5. Bố cục của Luận văn
2.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích chủ yếu
- Nhóm chỉ tiêu về thu ngân sách.
+ Thu ngân sách trên địa bàn: Thu trong cân đối (thu nội địa: Thu từ xí nghiệp quốc doanh trung ương, thu từ xí nghiệp quốc doanh địa phương, thu từ xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ khu vực công thương nghiệp và ngoài quốc doanh, thu lệ phí trước bạ, thu phí, lệ phí, thu chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu từ ngân sách khác; Thu xuất nhập khẩu).
+ Thu theo sắc thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân, thu phí và lệ phí, thu tiền sử dụng đất, thu khác.
+ Thu theo ngành kinh tế quốc dân: Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Du lịch, Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Ngư nghiệp.
- Nhóm chỉ tiêu về chi ngân sách:
+ Chi trong cân đối: Chi thường xuyên (chi sự nghiệp kinh tế, chi phát triển nông nghiệp và nông thôn, chi sự nghiệp văn hoá thông tin, chi sự nghiệp giáo dục, chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp bảo trợ xã hội, chi quản lý hành chính, chi an ninh quốc phòng, chi bổ sung ngân sách xã, chi dự phòng, chi khác); Chi đầu tư phát triển.
+ Chi quản lý qua ngân sách. + Tạm ứng chi ngoài ngân sách.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU - CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Đặc điểm của huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý: Phú Lương là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của
tỉnh Thái Nguyên có đường quốc lộ 3 chạy qua huyện với chiều dài 38km. Với tổng diện tích tự nhiên là 369,34 km2 gồm thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên và 14 xã.
Phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Bắc giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn, phía Đồng giáp với huyện Đồng Hỷ, phía Nam giáp với thành phố Thái Nguyên.
Là một huyện có địa hình tương đối phức tạp và nhiều đồi núi dốc. Vì vậy đây là một trong những khó khăn của huyện trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông vân tải.
- Khí hậu: Phú Lương có điều kiện khí hậu đa dạng mang đậm tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm đực trưng của khí hậu Việt Nam. Với hai mùa trong năm: mùa nóng ẩm (từ tháng 4 - tháng 10) nhiệt độ trung bình 25-27o
C, mùa đông khô hạn và giá lạnh (từ tháng 10-tháng 4 năm sau) nhiệt độ trung bình 10-18oC đôi khi xuống 4-5oC. Lượng mưa trong năm tương đối lớn, chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9. Độ ẩm không khí vào mùa mưa trung bình từ 80-85%, còn mùa khô 12-15%.
- Thủy văn: Huyện có mạng lưới sông, suối, ao hồ tuy nhỏ nhưng khá
phong phú chạy dọc qua 5 xã (Yên Đồ, thị trấn trấn Đu, Phấn Mễ, thị trấn Giang Tiên, Cổ Lũng), với 4 xã (Phú Đô, Vô Tranh, Tức Tranh, Sơn Cẩm) nằm ben sông Cầu - là con sông quan trọng nhất bắt nguồn từ Bắc Kạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Các nguồn tài nguyên:
Phú Lương có ba loại đất chính: đất fe-ra-lít vàng đỏ trên phần thạch sét, đất fe-ra-lít mầu vàng nhạt trên đá cát và đất nâu đỏ trên đá mácmabazơ và trung tính tương đối phù hợp để trồng cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu là các cây chè, cà phê, cây ăn quả và bố trí sản xuất theo hướng nông - lâm kết hợp. Ba loại đất này chiếm trên 50% tổng diện tích tự nhiên của huyện.
Trong lòng đất Phú Lương có nhiều khoáng sản. Than có ở các xã Phấn Mễ, Sơn Cẩm. Than Phấn Mễ rất nhiều chất bay hơi, có giá trị cao. Từ năm 1905 thực dân Pháp đã tiến hành thăm dò và sau đó tiến hành khai thác than ở Phấn Mễ một cách ồ ạt. E.Chinad viết trong Tiểu chí Thái Nguyên “Trung bình có 2.000 tấn được xuất ra ngoài tỉnh mỗi tháng”. Than ở xã Động Đạt có trữ lượng khoảng 40 vạn tấn. Đất cao lanh ở các xã Cổ Lũng, Phấn Mễ, trữ lượng khoảng 2 triệu tấn, điều kiện khai thác tương đối thuận tiện.
