Đối với tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 112)

5. Bố cục của Luận văn

4.3.2. Đối với tỉnh Thái Nguyên

- Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác lập dự toán, giao cho kế hoạch thu chi ngân sách. Cụ thể: Khắc phục việc phân bổ kinh phí hành chính theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

đầu người, không tính đến đặc thù của đơn vị; Phải đảm bảo phát huy quyền chủ động của các huyện, thành phố, thị xã đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của dự toán ngân sách để có sự trợ cấp cân đối hợp lý; Giao chỉ tiêu ngân sách chậm nhất trong tháng 12 hàng năm.

- Đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp thu, chi ngân sách cho các huyện, thành phố, thị xã nhất là các khoản đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn.

- Đầu tư cơ sở vật chất về công nghệ, thông tin để đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý ngân sách được đúng tầm, tạo ra sự đồng bộ, thống nhất nhanh trong số liệu thu, chi giữa các ngành Tài chính - Kho bạc - Thuế đáp ứng được theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền cũng như phục vụ cân đối ngân sách trên địa bàn huyện.

- Tỉnh cần tăng cường hướng dẫn, định kì kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn về chính sách, chế độ đối với cán bộ làm công tác quản lý tài chính ở các huyện,thành phố, thị xã, các xã phường, thị trấn.

KẾT LUẬN

Quản lý ngân sách Nhà nước gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước trong từng thời kì. Điều này chứng tỏ các khoản thu - chi của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương và đất nước. Hoàn thiện công tác quản lý hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước là tất yếu, đó là một quá trình lâu dài và sẽ gặp không ít khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của từng cá nhân, từng cơ quan, đơn vị và từng xã thị trấn thuộc huyện.

Thông qua ngân sách, Nhà nước huy động các nguồn lực xã hội, phân phối và sử dụng cho nhu cầu phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước. Vì vậy việc củng cố, lành mạnh hóa hệ thống tài chính quốc gia, hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước nói chung và của huyện Phú Lương nói riêng trong thời kỳ mới.

Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn được trình bày trong luận văn từ đó đề ra những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lú thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Phú Lương trong thời gian tới cho phù hợp hơn, cụ thể là:

+ Quản lý nguồn thu tập trung vào ngân sách huyện.

+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi ngân sách huyện. + Hoàn thiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp.

+ Đổi mới quy trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý kịp thời vi phạm trong quản lý ngân sách Nhà nước.

+ Tăng cường, chấn chỉnh quản lý thu, bồi dưỡng thu, khuyến khích tăng thu. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý ngân sách Nhà nước .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính (2003), Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện quyển I, NXB Tài Chính, Hà Nội, 2003.

2. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 114/2003/BTC ban hành ngày 28/11/2003 Hướng dẫn công tác lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán quyết toán nguồn vốn NSNN, Nxb Tài chính, Hà Nội.

3. Chi cục thống kê huyện Phú Lương (2013), Niên giám thống kê huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên năm 2013.

4. Đặng Văn Du, Nguyễn Tiến Hanh (2010), Giáo trình quản lý chi Ngân sách Nhà Nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.

5. Học viện Tài chính (2003), giáo trình lý thuyết tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.

6. Đinh Tích Linh (2003), Những điều cần biết về ngân sách nhà nước để thực hiện Luật ngân sách mới, Nxb Thống kê, Hà Nội.

7. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17-10-2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

8. Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật ngân sách nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Sở GDĐT Hà nội (2006), Giáo trình quản lý ngân sách Nhà nước, NXB Hà Nội 2006, chủ biên: Th.S Phương Thị Hồng Hà

10. UBND huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (2012, 2013, 2014), Báo cáo dự toán thu, chi ngân sách địa phương huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (năm 2012, 2013, 2014)

11. Ủy ban nhân dân huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (2014), Báo cáo “Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

12. UBND huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (2012, 2013, 2014), Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách địa phương huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (năm 2012, 2013, 2014)

13. Website của Bộ Tài chính, http://www.mof.gov.vn

14. Website của Tạp chí tài chính, http://www.tapchitaichinh.vn

15. Website của Thời báo kinh tế Việt Nam, http://www.vneconomy.vn 16. Website tỉnh Thái Nguyên http://www.Thainguyen.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 112)