàn, các lĩnh vực, ngành hàng, các loại hình tổ chức có dấu hiệu thất thu thuế. Đồng thời, kế hoạch kiểm tra thuế còn căn cứ vào kết quả hoạt động kiểm tra tại cơ quan thuế để lựa chọn các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế đưa vào kế hoạch kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

Thanh tra, kiểm tra thuế được xây dựng theo kế hoạch hàng năm giúp hạn chế việc kiểm tra tràn lan, không trọng tâm, tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực và chi phí. Có hai nội dung trọng tâm trong lập kế hoạch kiểm tra thuế đã được thực hiện ở Chi cục thuế Tân Sơn là: (i) Lập danh sách doanh nghiệp phải thanh tra, kiểm tra hồ sơ khai thuế và (i) Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế. Cụ thể như sau:

3.3.1.1.Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp

Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp hàng năm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kiểm tra nhằm đạt được các mục tiêu: phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực kiểm tra; nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra.

Bước 1: Thu thập, khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế của

doanh nghiệp

Đội kiểm tra và cán bộ kiểm tra sử dụng dữ liệu kê khai thuế của doanh nghiệp trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và những dữ liệu thông tin của doanh nghiệp chưa được nhập vào hệ thống dữ liệu của ngành (nếu có) để kiểm tra tất cả các hồ sơ khai thuế; Báo cáo tài chính doanh nghiệp; Thông tin về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh; Thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế của doanh nghiệp.

Ngoài các dữ liệu, thông tin trong hồ sơ khai thuế, phòng kiểm tra, đội kiểm tra và cán bộ kiểm tra còn phải tổ chức thu thập thêm thông tin nếu có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp từ các nguồn thông tin của các cơ quan như Ngân hàng, Kho bạc, Kiểm toán, Quản lý thị trường, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Toà án... Thông tin từ đơn tố cáo trốn thuế, gian lận thuế.

Bảng 3.4. Số doanh nghiệp phải thanh tra, kiểm tra hồ sơ thuế tại huyện Tân Sơn giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng

Số DN quản lý đang hoạt động 57 63 71 191

Số DN lập danh sách thanh tra, kiểm tra

hồ sơ thuế 11 14 16 41

Tỷ lệ % DN phải thanh tra, kiểm tra hồ

sơ thuế/DN quản lý 19,29 22,22 22,53 21,46

Nguồn: Chi cục thuế huyện Tân Sơn

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, áp lực thu ngân sách là rất lớn. Vì vậy, Chi cục thuế huyện Tân Sơn đã chủ động tăng cường kiểm tra hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp nhằm phát hiện ra các doanh nghiệp có hành vi gian lận, trốn thuế. Nếu như năm 2014, tỷ lệ doanh nghiệp phải thanh tra, kiểm tra hồ sơ khai thuế mới đạt 19,9% thì đến năm 2016 đã tăng lên 22,53%. Tính trung bình trong cả giai đoạn 2014 -2016, tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp phải thanh tra, kiểm tra hồ sơ khai thuế là 21,46%. Đây là sự nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ kiểm tra, góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách.

Bước 2: Đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh

tra, kiểm tra với các công việc cụ thể sau:

Đánh giá, phân tích lựa chọn đối tượng để lập kế hoạch kiểm tra thuế dựa vào các căn cứ sau: (i) Hệ thống tiêu chí xác định rủi ro về thuế và thang điểm từng tiêu chí theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế; (ii) Định hướng xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm của Tổng cục Thuế.

Căn cứ kết quả đánh giá, phân tích, Trưởng phòng kiểm tra thuế tổng hợp danh sách người nộp thuế theo mức độ rủi ro về thuế từ cao xuống thấp và cân đối với nguồn nhân lực của phòng để xác định số lượng người nộp thuế đưa vào kế hoạch kiểm tra.

Bước 3: Trình, duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm

Căn cứ kế hoạch được Cục trưởng Cục thuế duyệt, Chi cục trưởng Chi cục Thuế chỉ đạo đội kiểm tra thuế nhập xong toàn bộ kế hoạch kiểm tra đã được duyệt vào hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ kiểm tra. Công việc này đều đã được tổ chức thực hiện đúng yêu cầu của quy trình.

Bước 4: Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kiểm tra

Căn cứ kết quả triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 20 tháng 9 hàng năm, Độ trưởng độ kiểm tra đã tổ chức thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra; xác định rõ những khó khăn, thuận lợi; trường hợp cần thiết dự kiến điều chỉnh kế hoạch kiểm tra.

Bảng 3.5. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp giai đoạn 2014 - 2016 của Chi cục Thuế huyện Tân Sơn

Đơn vị: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng

Kế hoạch phê duyệt đầu năm 10 13 15 38

Điều chỉnh tăng 2 2 1 8

Điều chỉnh giảm 1 1 0 5

Tổng cuộc thanh tra, kiểm tra phải thực hiện 11 14 16 41

Nguồn: Chi cục thuế huyện Tân Sơn

Số lượng cuộc thanh tra, kiểm tra điều chỉnh tăng, giảm trong 3 năm là: Năm 2014 tăng 2 doanh nghiệp, chiếm 20% số cuộc kiểm tra so với kế hoạch đầu năm nhưng giảm 10% số cuộc kiểm tra so với kế hoạch đầu năm; Năm 2015 tăng 2 doanh nghiệp, chiếm 15,38% số cuộc kiểm tra so với kế hoạch đầu năm; nhưng giảm 7,69% số cuộc kiểm tra so với kế hoạch đầu năm .Năm 2016 tăng 1 doanh nghiệp, tăng 6,67% số cuộc kiểm tra so với kế hoạch đầu

năm;. Công tác lập kế hoạch kiểm tra được Chi cục thuế thực hiện dựa trên cơ sở phân tích rủi ro, vì vậy số cuộc kiểm tra thay đổi so với kế hoạch kiểm tra chiếm tỷ lệ khá thấp, trung bình khoảng 5,89%.

Trong công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra các doanh nghiệp, Chi cục thuế huyện Tân Sơn luôn đặt ra yêu cầu phải kiểm tra được ít nhất 10% số doanh nghiệp quản lý đang hoạt động tại thời điểm lập kế hoạch. Chi cục thuế huyện Tân Sơn nhằm phấn đấu hoàn thành vượt chỉ tiêu thu ngân sách mà Cục thuế và Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn giao cho.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện tân sơn (Trang 54 - 58)