Rừng là tài nguyên, là lợi thế lớn của huyện Phú Lương nói riêng, của tỉnh Thái Nguyên nói chung. Những năm qua huyện đã đầu tư nhiều cho công tác quản lý, phát triển và khai thác tài nguyên rừng.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: công tác quản lý đất đai, tài nguyên rừng và khoáng sản tại một số xã, thị trấn chưa chặt chẽ, dẫn đến việc người dân sử dụng đất sai mục đích; tình trạng khai thác rừng, cát, sỏi trái phép.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Nông nghiệp trồng lúa nước chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế huyện Phú Lương. Ngoài ra, người dân trên địa bạn huyện còn trồng các loại cây lương thực và hoa màu khác như: ngô, khoai, sắn, lạc, đỗ tương. Trồng cây công nghiệp như: cây chè - Đây là loại cây có vị trí chủ đạo trong nền kinh tế Phú Lương. Phú Lương là huyện có diện tích trồng chè lớn thứ 2 trong tỉnh Thái Nguyên (sau huyện Đại Từ), không những thế chè Phú Lương còn
nổi tiếng về chất lượng. Quan tâm chỉ đạo mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng, giá trị chế biến và sản xuất chè theo quy trình VietGap, chăm sóc 250 ha trồng mới, trồng thay thế; cấp 298 ha/270 ha = 110% KH giống chè trồng
mới, trồng lại. Sản lượng chè búp tươi ước đạt 40.020 tấn. Theo niên giám thống kê 2013 của huyện Phú Lương Tổng giá trị sản
phẩm trồng trọt đạt 64 tỷ đồng/ha đất nông nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt (thóc, ngô) đạt 41.081 tấn trong đó sản lượng lượng thóc đạt 35.130 tấn.
Ngoài trồng trọt, nhân dân Phú lương còn đẩy mạnh chăn nuôi gia súc như: trâu, bò, lợn gà, vịt,… để cung cấp nguồn thực phẩm, sức kéo và phân bón cho đồng ruộng. Trong chăn nuôi ngành cá phát triển nhất tại Cổ Lũng. Cùng với đó, Phú Lương còn đẩy mạnh việc trồng câu lâu năm nhằm cung cấp cho ngành công nghiệp trong và ngoài tỉnh như: gỗ, tre, nứa,… Số liệu theo niên giám thống kê 2013 của huyện cho thấy tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện là 867.918 con.
Phú Lương là huyện có nhiều nghề thủ công, giỏi nghề đan lát, đồng bào Tày ở các xã như Ôn Lương, Hợp Thành, Phủ Lý; đồng bào Sán Dìu ở các xã Cổ lũng, Vô Tranh giỏi các nghề làm trống, sản xuất gạch ngói.
Thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, phấn đấu tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, TTCN trong cơ cấu kinh tế chung của huyện, UBND huyện đã phối hợp đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật, vận động các cơ sở công nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư đưa sản phẩm vào siêu thị và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển, đôn đốc việc hoàn thiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 2 cụm công nghiệp Sơn Cẩm và Đu-Động Đạt; hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ đăng ký sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên, trong năm đã cấp 831 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ cá thể, 04 hợp tác xã; tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước thực hiện cả năm đạt 312,4 tỷ đồng = 107,7% KH tỉnh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
100,7% KH huyện; thẩm định các tiêu chí để công nhận cho 04 làng nghề chè tại các xã Tức Tranh, Vô Tranh và Yên Lạc, lập danh sách các làng nghề đề nghị công nhận trong năm 2015.
Hoạt động thương mại, dịch vụ từng bước phát triển, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của huyện, tăng cường công tác quản lý nhà nước về thị trường, quản lý và phát triển các chợ trên địa bàn; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện cả năm đạt 897,8 tỷ đồng = 98,66% KH huyện.
Theo báo cáo của huyện Phú Lương, sản lượng lương thực cây có hạt năm 2014 đạt gần 45.000 tấn, bằng trên 113% kế hoạch; tổng thu cân đối ngân sách đạt trên 49 tỷ đồng, bằng 109% kế hoạch; giảm tỷ lệ hộ nghèo ước đạt 2,5%; tạo việc làm mới cho trên 1.300 lao động, bằng trên 85% kế hoạch...
3.1.2.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội
*) Về xã hội
Theo số liệu thống kê của huyện Phú Lương đến hết năm 2013, Phú Lương có 106.856 người, mật độ 290 người/km2. Sinh sống trên địa bàn huyện là 8 thành phần dân tộc chính, trong đó dân tộc kinh chiếm hơn một nửa, tiếp đến là các dân tộc Tày, Nùng, Sán Chỉ, Sán Dìu, Dao, H’Mông và người Hoa.
Bảng 3.1: Thống kê các dân tộc ở huyện Phú Lƣơng - Thái Nguyên STT Dân tộc Số ngƣời Tỷ lê % so với tổng dân số
1 Kinh 62580 58,56 2 Tày 21290 19,92 3 Sán Chỉ 10400 9,73 4 Nùng 4810 4,50 5 Sán Dìu 4704 4,40 6 Dao 2494 2,33 7 H'Mông, Hoa 578 0,54
Cư dân Phú Lương có rất nhiều lễ hội trong năm như: tết nguyên đán, lễ hội khai xuân, cầu mùa, tết thanh minh, lễ thượng điền, lễ hạ điền… tùy theo mỗi xóm có một ngày hội chính.
