Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện tân sơn (Trang 70 - 72)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Các yếu tố chủ quan

* Chất lượng cán bộ kiểm tra.

Trình độ chuyên môn của một số cán bộ còn yếu, chưa có các kỹ năng chuyên sâu về kiểm tra, có những cán bộ không được đào tạo chuyên ngành tài chính, kế toán, thuế; khả năng sử dụng, khai thác các phần mềm quản lý thuế kém, chưa biết ứng dụng tin học vào phân tích rủi ro hồ sơ khai thuế mà thực hiện thủ công. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ kiểm

tra thuế còn quá hạn chế. Khi kiểm tra các DN có yếu tố nước ngoài gặp nhiều khó khăn, lúng túng, không hiểu hết bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không có khả năng làm việc trực tiếp với ban lãnh đạo người nước ngoài của doanh nghiệp mà phải thông qua phiên dịch viên dẫn đến những hiểu lầm không đáng có, hiệu quả công việc thấp

Hệ thống cơ sở dữ liệu về DN phục vụ công tác quản lý của Ngành Trong giai đoạn trước, do chưa áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin nên việc lưu trữ thông tin thủ công gặp nhiều khó khăn. Cơ quan thuế không có đủ thông tin về doanh nghiệp, gây ảnh hưởng không tốt tới việc lựa chọn đối tượng kiểm tra cũng như hiệu quả hoạt động kiểm tra thuế tại doanh nghiệp. Thông tin cơ bản về DN như: số điện thoại liên lạc, địa chỉ nhận thông báo thuế, số tài khoản ngân hàng, tên kế toán trưởng, số lượng và địa chỉ các cửa hàng, chi nhánh trực thuộc... không được cập nhật đầy đủ, kịp thời trên hệ thống quản lý người nộp thuế TINC. Theo quy trình, sau khi kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, các kết luận kiểm tra cũng như các quyết định xử lý vi phạm phải được cập nhật chi tiết trên hệ thống phần mềm. Tuy nhiên, nhiệm vụ này không được chú trọng, chưa có sự giám sát và đôn đốc thường xuyên.

3.4.2.Các yếu tố khách quan

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế

Nội dung các sắc thuế còn phức tạp, hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn giảm thuế làm hạn chế tính trung lập, không đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, dễ phát sinh tiêu cực, làm phức tạp công tác quản lý thuế. Việc quy định các sắc thuế thiếu tính rõ ràng, còn lẫn lộn trong chức năng của từng sắc thuế.

* Sự hợp tác giữa các cơ quan hữu quan và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuế

Sự phối kết hợp trong thực hiện pháp luật về thuế của các cơ quan chức năng và tổ chức có liên quan chưa chặt chẽ và còn nhiều khe hở. Một số cấp

uỷ, chính quyền địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức và chưa thực sự coi công tác thuế là nhiệm vụ của cơ quan mình.

Vấn đề chống trốn thuế thông qua chuyển giá có liên quan đến yếu tố nước ngoài đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế giữa cơ quan thuế ở Việt Nam và các cơ quan hữu quan phía nước ngoài. Tuy nhiên đến nay, rất ít các vụ chuyển giá được phát hiện và xử lý triệt để. Đây chính là kẽ hở để các doanh nghiệp lợi dụng nhằm trốn thuế một cách tinh vi, phức tạp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện tân sơn (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)