Hạn chế, nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện tân sơn (Trang 74 - 81)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.2. Hạn chế, nguyên nhân

3.5.2.1.Hạn chế

Trong 3 năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra thuế trên địa bàn huyện Tân Sơn đã thu được kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số tồn tại và hạn chế như:

- Chất lượng công tác kiểm tra thuế chưa cao: Hoạt động kiểm tra thuế được tiến hành cả hai nơi, đó là kiểm tra tại bàn và kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Xét về quy trình kiểm tra là hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên trên thực tế công tác kiểm tra tại những địa bàn khác nhau có kết quả kiểm tra lại khác nhau, đặc biệt là chất lượng trong công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. Trong thời gian vừa qua công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT còn có một số hạn chế như:

- Nội dung kiểm tra đôi khi còn sơ sài, mang tính hình thức; Số tiền thuế truy thu và phạt bình quân rất thấp. Nguyên nhân của hiện tượng trên được lý giải dưới nhiều góc độ như sự hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kiểm tra, đặc biệt là mức độ nắm vững luật, quy trình kiểm tra, nắm bắt văn bản hướng dẫn rõ nên còn lúng túng trong quá trình thực hiện và xử lý vi phạm.

- Số lượng cán bộ kiểm tra còn thấp so với số lượng đơn vị kinh doanh trên địa bàn, làm cho công tác kiểm tra chưa thực sự sâu, rộng và hiệu quả. Cụ thể hơn, đó là số lượng các cuộc kiểm tra còn ít (bình quân hàng năm chỉ kiểm tra khoảng 13% trên tổng số đối tượng nộp thuế do cơ quan thuế quản lý), số thuế thu được qua công tác kiểm tra chưa cao. Bên cạnh đó sự hiểu biết về luật thanh tra kiểm tra, chưa sâu. Một số chỉ tiêu trong tính toán số tiền thu được từ thuế chưa thống nhất, kỹ năng thanh tra thiếu tính chuyên nghiệp. Kiến thức và kỹ năng về chế độ kế toán, chính sách tài chính, chính sách thuế, nghiệp vụ kiểm tra của một bộ phận công chức làm công tác kiểm tra còn hạn chế, đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của hoạt động kiểm tra; một số trường hợp cán bộ làm công tác kiểm tra thuế chưa nắm vững chính sách thuế, nội dung xử lý không nêu rõ căn cứ pháp lý dẫn đến việc xử lý sau kiểm tra chưa chính xác. Nghiêm trọng hơn là một số cán bộ kiểm tra có biểu hiện vụ lợi, ý thức và trách nhiệm pháp luật thấp, lợi dụng công tác kiểm tra để gây phiền hà, sách nhiễu đối tượng nộp thuế. Vì đặc thù

của ngành, nên việc luân chuyển cán bộ làm công tác kiểm tra thường xuyên diễn ra (3 - 5 năm cán bộ làm công tác kiểm tra sẽ luân chuyển), điều này phần nào giảm được tiêu cực, tuy nhiên cũng gây không ít khó khăn trong công tác kiểm tra thuế bởi mức độ phức tạp trong công việc nên yêu cầu người làm công tác kiểm tra phải có kinh nghiệm và trình độ nhất định.

- Khả năng phối kết hợp với các đơn vị trong nội bộ và cơ quan ban ngành có liên quan chưa cao. Việc bàn giao hồ sơ quản lý giữa các đơn vị trong ngành đôi lúc còn chưa khớp, kết quả là tình trạng thất lạc hoặc bàn giao thiếu một số giấy tờ trong hồ sơ kiểm tra, thời gian xác minh hoá đơn không kịp thời gây khó khăn trong việc cung cấp tài liệu khi có yêu cầu từ phía cơ quan điều tra. Công tác phối hợp điều tra, xử lý các doanh nghiệp bỏ trốn chưa thật triệt để, chưa xác định rõ hành vi bỏ trốn mang theo hoá đơn không kê khai để kết luận đối với các đơn vị sử dụng. Chưa chủ động đẩy mạnh công tác phối hợp trao đổi thông tin, phối hợp giải quyết vụ việc. Còn có trường hợp cơ quan điều tra yêu cầu cơ quan thuế cung cấp thông tin, hồ sơ doanh nghiệp chung chung, dàn trải hoặc hồ sơ đã được cung cấp cho cơ quan điều tra nhưng giữa các cấp, các bộ phận vẫn yêu cầu cơ quan thuế cung cấp, dẫn đến cung cấp trùng lắp làm ảnh hưởng đến thời gian và nhân lực của cơ quan thuế. Cũng có trường hợp cơ quan công an yêu cầu cơ quan thuế cung cấp hồ sơ nhưng không liên hệ lại để bàn giao.

