Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ngân sách huyện,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 104 - 106)

5. Bố cục của Luận văn

4.2.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ngân sách huyện,

huyện, xã, thị trấn

*) Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc lập dự toán thu, chi NSNN

- Hoàn thiện mối quan hệ phối họp và phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cơ quan tham gia vào quá trình kiểm tra NS từ khâu lập, chấp hành và quyết toán NS, tức là kiểm tra trước, kiểm tra trong thực hiện và kiểm tra sau.

- Cải tiến kiểm tra, thanh tra việc lập dự toán thu, chi NSNN do cơ quan Tài chính các cấp đảm nhận về đảm bảo các yêu cầu, căn cứ và trình tự xây dựng dự toán theo luật định. Trong đó, đặc biệt quan tâm 2 khâu trọng yếu: Khâu hướng dẫn và số thông báo kiểm tra về dự toán ngân sách phải thật cụ thể và khâu xét duyệt dự toán phải thực sự chặt chẽ, khách quan giải quyết căn cơ các vấn đề chưa được đồng thuận giữa các cơ quan tham gia lập dự toán NS.

- Hoàn thiện các văn bản pháp quy trong lĩnh vực kiểm tra, thanh tra để nâng cao tính hiệu quả trong phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm kỷ luật về quản lý NS.

- Xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp gây thất thoát các khoản thu, tài sản Nhà nước, các hiện tượng lãng phí trong chi tiêu; hoặc cấp phát và chi tiêu vốn NS không đúng mục đích.

- Khen thưởng thích đáng và xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với các hành vi phạm pháp trong hành thu và vi phạm kỷ luật trong chi tiêu NS.

*) Cải tiến kiểm tra, thanh tra quá trình chấp hành NSNN

- Cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước thường xuyên kiểm tra, đối chiếu theo tiến trình chấp hành NS về chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành, tính hợp pháp, hợp lệ các chứng từ,… đặc biệt là hiệu quả và tiết kiệm trong chi tiêu NSNN.

- Cơ quan Tài chính, Thuế phối họp với KBNN cùng cấp rà soát, đối chiếu tất cả các khoản thu, chi NSNN từ ngày 01 tháng 01 đến hết 31 tháng 12 bảo đảm các khoản thu, chi NSNN được hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng mục lục NSNN. Đồng thời, tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản chi tiêu của đơn vị dự toán.

- Việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán quyết toán NSNN phải đảm bảo tính trung thực và đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh những sai phạm, tiêu cực trong quản lý thu, chi NSNN và khen thưởng kịp thời việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả kinh phí NSNN, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

*) Áp dụng các hình thức kiểm tra linh hoạt và hiệu quả

Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ, quy chế tự kiểm tra nhằm đảm bảo mở rộng đối tượng tham gia, thanh tra, kiểm tra toàn diện các lĩnh vực đối với các đơn vị thụ hưởng NSNN. Do phần lớn các sai phạm về tài chính là do quần chúng phát hiện hoặc từ nội bộ các đơn vị mà có, nên cần thu thập nguồn thông tin từ quần chúng để phát hiện và tiến hành kiểm tra, thanh tra. Bên cạnh đó có 2 cơ quan chức năng chuyên môn thanh tra, kiểm tra thường xuyên là cơ quan Tài chính và cơ quan Kho bạc Nhà nước. Vì vậy trong kiểm tra thường xuyên các cơ quan chức năng có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra khác chỉ nên phối họp thanh tra, kiểm tra theo chuyên môn cần thiết cho quá trình quản lý. Việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

khen thưởng cho các đơn vị trực tiếp thụ hưởng NSNN, sử dụng NS tiết kiệm, hiệu quả cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần hạn chế sai phạm cần được tiến hành kịp thời. Đồng thời, xử lý vi phạm nghiêm minh, minh bạch cũng góp phần hạn chế các sai phạm ở đơn vị thụ hưởng NSNN.

*) Khen thưởng và xử lý kịp thời vi phạm trong quản lý NSNN

Nhằm đảm bảo tính trung thực, lành mạnh và hiệu quả trong công tác quản lý thu, chi NSNN của các cấp ngân sách và việc quản lý, sử dụng kinh phí NSNN ở các cơ quan, đơn vị Hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội,… thì việc khen thưởng và xử lý kịp thời các hiện tượng vi phạm trong quản lý, điều hành NSNN phải thực hiện nghiêm túc và luôn luôn chú trọng, sẽ động viên tinh thần, trách nhiệm của cán bộ quản lý NSNN, ngăn ngừa sai phạm; nhằm góp phần tích cực cho việc đẩy mạnh ý thức, trách nhiệm và hiệu quả trong quản lý thu - chi NS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 104 - 106)