*) Về văn hóa
- Giáo dục và đào tạo
Trong năm 2014, thực hiện nghiêm các chỉ thị, kế hoạch của Bộ giáo dục, ngành giáo dục đào tạo huyện đã bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên theo năng lực, đổi mới phương pháp dạy và học, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, phát triển mạng lưới trường, lớp; triển khai thực hiện đồng bộ các chương trình, các cuộc vận động về giáo dục, chất lượng giáo dục dần được nâng cao; công tác phổ cập giáo dục ở các cấp học được thực hiện và duy trì tốt, đến nay huyện đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, 16 xã, thị trấn duy trì tốt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Tập trung đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia đến nay là 45/63 trường = 71,4%.
- Văn hóa - thông tin, truyền thanh - truyền hình
Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, duy trì phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tổ chức thành công hoạt động mừng đảng, mừng xuân, kỷ niệm các
ngày lễ lớn, đặc biệt là Lễ công bố và đón nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia “Múa Tắc Xình”, công tác quản lý hạ tầng thông tin, bảo tồn, bảo tàng các di tích lịch sử, phát triển lễ hội được chú trọng, tổng hợp kết quả bình xét các danh hiệu gia đình, làng bản, cơ quan văn hóa năm 2014, kết quả: Tỷ lệ đạt gia đình văn hóa đạt 86,4%, làng bản văn hóa 77%, cơ quan văn hóa 94,5%. Công tác truyền thanh, truyền hình cơ bản được đổi mới về nội dung, hình thức, việc tuyên truyền bám sát chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của huyện, hệ thống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
trạm truyền thanh, cụm loa cơ sở được sửa chữa kịp thời đảm bảo tính hiệu quả trong việc thu, phát sóng tại địa phương.
- Công tác y tế, dân số kế hoạch hoá gia đình
Duy trì tốt hoạt động khám chữa bệnh trên địa bàn, tổng số lượt khám chữa bệnh trong năm là 166.889 lượt người. Tăng cường kiểm tra hoạt động trong phòng, chống bệnh, đặc biệt là các dịch bệnh nguy hiểm và dịch bệnh theo mùa, kiểm tra hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn; thực hiện có hiệu quả chương trình, dự án trong công tác y tế, đặc biệt là dự án tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính;một số cơ sở y tế được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cấp trang thiết bị phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân gắn liền với Chương trình xây dựng nông thôn mới và thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về Y tế, đến nay đã có 05 xã được công nhận đạt chuẩn về Y tế (Sơn Cẩm, Yên Ninh, Yên Lạc, Yên Trạch, thị trấn Đu). Tổng số sinh năm 2014 là 1.936 trẻ (trong đó sinh con thứ 3 trở lên là 86 trẻ)
- Công tác chính sách xã hội
Được sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, MTTQ, đoàn thể và các đơn vị, công tác chính sách xã hội được thực hiện đầy đủ, góp phần hoàn thành và vượt các chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra. Trong năm, tổ chức tổng rà soát chính sách ưu đãi NCC, kết quả có 2.147/2.153 đối tượng được hưởng đúng chế độ (06 đối tượng chưa hưởng đầy đủ); thực hiện đúng quy định các chế độ chính sách cho đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em: Tổng số đối tượng người có công, bảo trợ xã hội được nhận trợ cấp thường xuyên là 5.080 người với tổng số tiền hơn 43,3 tỷ đồng, cấp được 48364 thẻ BHYT; cấp mới và điều chỉnh 1.256 thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi, quyết định trợ cấp tăng mới 1.005 đối tượng BTXH;
Tổ chức rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2014, kết quả tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,64% = 131% KH, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12,18% xuống còn 9,54%.
Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề phi nông nghiệp năm 2014, làm tốt công tác quản lý lao động và giới thiệu việc làm, tạo việc làm mới cả năm là1.897 người = 123,2% KH, đào tạo nghề cho lao động nông thôn được 22 lớp = 703 học viên = 64% KH.
Các chương trình, chính sách dân tộc đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo chung của toàn huyện, một số chương trình có hiệu quả cao như: Chương trình 135, chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất
Với những điều kiện thuận lợi và cấp thiết trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vì vậy cần có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, sự điều hành của UBND huyện cùng với sự phối hợp giữa các phòng, ban, ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân các dân tộc trong toàn huyện để thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
3.2. Thực trạng công tác quản lý thu chi ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý ngân sách trên địa bàn huyện
3.2.1.1. Về tổ chức bộ máy quản lý ngân sách
Ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phú Lương được quản lý tại phòng tài chính kế toán huyện Phú Lương.
Phòng tài chính kế hoạch huyện Phú Lương là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý điều hành thu - chi ngân sách địa phương theo luật ngân sách. Phòng thực hiện theo chức năng và nhiệm vụ được giao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Trình UBND huyện ban hành các văn bản triển khai thực hiện chính sách, chế độ và pháp luật về lĩnh vực tài chính trên địa bàn huyện.
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND xã, thị trấn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, xây dựng dự toán ngân sách huyện theo chỉ đạo của UBND Tỉnh và hướng dẫn của sở Tài chính trình