- Thông tin về người nộp thuế tại cơ quan thuế chưa đầy đủ thông tin cần thiết. Theo luật quản lý thuế được ban hành đã đặt ra yêu cầu cơ quan quản lý thuế phải xây dựng hệ thống thông tin về đối tượng nộp thuế. Mặc dù công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về người nộp thuế đã được chú trọng và quan tâm. Nhưng trên thực tế, nội dung và các chỉ tiêu về người nộp thuế trên danh bạ quản lý của cơ quan thuế còn hết sức sơ sài. Do chưa ý thức hết được vai trò quan trọng của cơ sở dữ liệu về người nộp thuế nên còn tình trạng thông tin, nội dung không được cập nhật đầy đủ và thường xuyên khi có sự thay đổi từ phía người nộp thuế. Bên cạnh đó để đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày

càng cao, các chỉ tiêu đánh giá rủi ro ngày càng phức tạp, cơ quan thuế còn cần rất nhiều các thông tin khác mang tính đặc thù hoặc có liên quan đến bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, người nộp thuế còn rất dè dặt khi cung cấp những thông tin mà cơ quan thuế yêu cầu. Thực tế đó dẫn tới tình trạng doanh nghiệp tìm mọi cách khai thác thông tin không chính thức.

3.5.2.2. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn tại trên, song nguyên nhân cơ bản nhất đó là:

Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra là một trong những nội dung ban đầu và quan trọng của tiến trình kiểm tra. Tuy nhiên, trên thực tế cách thức xây dựng kế hoạch kiểm tra tại chi cục thuế huyện Tân Sơn trong thời gian qua chưa thực sự đảm bảo tính khoa học:

Công tác xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động kiểm tra thuế còn mang tính thủ công, đó là dựa trên việc đánh giá rủi ro theo báo cáo của doanh nghiệp về tỷ lệ thuế phải nộp/ doanh thu; chi phí/ doanh thu và đôi khi việc nhìn nhận, xem xét và đưa ra nhận định, đánh giá ngành nghề kinh doanh theo kinh nghiệm, mang tính chủ quan.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nhiều khi còn trùng lắp, thiếu tính đồng bộ và hệ thống: Mặc dù phương pháp kiểm tra thuế dựa trên cơ sở đánh giá mức độ vi phạm, mức độ gian lận của đối tượng nộp thuế để lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra thuế nhưng phương pháp phân tích rủi ro còn mang tính thủ công chưa chuyên sâu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trong quản lý; Việc phân loại doanh nghiệp chủ yếu dựa vào việc phân tích số liệu kê khai thuế của người nộp thuế và tình hình tuân thủ nghĩa vụ thuế của đơn vị, chưa tìm hiểu chính xác thông tin về hoạt động của doanh nghiệp như quy mô, ngành nghề, quy trình kinh doanh, chưa chú trọng nhiều đến việc phân tích báo cáo tài chính. Do đó, dẫn đến những rủi ro trong quá trình lập kế hoạch kiểm tra thuế như chọn những đối tượng chủ yếu có vi phạm hóa đơn, quy mô không

lớn, ngành nghề kinh doanh giản đơn,… làm cho hoạt động kiểm tra thuế chưa hiệu quả.

Cơ quan thuế chưa được giao chức năng khởi tố điều tra các vụ án vi phạm pháp luật về thuế mà đều phải chuyển qua cơ quan công an. Cơ quan công an lực lượng rất mỏng, không có hệ thống thông tin về thuế, thiếu chuyên môn về quản lý thuế, do đó điều tra rất chậm và kết quả rất hạn chế. Môi trường kinh tế - pháp luật - xã hội thì rất rộng, nhưng tác động đến cải cách hành chính thuế rõ nhất là việc cải cách hành chính chưa đồng bộ ở các ngành, lĩnh vực có liên quan đến thủ tục thuế như đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh, nền kinh tế còn dùng tiền mặt, thiếu kiểm soát thu nhập, xử lý pháp luật chưa nghiêm, ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật thuế của người dân chưa cao, hiểu biết về thuế còn hạn chế, khi mua hàng chưa có thói quen yêu cầu người bán hàng xuất hóa đơn… các nguyên nhân này sẽ làm phát sinh chi phí thủ tục về thuế cho các đối tương có liên quan, cho xã hội.

Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn thấp, chưa đồng bộ, thiếu tính hệ thống. Phần mềm các chương trình ứng dụng để thực hiện công tác phân tích hồ sơ khai thuế mặc dù đã được áp dụng tại chi cục thuế, tuy nhiên các chương trình này khi vận hành vẫn thường hay lỗi, hơn thế nữa một số chương trình khi Luật quản lý thuế có sửa đổi, hay một số thông tư, nghị định,.. thay đổi nhưng chương trình hỗ trợ vẫn chưa nâng cấp cho phù hợp với quy trình. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý thuế còn ở mức thấp, mới tập trung chủ yếu vào công việc quản lý về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ; đại bộ phận công việc quản lý thuế vẫn là thủ công, năng suất, hiệu quả quản lý thuế còn thấp dẫn đến hạn chế khả năng kiểm soát và quản lý thuế của cơ quan thuế.

Một số nguyên nhân khác: Trình độ hiểu biết về thuế ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của đại bộ phận nhân dân còn nhiều hạn chế ,chưa tạo được dư luận rộng rãi lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận về

thuế, thậm chí còn khá nhiều trường hợp thờ ơ. Việc tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn giải thích chính sách thuế chưa thường xuyên, liên tục để nâng cao tính tuân thủ, tự nguyện, nâng cao trách nhiệm pháp luật về thuế. Đa số doanh nghiệp làm ăn chân chính, nộp thuế đầy đủ. Nhưng cũng có không ít doanh nghiệp ý thức trách nhiệm xã hội chưa cao, do đó chưa tự giác trong nghĩa vụ thuế hoặc cố tình chậm nộp thuế, trốn thuế... Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm hoặc chưa chủ động tìm hiểu thông tin, chính sách thuế mới, trình độ của kế toán quá yếu nên thường khai sai, khai thiếu, nhiều trường hợp không thực hiện được chế độ phải ấn định thuế. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp chưa ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, nên chưa tiếp cận được phần mềm hỗ trợ khai thuế, chưa sử dụng hóa đơn tự in... Các nguyên nhân này phát sinh rất nhiều công việc đối với kế toán trong thực hiện các thủ tục hành chính thuế, làm tăng gánh nặng cho doanh nghiệp và cho cả cơ quan thuế, nhất là khi quy mô kinh doanh phát triển. Ngoài ra, do phần đông các doanh nghiệp thực hiện kế toán thường chủ yếu đối phó với cơ quan thuế, chưa đề cao tầm quan trọng của báo cáo tài chính, số liệu trên báo cáo tài chính không phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế một nhân viên kế toán có thể làm việc cho nhiều doanh nghiệp nên việc ghi chép số sách kế toán còn thiếu và yếu. Đối với các cơ quan chức năng và tổ chức có liên quan: Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức và chưa thực sự coi công tác thuế là nhiệm vụ của địa phương mình. Việc tổ chức cập nhật, thu thập thông tin, chứng cứ, đánh giá phân tích tài liệu kê khai, báo cáo tài chính của doanh nghiệp trước khi tiến hành kiểm tra tại đơn vị chưa sâu, còn chung chung, không phát hiện được các dấu hiệu vi phạm từ đó lập đề cương kiểm tra thuế rập khuôn giữa các doanh nghiệp, không có trọng tâm nội dung kiểm tra thuế cụ thể nên công tác kiểm tra thuế không mang lại hiệu quả cao. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và văn phòng làm việc của cơ quan thuế còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Thiếu diện tích phòng

làm việc, bố trí văn phòng trụ sở còn chưa hợp lý để tiến hành làm việc tại trụ sở cơ quan thuế. Vẫn còn một số cán bộ làm công tác kiểm tra thuế còn hạn chế về mặt phân tích hồ sơ thuế và phân tích báo cáo tài chính, chưa có kinh nghiệm trong kiểm tra thuế, chưa cập nhật kịp thời chính sách thuế cũng như chế độ kế toán; trình độ kiểm tra thuế chưa tương xứng đối với các doanh nghiệp quy mô lớn, đa ngành nghề.

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ

HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện tân sơn (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)