Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý thu chi ngân sách huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 86)

5. Bố cục của Luận văn

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý thu chi ngân sách huyện

3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách chưa được cụ thế hóa.

- Một số chế độ chi, định mức ngân sách để làm căn cứ chỉ tiêu và kiểm soát chi đối với các đơn vị sử dụng ngân sách còn chưa kịp thời, đồng bộ. Ngoài ra Các định mức, tiêu chuẩn, chế độ Nhà nước ban hành chưa đầy đủ, không phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

- Ảnh hưởng suy thoái kinh tế, thu cân đối không đạt kế hoạch giao đầu năm. Theo quy định giảm thu thì giảm chi tương ứng, do vậy trong công tác

điều hành chi ngân sách theo dự toán được giao gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng một số nhiệm vụ phát sinh đột xuất trên địa bàn.

Các chính sách, các quy định của nhà nước còn có những bất cập; đặt biệt trong việc lập, quyết định và phân bổ ngân sách, như: Phân bổ ngân sách cấp dưới phải phù hợp với ngân sách cấp trên theo từng lĩnh vực và khi tổng hợp chung phải đảm bảo định mức do Hội đồng nhân dân thông qua.

Các nguồn thu ít, không chủ động về ngân sách. Trong khi đó nhu cầu chi rất lớn.

Sự biến động của thị trường giá cả; ảnh hưởng của nghị quyết 11; nghị quyết 13 của Chính phủ.

Một số chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác quản lý tài chính chưa được kịp thời.

3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Trình độ phẩm chất năng lực của cán bộ quản lý ngân sách nhà nước chưa theo kịp được yêu cầu nhiệm vụ mới.

- Công tác quản lý điều hành thu, chi ngân sách tại một số xã trên địa bàn huyện gặp khó khăn do trình độ năng lực ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa.

- Công tác kiểm tra quản lý ngân sách cấp xã chưa được thực hiên thường xuyên kịp thời.

- UBND huyện rà soát các khoản chi đã bố trí trong dự toán nhưng chưa thực sự cấp bách để cắt giảm hoặc lùi, dãn thời gian thực hiện để tương ứng với nguồn thu hiện có.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của UBND huyện còn hạn chế; sự quyết liệt trong chỉ đạo điều hành chưa thường xuyên, thông thường chỉ quan tâm chỉ đạo khi việc thu ngân sách đạt thấp so với cùng kỳ, so với kế hoạch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Việc tham mưu của phòng Tài chính- kế hoạch chưa thực hiện tốt, còn hạn chế. Nhiều khi lãnh đạo UBND huyện còn phụ thuộc quá nhiều vào tham mưu của phòng Tài chính- kế hoạch, mà thực tế số ít cán bộ phòng Tài chính - kế hoạch còn hạn chế về chuyên môn, dẫn đến có hiện tượng chủ quan trong việc phân bổ các nguồn kinh phí.

Sự phối kết hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc quản lý thu, chi ngân sách chưa thực sự chặt chẽ trong việc quản lý ngân sách.

Trình độ, phẩm chất năng lực của cán bộ quản lý ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Quản lý ngân sách còn thiếu kiên quyết, nghiêm minh trong việc xử lý vi phạm chính sách chế độ, vẫn còn việc chi tiêu lãng phí, kém hiệu quả, đặc biệt trong việc chi đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản công.

Việc công khai tài chính chỉ mang tính hình thức, chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nhưng cũng không có sự nhắc nhở, xử lý.

Hội đồng nhân dân huyện chưa thực sự làm tốt công tác giám sát đối với ngân sách nhà nước, nhiều các báo cáo về công tác tài chính do UBND huyện trình HĐND huyện xem xét, phê duyệt theo sự đã rồi. số liệu của UBND huyện trình thường thay đổi vào giờ chót, gây khó khăn cho việc thẩm tra, giám sát của HĐND huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 86)