Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện tân sơn (Trang 42)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1.Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả: Là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phương pháp thu thập thông tin.

2.2.3.2. Phương phá p so sánh

Thông qua số bình quân, tần suất, độ lệch chuẩn bình quân, số tối đa, tối thiểu. Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Sử dụng phương pháp phân tích so sánh để đánh giá thực trạng thanh tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Tân Sơn.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:

2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế

Đánh giá người nộp thuế dựa trên hệ thống tiêu thức rủi ro về thuế từ đó xác định doanh nghiệp có mức độ tuân thủ pháp luật về thuế; các doanh

nghiệp có quy mô lớn, có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng và doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế.

2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh công tác tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế

Việc tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra được thể hiện qua các chỉ tiêu và nội dung:

- Quy trình thanh tra, kiểm tra, tổng số cán bộ tham gia thanh tra, kiểm tra - Hệ thống văn bản thanh tra, kiểm tra, số lượng các văn bản áp dụng - Số lượng cuộc thực hiện việc thanh tra, kiểm tra trong một năm - Số lượng doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra

- Đánh giá của người nộp thuế về công tác tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế

2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh việc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Tỷ lệ hoàn thành

kế hoạch

Tổng số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra

= *100

Tổng số doanh nghiệp theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch thanh kiểm tra, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch so với kế hoạch năm được giao, có hoàn thành kế hoạch đề ra hay không.

- Đánh giá của người nộp thuế về công tác thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế

2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh kết quả thanh tra, kiểm tra thuế

Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế thể hiện qua hai chỉ tiêu sau: - Tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm

Tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm

Số doanh nghiệp vi phạm

= *100

Tổng số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình vi phạm pháp luật thuế đã phát hiện qua thanh tra, kiểm tra.

- Số thuế truy thu Tỷ lệ số thuế

truy thu

Tổng số thuế truy thu các doanh nghiệp sau thanh tra, kiểm tra đã nộp vào ngân sách

= *100

Tổng số thuế truy thu doanh nghiệp sau thanh tra, kiểm tra phải nộp vào ngân sách

Thể hiện ở số thuế truy thu và phạt vi phạm hành chính; số giảm lỗ; số giảm khấu trừ sau thanh tra, kiểm tra.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN TÂN SƠN

TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Tân Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, được thành lập theo Nghị định 61/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập 2 huyện: huyện Thanh Sơn mới và huyện Tân Sơn.

Huyện Tân Sơn nằm về phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 75km, có 17 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: Minh Đài, Tân Phú, Mỹ Thuận, Thu Ngạc, Thạch Kiệt, Thu Cúc, Lai Đồng, Đồng Sơn, Tân Sơn, Kiệt Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng, Xuân Sơn, Văn Luông, Long Cốc, Tam Thanh, Vinh Tiền. Ngoại trừ 3 xã Minh Đài, Văn Luông, Mỹ Thuận, 14 xã còn lại của huyện Tân Sơn đều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II.

Là huyện thuộc chương trình 30a của Chính Phủ đối với 62 huyện nghèo nhất cả nước. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 68.858 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp: 5.297 ha; diện tích đất lâm nghiệp: nghiệp: 52.577,5 ha và diện tích đất chưa sử dụng: 8.779 ha.

Huyện Tân Sơn có tổng số dân là 76.722 người gồm có 16.968 hộ. Trong đó 7 nhóm hộ dân tộc thiểu số chiếm 82,3%, cụ thể: dân tộc Mường chiếm 75%, Dao 6,4%, H'mông 0,67% ...). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,26%. Mật độ dân số trung bình là 111 người/km2 . Tổng số lao động của huyện là 53.782, trong đó có 45.394 lao động trong độ tuổi (chiếm 84,34%). Về kinh tế - xã hội:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014-2016 đạt 10,7%. - Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 9,5 triệu đồng/năm.

- Tỷ trọng nông nghiệp - công nghiệp - thương mại dịch vụ là: 77,7% - 6,57% - 9%.

Huyện mới được thành lập và bước đầu đi vào hoạt động nên còn gặp không ít khó khăn. Đặc biệt là cơ chế chính sách có nhiều điểm chưa đồng nhất, công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống chính trị phải thực hiện điều chuyển, luân chuyển thường xuyên gây ảnh hưởng không ít tới tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ trong toàn huyện. Song với sự quyết tâm của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc, huyện Tân Sơn đã vượt qua khó khăn, thách thức để tiếp cận và bắt nhịp nhanh các cơ chế, chính sách của tỉnh. Huyện Tân Sơn cũng như các địa phương khác trên cả nước nói chung, và tỉnh Phú Thọ nói riêng, được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều Chương trình, dự án cho đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn sớm thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu như: Chương trình 135, Chương trình WB, chương trình 159, chương trình 186, chương trình 134, dự án 5 triệu ha rừng (661). Đặc biệt huyện Tân Sơn được thụ hưởng nguồn hỗ trợ của chương trình 30a của Chính phủ dành cho 62 huyện nghèo nhất cả nước (theo Nghị quyết 30a của Chính Phủ), các chương trình mục tiêu quốc gia, đã tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển qua 5 năm. Điều này đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương ổn đinh trong nhiều năm qua.

Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp giảm dần; các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng. Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Sơn năm 2016 trong điều kiện có nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn, rét đậm, rét hại kéo dài, sâu bệnh phát triển trên cây trồng, dịch lở mồm, long móng trên gia súc gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất, giá một số loại hàng hóa thiết yếu tăng cao. Việc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 12/NQ-CP ngày 24/07/2015 của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô,

đảm bảo an sinh xã hội với các nhóm chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa, cắt giảm đầu tư công đã bị ảnh hưởng không nhỏ dẫn tới việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn. Song, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự vào cuộc của các tổ chức, đoàn thể, sự cố gắng của cán bộ, công chức và nhân dân toàn huyện, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn có những bước phát triển khá, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Năm 2016 tổng giá trị sản xuất đạt 495,7 tỷ đồng, tăng 18,6% so với năm 2014, giá trị tăng thêm ước đạt 261,9 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 17,6%; Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; Thu nhập bình quân đầu người đạt 10,1 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ giảm nghèo đạt 5,34%, số hộ thoát nghèo ước đạt 903 người. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 17.975 triệu đồng, vượt 156% kế hoạch giao; Các cơ sở hạ tầng thiết yếu như: Giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục… tiếp tục được đầu tư, các công trình phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Huyện uỷ, UBND huyện cũng như trụ sở làm việc của một số đơn vị từng bước được hoàn thiện; An ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

3.2. Đặc điểm của Chi cục Thuế huyện Tân Sơn và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện địa bàn huyện

3.2.1. Đặc điểm của Chi cục Thuế huyện Tân Sơn

3.2.1.1.Bộ máy tổ chức của Chi cục Thuế huyện Tân Sơn

Cùng với việc hình thành hệ thống chính sách thuế áp dụng thống nhất với các thành phần kinh tế, bộ máy quản lý thuế được hình thành theo hệ thống dọc trên toàn quốc. Qua ba lần cải cách thuế Chi cục Thuế Tân Sơn cũng đã trải qua các mô hình quản lý thu thuế như sau:

Một là, mô hình tổ chức theo sắc thuế.

Các đội thuế riêng biệt được thành lập để quản lý thu một số loại thuế cụ thể. Đây là mô hình quản lý khép kín đối với từng loại thuế.

Hai là, mô hình tổ chức theo đối tượng nộp thuế.

Theo mô hình này, các đối tượng nộp thuế được chia thành các nhóm, dựa trên quy mô hoạt động, hình thức sở hữu, hoặc ngành kinh tế... Mỗi Đội thuế chịu trách nhiệm quản lý và cung cấp những thông tin đầy đủ về từng nhóm đối tượng nộp thuế.

Ba là, mô hình tổ chức theo chức năng.

Theo mô hình này, trong một cơ quan thuế, người ta sẽ tổ chức ra các Đội chức năng riêng rẽ, mỗi Đội thực hiện một công việc nghiệp vụ cụ thể có liên quan đến tất cả các sắc thuế. Đây là mô hình hiện đại trong quản lý thuế của các nước trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới có 3/4 cơ quan thuế các nước hoạt động với cơ cấu tổ chức theo chức năng.

Thực hiện công văn 1670/CT - TCCB của Cục thuế Phú Thọ ngày 21/6/2011 để đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả, đến nay Chi cục thuế huyện Tân SƠN đã hoàn thiện hơn với mô hình tổ chức sau:

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Thuế huyện Tân Sơn

Nguồn: Chi cục Thuế huyện Tân Sơn

CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

Đội hành chính nhân sự Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Đội kê khai - Kế toán thuế Đội thu nhập cá nhân Đội kiểm tra thuế Đội hỗ trợ nghiệp vụ dự toán Đội thuế xã, thị trấn

3.2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ Chi cục Thuế huyện Tân Sơn

Chi cục Thuế Tân Sơn là tổ chức trực thuộc Cục Thuế Phú Thọ, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

+ Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn; Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu NSNN, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;

+ Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN.

+ Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn; kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý.

+ Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật; được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu NSNN;

+ Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế; bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật. Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.

+ Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế. Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành.

3.2.1.3.Đặc điểm nguồn nhân lực thanh tra, kiểm tra thuế

Trong mô hình quản lý thuế mới, người nộp thuế tự căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ kê khai và căn cứ vào các quy định pháp luật

người nộp thuế tự kê khai, tự tính toán số thuế phải nộp, chủ động nộp thuế vào ngân sách Nhà nước theo đúng thời hạn quy định của pháp luật. Cơ quan thuế có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để người nộp thuế hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi trốn thuế của người nộp thuế. Do đó, lực lượng thanh tra, kiểm tra thuế đòi hỏi phải tăng cả về số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện tân sơn (Trang 42)